Những điều lưu ý khi xem nhà
Người Mua xem nhà để có đánh giá sơ khởi. Còn chi tiết kỹ thuật cần phải nhờ đến Home Inspector hay Structural Professional Engineer.
- Vị trí: Người Mua nên tự đi xem bên ngoài nhà trước khi hẹn xem trong nhà. Nên lưu ý:
- Nhà không gần khu kỹ nghệ, garage sửa xe, đường xe lửa hay xa lộ vì ồn ào và ô nhiễm.
- Nhà nên xa đường dây điện cao thế, mặc dù chưa chứng minh được ảnh hưởng của từ trường dòng điện lên sức khỏe con người.
- Nhà nên xa ngã tư để lái xe ra vào dễ dàng, nhất là nếu ở trên đường chính nhiều xe.
- Nhà không ở giữa hay chân dốc, hoặc ở ngay bên sườn đồi, vì khi mưa, nước nhà hàng xóm chảy qua nhà này, nếu nước không thoát đi mà đọng lại chung quanh, rất dễ thấm vào tầng hầm.
- Nhà không ở chân đồi mà trên có park hay đường đi lại, ngoài nguy cơ thấm nước, còn dễ bị trẻ con quậy phá, mà khó ngăn chặn được.
- Nhà không ở trên triền dốc của sông suối, nếu bị trôi đất, sẽ hư hỏng kết cấu nhà..
- Nhiều người còn không thích nhà có cột đèn, cột nước chữa cháy ở trước nhà hoặc nhà ở ngã ba hay vòng xoay có đường đâm thẳng vào cửa chính nhà, hoặc có mặt trước là park nhỏ hay vườn chơi
- Cây có đường kính lớn hơn 30 cm không được tự cắt bỏ, dù rễ cây có thể làm hư ống nước thải hoặc làm basement vô nước.
- Bên ngoài:
- Đường dẫn vào nơi đậu xe dốc lên hay xuống qúa, hẹp qúa cũng khó khăn lái xe ra vào.
Ngòai ra, cũng cần lưu ý đến tình trạng phần dùng chung với hàng xóm (đường xe), cùng vị trí, loại, cỡ của hàng rào liệu có gì bất bình thuờng. Nhiều khi cũng có kiện cáo về ranh giới giữa hai nhà.
- Đất khắp chung quanh nhà phải có độ dốc cho nước mưa chảy ra, không trồng cỏ cây sát nhà. Nước mưa phải không chảy vào cống ngầm. Nếu không, tầng hầm dễ bị thấm nước.
- Bên ngoài phải xem móng nhà có bị rạn nứt ( miệng, chiều dài, vị trí vết nứt). Tường bao che thường nứt bậc thang từ góc dưới cửa sổ, cửa đi. Nếu các vết nứt móng và tường này đã cũ, đã ổn định thì không nguy hại bằng các vết nứt còn mới (màu tươi hơn chung quanh) hoặc còn đang tiếp tục nứt thêm hoặc miệng vết nứt mở rộng từ nhỏ rồi lớn dần ra xa.
- Nứt rộng do móng bị lún, thường không sửa chữa được. Nếu vết nứt mới, cần phải nhờ Kỹ Sư xem xét tình trạng kết cấu nhà.
- Các mạch vữa cũ thường bị mục, vỡ bong ra, có thể trám lại.
- Nếu trên tường có những lỗ đường kính từ 2 đến 3 cm, cách khỏang 25 đến 30cm, là UFFI đã được bơm vào ( năm 1975-1978) làm chất cách nhiệt. Chất này khi ẩm, bốc mùi formaldehyde không lợi cho sức khỏe. Khi phá bỏ, bụi nguy hiểm ,nên cần có thợ với dụng cụ chuyên nghiệp. Nên nhiều người không dám mua.
- Mái nhà có bị võng xuống,( nhà cũ, sửa tốn nhiều tiền). Tấm lợp có cong vênh, sần sùi, hở, mục. ( thường phải thay sau 25 năm). Máng xối cong vênh, móp méo.
- Tình trạng bên ngoài của cửa đi, cửa kéo, và các cửa sổ
- Xem kỹ bề ngoài tường, như khác màu gạch, loại gạch...nếu có các phần làm thêm, thì khi hợp đồng phải yêu cầu có tòan bộ hồ sơ xây dựng (giấy phép, biên bản, nghiệm thu...) để không gặp khó khăn hay tốn tiền thêm sau này.
- Bên trong nhà:
- Cách bố trí các phòng (thuận tiện, hợp ý), diện tích các phòng to/nhỏ, số phòng vệ sinh
- Tình trạng trong nhà bếp, phòng khách, phòng ăn, các phòng ngủ: trần và vách bị mốc, thấm nước, nứt; sàn cong vênh, nghiêng một bên (sửa tốn nhiều tiền), sàn kêu cót két, thảm tốt/cũ
- Tình trạng tủ bếp, bếp lò, tủ lạnh, máy rửa chén
- Cấp nước mạnh/ yếu, thoát nước nhanh/nghẹt.
- Máy hút khói từ bếp có đường ống thoát ra hay chỉ thấm vào trong máy (bếp ở phía giáp hai nhà liên kế, thường không thoát khói được).
- Có cửa để cô lập nhà bếp, tránh mùi ra khắp nhà.
- Tình trạng các cửa đi, cửa sổ, kín/hở, đóng/mở có khó khăn, các rèm che…
- Trong tầng hầm:
- Đặc biệt xem kỹ tủ điện, cỡ ngắt điện chính phải từ 100A trở lên. Ống bao dây điện cỡ 1.25” trở lên là cho 100A. Ngắt điện tự động/cầu chì. Nhiều khi bảo hiểm yêu cầu phải dùng ngắt điện tự động.
- Dây đồng/nhôm(1964-1975), dây nhôm thường bị rỉ sét ngay đầu dây, dễ cháy nhà, và khó mua bảo hiểm. (phải mở tủ điện mới xem được, nên chờ Inpection). Knob and tube wiring trong các nhà cũ, trước năm 1930. Dây điện đơn , xuyên qua các cây gỗ kết cấu nhà trong các ống nhỏ bằng sành sự, và đỡ bằng các knob bằng sứ đóng vào trần, vách... Bảo hiểm cũng yêu cầu thay thế hệ dây điện này.
muanha/xemnha/Knob_and_tube_1930.jpg
- Lò sưởi: bao nhiêu năm (theo phiếu kiểm tra treo tại lò), trên 25 năm cần thay khác. Dùng gas/dầu/điện để đốt. Nếu dùng dầu thì xem bồn dầu nổi hay chìm trong đất. Nếu rò rỉ, ô nhiễm đất, chi phí làm sạch còn nhiều hơn giá căn nhà. Nhiều người không thích loại lò hơi dùng nước để đưa hơi nóng đi, nếu chuyển sang dùng gió nóng, phải lắp đặt ống gió, tốn cả chục ngàn nữa. Lò hơi nuớc phải được thơ chuyên môn kiểm tra an toàn và CO hằng năm: có ghi lại ngày đã kiểm tra. Nếu tiện, nhìn ngọn lửa lò, nếu màu xanh thi tốt, còn nếu màu vàng hay không cháy gọn gàng là do bộ trao đổi nhiệt bị lủng , khói thoát trộn lẫn vào hơi nóng truyền khắp nhà, làm ngộ độc carbon monoxy, phải thay ngay.
- Lò nước nóng: gas/điện.
- Kiểm tra bôn chung quanh vách và sàn tầng hầm xem có bị thấm nước ( sờ bằng tay), nứt, mốc, vết trắng. Nhiều khi không kiểm được nếu đã làm xong vách, trần hay đồ đạc che khuất.
- Garage: xem vách, mái, cửa, hệ mở cửa bằng điện...
- Sqft Đo chiều dài và rộng của căn nhà để tính sqft.
- Về bản đồ nhà đất, dù cũ, nếu có, Người Bán thường cho biết và giao lại cho Người Mua. Không có bản đồ này, nếu có tranh chấp về chủ quyền nhà, Title Insurance sẽ chi trả. Nhưng việc tranh chấp về đường xe chung, Tòa án sẽ xử cho tiếp tục dùng chung hay không lại tùy theo hệ thống đăng ký nhà đất. Nếu theo hệ mới là Land Titles System, như ở Toronto hiện nay, thì không bảo vệ quyền dùng chung này. Ở những nơi khác, vẫn còn theo hệ thống cũ Regitry System, công nhận quyền dùng chung, nên nếu đã chung trên 20 năm thì nay vẫn được tiếp tục.
- SPIS : nếu Người Bán không có SPIS ( Seller Property Information Statement), thì Người Mua nên hỏi thêm về những vấn đề sau:
Tổng quát
- Nơi bị hàng xóm lấn đất, nơi dùng nhờ hàng xóm (đường xe), nơi các công trình phụ (đường ống gas, điện, điện thoại, cable, nước xả…) chìm, nổi ngang qua lô đất. Nếu các easement này qúa lớn sẽ không tốt cho việc sử dụng lô đất sau này.
- Tranh cãi ranh giới với hàng xóm.
- Nhà có vi phạm zoning không?( thêm parking, garage, nhà kính, kho ..)
- Có chương trình trưng thu nhà đất, phát triển nhà, mở đường hay tăng chuyến xe lửa, hoặc rezoning nhà hàng xóm(xây thêm, thêm tầng...)
- Có lệnh cấm, ngăn cản gì về nhà này, ..
- Ống nước thải ngầm trong đất có bị nghẹt không?
.
- Có thuế đặc biệt, hay phụ thu nào bây giờ và mai sau?
- Có lệnh sửa chữa, thông báo, yêu sách... từ bất cứ cá nhân hay cơ quan nào không?
- Có hầm phân tự hoại không? Có giếng nước không
- Nhà này , hoặc khu này có phải là di tích lịch sử?
- Có hợp đồng thuê mướn hệ báo động, nồi nước nóng, lò sưởi...Có chuyển nhượng không?
- Các thiết bị kèm theo nhà có hư hỏng gì không?
- Tuổi của nhà và các phần xây thêm
- Trong qúa khứ và nay có khiếu kiện gì với Tarion, cơ quan bảo hiểm nhà mới.
- Hỏi xem nhà có người chết trong nhà ( bịnh, tự tử, án mạng…)
Môi trường
- Có vấn đề gì về môi trường, đất nhiễm độc, (hóa chất độc, xăng dầu), tại nhà này hay khu vực này không?
- Có gần khu đổ rác, phế liệu...?
- Có bị lụt, đất truồi, ... không?
- Có ở trong Khu bảo tồn thiên nhiên không
- Có hồ bơi, bồn dầu
- Hỏi xem nhà có bao giờ trồng cỏ hay không, năm nào.
Nâng cấp và kết cấu
- Kết cấu nhà có sao không?
- Đã có xây dựng thêm, sửa chữa gì? Giấy phép, giấy cho phép sử dụng ?
- Nhà có UFFI không ?
- Có gì không theo tiêu chuẩn Phòng Chữa Cháy, báo khói, báo khí độc?
- Lò sấy dùng củi có hợp pháp không?
- Lò sưởi và máy lạnh có vấn đề không?
- Nhà có bị ẩm, thấm nước không?
- Nhà có bị hư hại do gió, lửa, côn trùng, mối, mọt, kiến, loài gặm nhấm...
- Mái nhà có bị dột , hư chưa sửa. Tuổi của mái nhà?
- Hệ điện có vấ đề gì không? Dây nhôm? knob-and-tube
- Hệ thống ống nước có sao không?
- Có dùng ống mạ chi, kẽm không?
- Hồ bơi có vấn đề gì ?
- Hệ tưới cỏ hoạt động thế nào?
- Dưới thảm là gì ?
- Có báo cáo kiểm tra nhà ?
Nguyễn Viết Tốn
|