Nguyễn Andy Salesperson Cell: 416-894-8162 E mail: andy649@gmail.com |
Trang Nhà | Tìm Nhà | Thị trường | Kiểm Tra | Mortgage | Mua Nhà | Bảo hiểm | Chủ nhà nên biết | Bán Nhà | Tài Liệu Khác | Máy Tính | Liên Kết |
Các bài khác về Mua Nhà |
Tại sao phải cần mua bảo hiểm chủ quyền nhà?https://www.nguoi-viet.com/doi-song/tai-sao-phai-can-mua-bao-hiem-chu-quyen-nha/ Trićh từ báo Người Việt Aug 24, 2020 cập nhật lần cuối Aug 24, 2020 (realtytimes.com) – Bảo hiểm chủ quyền thực ra là một chính sách bảo hiểm nhưng chỉ cần thiết khi tài trợ việc mua nhà hoặc tái tài trợ một món vay mua nhà. Đối với một số trường hợp tương đối ít, một người vẫn có thể vay một món tiền mua nhà, ý niệm và ích lợi của bảo hiểm chủ quyền có thể xa lạ đối với vài người. Ngoài ra, không phải chỉ có một loại hợp đồng bảo hiểm chủ quyền. Bảo hiểm chủ quyền là một hình thức của chính sách bồi thường nhằm bảo vệ những nhà cho vay và những người mua để tránh thiệt hại tài chánh do sai sót trong báo cáo chủ quyền. Bảo hiểm chủ quyền bảo đảm cho chủ nhân căn nhà mới làm chủ căn nhà thực thụ theo luật pháp. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)Quyền sở hữu là một hồ sơ công cộng về chủ quyền bất động sản. Nếu bạn hiện là chủ nhà, bạn có thể duyệt qua hợp đồng bảo hiểm chủ quyền của bạn và sẽ biết ai đã làm chủ bất động sản đó và vào thời gian nào. Đôi khi những hồ sơ này có thể đi ngược thời gian vài trăm năm. Danh sách những người mua và người bán sẽ được thấy trong báo cáo chủ quyền, từ đó cho đến người chủ hiện nay. Tuy nhiên, có những trường hợp đã chuyển quyền sở hữu nhưng không được thực hiện đúng cách. Trường hợp đó được gọi là một sai sót. Ngoài ra còn có hợp đồng bảo hiểm của chủ nhà nhằm bảo vệ phần tài sản căn nhà thuộc về người mua. Tùy theo thông lệ của khu vực, thường người bán sẽ trả lệ phí cho hợp đồng bảo hiểm này. Hợp đồng bảo hiểm của chủ nhà có hiệu lực miễn là người chủ còn làm chủ căn nhà. Loại chính sách khác có hiệu lực cho đến khi món thế chấp được trả hết. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào một thí dụ. Giả sử một cặp vợ chồng mua căn nhà đầu tiên của họ. Họ nộp đơn vay một món thế chấp, được chấp thuận và chẳng bao lâu sẽ dọn nhà. Họ dọn vào được vài tháng và có tiếng gõ cửa. Họ mở cửa và một người giao một bức thư bảo đảm nói rằng với tư cách người chủ mới họ không làm chủ căn nhà một cách hợp pháp, người gửi thư mới thực sự là chủ nhà. Bức thư nói rằng khi cặp vợ chồng trước cùng mua nhà, sau đó họ ly dị. Bản án ly hôn đã không xóa hoàn toàn một bên khỏi hồ sơ công cộng và cá nhân đó vẫn là một bên có liên quan. Các vấn đề khác có thể là các vấn đề chưa được báo cáo liên quan đến quyền sở hữu trước đây. Một sai lầm đơn giản trong việc nộp hồ sơ công cộng có thể góp phần gây ra các vấn nạn. Giả mạo là một hành vi khác khi một bên ký thỏa thuận một vụ mua bán và sử dụng chữ ký của bên kia. Có thể có một người anh em họ đã thất lạc từ lâu được liệt kê như một người thừa kế bất động sản và có thể đòi quyền sở hữu. Trong tất cả những trường hợp này, bảo hiểm chủ quyền bảo vệ nhà cho vay và người chủ mới. Đôi khi một hợp đồng được cung cấp để “bảo hiểm xung quanh” một đặc điểm nào đó của bất động sản. Điều này có thể xảy ra khi người ta phát hiện ra rằng bất động sản của bạn cho thấy hàng rào thực sự lấn một foot vào bất động sản của hàng xóm. Đây được gọi là một sự xâm lấn và trong trường hợp xảy ra tình huống như vậy, bảo hiểm chủ quyền vẫn có thể được cấp bằng cách cắt bớt một foot và khu vực đó không được bảo hiểm về chủ quyền. Thông thường, đây không phải là một vấn đề khó khăn nhưng sẽ cần được giải quyết. Bảo hiểm quyền sở hữu, giống như bất kỳ loại hợp đồng bảo hiểm nào khác, hơi “khô khan” và khiến một số người đọc cảm thấy nhàm chán. Tuy nhiên, bên trong chính sách đó là vài sự kiện rất quan trọng về lịch sử chuyển nhượng và quyền sở hữu của bất động sản. Trong khi bạn có thể không cần đọc toàn bộ chính sách khi dọn vào, nhưng bạn cần được cảnh giác nếu có sai sót. (N.N) [kn] Bảo hiểm chủ quyền nhằm bảo vệ người mua nhà(RealtyTimes) – Khi mua một căn nhà, có thể bạn thấy một khoản đặc biệt mà bạn không biết rõ: bảo hiểm chủ quyền. Bảo hiểm chủ quyền hay bảo hiểm bằng khoán có thể khó hiểu đối với những người không hoạt động trong kỹ nghệ địa ốc. Ở mức độ căn bản nhất, bảo hiểm chủ quyền bảo đảm rằng bạn là người chủ mới của bất động sản và rằng bất động sản đó không có những cản trở nào khác. Bằng khoán có thể cực kỳ phức tạp Bạn có thể nghĩ rằng rõ ràng người làm chủ một bất động sản là ai – nhưng trên phương diện pháp lý điều đó có thể không hiển nhiên như vậy. Nhiều vấn đề có thể làm hỏng một vụ mua bán, chẳng hạn như một sự sai áp của nhà thầu hoặc bởi hiệp hội chủ nhà. Hơn nữa, sự chuyển giao thực sự liên quan đến bất động sản có thể không luôn luôn hợp pháp. Chẳng hạn, một văn tự chứng nhận chủ quyền có thể đã được chuyển giao không hợp lệ cho một người vào những năm trước. Ðiều đầu tiên mà một công ty bảo hiểm bằng khoán làm là nhân danh bạn để thực hiện một cuộc sưu tầm chủ quyền. Ðiều này giúp bạn cơ hội để giải quyết bất cứ vấn đề nào được nêu trên trước khi vụ mua bán diễn ra. Trong tình huống trong đó có những vụ sai áp cần phải được thanh toán, số tiền khi đó có thể được thanh toán bởi người bán căn nhà để bạn có một chủ quyền được chuyển nhượng đầy đủ. Mặc dù bạn sẽ không chịu trách nhiệm trực tiếp về những vụ sai áp này, chúng sẽ có thể gây rắc rối cho bất cứ vụ mua bán nào trong tương lai. Nếu một khoản sai áp không được giải tỏa một cách thích hợp, có thể bạn không bán được căn nhà của bạn sau này. Bảo hiểm bằng khoán bênh vực cho bạn Ngoài việc bảo đảm rằng chủ quyền có tính cách minh bạch, công ty bảo hiểm chủ quyền cũng đóng vai một người bênh vực cho bạn trong trường hợp những rắc rối phát sinh. Mặc dù một cuộc tìm kiếm chủ quyền sẽ phát hiện mọi thứ liên quan đến chủ quyền, có những trường hợp nó có thể bỏ sót một điều nào đó. Các công ty như TitleSmart sẽ có thể hợp tác với một người chủ để gỡ rối về mặt pháp lý bất cứ đòi hỏi nào khác đối với bất động sản. Nếu không, vài chủ nhà có thể phải trả phí tổn pháp lý đáng kể để nắm quyền kiểm soát căn nhà mà họ mới mua. Các vấn đề liên quan đến bằng khoán không phải chỉ gồm những vụ sai áp. Ðôi khi chúng cũng có thể là những căn nhà được mua qua sự gian dối. Chẳng hạn, người chủ trước đó có thể đã mua chủ quyền căn nhà từ một người không thực sự làm chủ căn nhà. Nếu không có bảo hiểm bằng khoán, cuối cùng bạn có thể vừa không có nhà vừa phải trả nợ thế chấp trên căn nhà. Dù bạn có cảm thấy bạn cần bảo hiểm bằng khoán hay không, ngân hàng cho vay của bạn có thể sẽ đòi hỏi nó. Trừ phi bạn mua một căn nhà bằng tiền mặt, một công ty thế chấp sẽ luôn luôn đòi hỏi món đầu tư của họ phải được bảo hiểm một cách thích hợp. Cuối cùng, đây là một điều tốt, bởi vì bảo hiểm chủ quyền là một lệ phí rất nhỏ để bảo vệ bạn trước sự mất mát có thể rất lớn.(n.n.) *************************************************************Bảo hiểm bằng khoán là gì?Thursday, April 24, 2014 6:07:14 PM http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=186945&zoneid=270#.U1pKt_ldVmg (RealtyTimes) - Trong bất cứ vụ giao dịch bất động sản nào, vấn đề bảo vệ luôn luôn đóng vai trò quan trọng. Nhiều loại bảo hiểm khác nhau có thể giúp bảo vệ các chủ nhà cũng như các ngân hàng cho vay trước những vấn nạn bất ngờ có thể phát sinh trong việc mua bán một bất động sản. Bảo hiểm bằng khoán (title insurance) là một loại bảo vệ như vậy, có giá trị đối với cả người mua nhà lẫn ngân hàng thế chấp. Mặc dù một bằng khoán được truy lục vào lúc một người thực hiện một vụ mua nhà, bảo hiểm bằng khoán bảo đảm rằng bất cứ vấn nạn nào bị bỏ qua trong cuộc truy lục sẽ không thể được sử dụng để chống lại người chủ mới. Ðịnh nghĩa Bảo hiểm bằng khoán là một hợp đồng bảo hiểm thiệt hại nhằm chống mất mát tài chánh có thể phát sinh từ những vấn đề liên quan đến chủ quyền trước đó của một căn nhà hoặc bất động sản. Người mua nhà và các ngân hàng cho vay, là những bên mua bảo hiểm bằng khoán, được cam đoan bảo vệ trong trường hợp một bằng khoán sau này bị khám phá có gian dối hoặc vô giá trị vì một lý do nào đó, nhờ vậy việc đầu tư tiền bạc vào bất động sản được bảo vệ. Bởi vì nhà cửa thường qua hết người này đến người kia làm chủ, việc nắm chắc mọi khía cạnh trong lịch sử của một bất động sản là điều có thể khó khăn; bảo hiểm bằng khoán loại bỏ sự bất trắc của người chủ trước những khiếu nại nhắm vào bất động sản bởi bất cứ người nào trước đó có liên hệ tới nó. Loại bảo hiểm Có hai loại bảo hiểm bằng khoán. Một loại là hợp đồng dành cho chủ nhà, nhằm bảo vệ phần tài sản thuộc về người mua (equity) trong một bất động sản. Loại kia là hợp đồng dành cho nhà cho vay, nhằm bảo vệ ngân hàng hoặc một nhà cung cấp thế chấp, những người đã cho vay tiền để mua bất động sản, cho tới khi món vay được hoàn trả đầy đủ. Sự che chở Bảo hiểm bằng khoán có thể bảo vệ chống lại nhiều tình huống khác nhau có thể phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trước đó của một bất động sản. Nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến sự gian dối hoặc giả mạo, các vấn nạn về thuế hoặc những khoản sai áp chống lại bất động sản, hoặc ngay cả những người thừa kế bị bỏ quên, bảo hiểm bằng khoán bảo vệ người chủ và ngân hàng cho vay hiện nay để khỏi chịu trách nhiệm về bất cứ khiếu nại pháp lý hoặc lệ phí nào có thể phát sinh. Một hợp đồng bảo hiểm bằng khoán tồn tại cho tới khi căn nhà hoặc bất động sản được bán sau này. Ðiều quan trọng cần phải lưu ý là bảo hiểm bằng khoán chỉ che chở những trường hợp phát xuất từ những khiếu nại nhắm vào bất động sản trước khi bất động sản được mua. Bất cứ vấn nạn hoặc thiệt hại nào phát sinh sau khi hoàn tất vụ mua bán sẽ được che chở bởi hợp đồng bảo hiểm bất động sản của chủ nhà hiện nay. Phí tổn Việc ấn định giá cả về bảo hiểm bằng khoán thay đổi tùy theo nơi một bất động sản tọa lạc. Mỗi tiểu bang có một hệ thống luật lệ khác nhau (vài tiểu bang không quy định giá biểu gì cả) và phí tổn của một hợp đồng bảo hiểm cũng có thể tùy thuộc vào các yếu tố địa phương, kể cả sự cạnh tranh giữa những công ty bảo hiểm. Ðiểm đáng mừng là phí tổn của một hợp đồng bảo hiểm bằng khoán là một lệ phí chỉ phải trả một lần. Trong hầu hết các trường hợp, người mua trả lệ phí hợp đồng bảo hiểm bằng khoán của chủ nhà, nhưng người bán có thể trả phí tổn này như một phần của cuộc thương lượng mua bán nhà. Trong hầu hết các trường hợp, hợp đồng bảo hiểm bằng khoán của các ngân hàng cho vay có tính cách bắt buộc và do người mua nhà chịu như một phần của các phí tổn để hoàn tất thủ tục vay tiền mua nhà. Nếu bạn là một người mua nhà sẽ nhận một món thế chấp, hãy nói chuyện với viên chức cho vay của bạn về những gì có thể xảy ra và những khuyến cáo xung quanh vấn đề bảo hiểm bằng khoán. Cũng như với bất cứ loại bảo hiểm nào, các hợp đồng bảo hiểm bằng khoán nhằm bảo vệ người chủ nhà mới chống lại những vấn nạn không lường trước được liên quan đến chủ quyền của một bất động sản. (n.n.) ********************************************** Bảo đảm chủ quyền người mua nhàTrích từ báo VienDong Daily online Cập nhật lúc 11:37:42 AM - 12/07/2008
Ls. Trần Khánh Hưng
Khi bạn mua nhà, bán nhà, tái tài trợ, một trong những món tiền cao nhất mà bạn phải trả trong những chi phí để vay tiền (closing costs) là tiền title insurance. Title insurance là gì? Khi bạn mua bất động sản, không những bạn chỉ có quyền sử dụng căn nhà, mà còn có chủ quyền của căn nhà (legal title). Điều này sẽ cho bạn quyền bán hay sang nhượng cổ phần của mình trong căn nhà. Tờ giấy Grant Deed không đủ để bảo đảm việc này. Theo luật pháp Hoa Kỳ, những khoản tiền thiếu thuế của căn nhà, những món nợ thế chấp (nợ bạn dùng căn nhà để thế chấp), hay không thế chấp (chẳng hạn nợ do việc sửa chữa, tu bổ căn nhà), hay những món nợ từ những vụ kiện tụng của chủ nhân, đều có thể được ghi (lien) vào căn nhà. Vì vậy, khi bạn mua nhà, bạn cần biết chắc là căn nhà bạn mua không bị những món nợ này. Title insurance sẽ cho bạn sự bảo đảm này. Thông thường những loại bảo hiểm mà chúng ta thường biết được dùng để đền bù những thiệt hại do những việc có thể xảy ra trong tương lai. Thí dụ như khi bạn mua bảo hiểm xe là để được đền bù khi bạn chẳng may bị tai nạn xe cộ. Tuy nhiên, title insurance, ngược lại, được dùng để để đền cho bạn những thiệt hại do sự khiếm khuyết của chủ quyền (title defect), gây ra bởi những việc đã xảy ra trong quá khứ. Thí dụ khi bạn đi mua nhà thì hãng bảo hiểm title sẽ cần phải kiểm tra những dữ kiện và sự thay đổi chủ quyền trong quá khứ, và hãng title company sẽ bán title insurance cho bạn, sau này, nếu khi bán nhà, bạn mới biết là nguời bán nhà cho bạn không phải là chủ nhân của căn nhà, hay căn nhà có những món nợ của người chủ trước, và vì vậy, bạn phải chịu thiệt hại thì hãng title sẽ phải đền bù những thiệt hại này cho bạn. Title defect là gì? Title defect là chủ quyền bị khiếm khuyết, vì có sự tranh chấp về vấn đề chủ quyền, làm căn nhà không thể bán trên thị trường, chẳng hạn như trong những trường hợp sau đây: - Sai lầm hay thiếu sót trong giấy chủ quyền nhà. - Lỗi lầm khi duyệt xét chủ quyền. - Có người mạo danh là chủ nhà để ký giấy bán nhà. - Lường gạt để bán nhà. - Giấy bán nhà ký bởi trẻ vị thành niên, hay những người bất bình thường. - Giấy bán nhà ký bởi người có gia đình mà ký là độc thân. - Những nợ nần của chủ nợ là thầu xây cất. - Những nợ nần thuế má của người chủ nhà cũ. - Những quyền sử dụng đất đai (unrecorded easements). Bảo hiểm Title sẽ có hiệu lực trong thời gian bao lâu? Sau khi mua title insurance, bảo hiểm sẽ có hiệu lực trong suốt thời gian bạn là chủ nhân của căn nhà, kể cả khi bạn qua đời hay để lại căn nhà cho con cháu. Tuy nhiên, khi bạn bán nhà, người mua sẽ phải mua một title insurance mới, bất kể thời gian bạn có chủ quyền nhà lâu hay mau. Tôi mới mua nhà được mấy tháng, nay muốn tái tài trợ thì có phải mua lại title insurance không? Câu trả lời là có. Khi bạn tái tài trợ, món nợ cũ sẽ được trả dứt, và bạn sẽ mượn món nợ mới, vì vậy, nhà băng cho vay tiền vẫn muốn bạn mua title insurance để bảo đảm chủ quyền và số tiền họ cho bạn vay. Tuy nhiên, nếu bạn tái tài trợ trong vòng 5 năm từ lúc mua nhà hay lần tái tài trợ trước, nghĩa là bạn đã mua title insurance trong vòng 5 năm qua thì bạn không cần phải mua full policy, mà bạn có thể mua loại short term với giá tiền thấp hơn. Bạn có thể nhờ người chuyên viên địa ốc giúp bạn về vấn đề này. Title insurance có bảo hiểm cho những vật dụng trong nhà không? Title insurance chỉ là bảo hiểm cho bất động sản và những phần dính liền với căn nhà, hay được coi là một phần của căn nhà, chẳng hạn như building hay những nguyên liệu nằm dưới mặt đất của căn nhà, còn những vật dụng cá nhân hay những đồ vật có thể di chuyển được như bàn ghế, giường, tủ lạnh, màn cửa, v.v... đều không được bảo hiểm của title insurance. Tôi mua nhà, có ký hợp đồng mua nhà với người bán nhà thì nếu có chuyện trục trặc về vấn đề chủ quyền nhà, tôi có thể kiện người bán, vậy tại sao tôi phải mua title insurance? Mặc dù bạn có hợp đồng mua nhà (purchase contract) với người bán nhà, nếu bạn phải thưa kiện người bán, bạn vẫn phải trả trước những chi phí tốn kém cho vụ kiện,và ngay cả khi bạn thắng kiện và được bồi thường những chi phí này, bạn vẫn chưa chắc lấy được tiền của người bán nhà, có thể vì bạn không kiếm được họ, hay có thể vì họ không có tiền để trả bạn. Tuy nhiên, nếu bạn mua title insurance thì hãng title sẽ đứng ra lo về vấn đề kiện tụng, trả hết những phí tổn của vụ kiện, cũng như kiếm bị cáo để đòi bồi thường thiệt hại. Tôi chỉ tái tài trợ của căn nhà do tôi làm chủ cả chục năm nay, và biết chắc là không có món nợ nào trên căn nhà của tôi, vậy tại sao tôi vẫn phải mua title insurance? Là chủ nhà, bạn có thể biết được là căn nhà của bạn không có vấn đề gì, tuy nhiên, nếu bạn dùng căn nhà của bạn để vay tiền của nhà băng thì nhà băng sẽ vẫn muốn có sự bảo đảm này, trong trường hợp nếu tiền nhà không trả đúng hạn kỳ, và họ phải bán căn nhà này. Vì vậy, khi bạn tái tài trợ, nhà băng vẫn muốn bạn mua title insurance để bảo đảm quyền lợi của nhà băng. Tôi mua căn nhà của người trong gia đình, nên tin là họ sẽ cho tôi biết nếu căn nhà có bị nợ nần gì. Nếu tôi trả bằng tiền của tôi, không vay mượn nhà băng thì tôi có phải mua title insurance không? Nếu bạn không vay mượn nhà băng, hay dùng căn nhà để thế chấp món nợ thì bạn không bắt buộc phải mua title insurance. Tuy nhiên, nếu bạn không mua title insurance thì chủ nhân của căn nhà cũng không biết được có những món nợ nào có thể bị lien vào căn nhà từ trước khi mình mua, hay vì sự lầm lẫn, hoặc vì giấy chủ quyền nhà lúc trước làm không đúng, v.v... Nếu việc này xảy ra thì bạn sẽ vẫn là người chịu trách nhiệm, và căn nhà của bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi bạn muốn bán. Vì vậy, mua title insurance vẫn là việc cần thiết. Đây chỉ là một số kiến thức tổng quát về vấn đề bảo hiểm chủ quyền bất động sản, không phải là cố vấn luật pháp. Mọi thắc mắc và tham khảo miễn phí về vấn đề luật pháp, xin liên lạc với văn phòng Luật Sư Trần Khánh Hưng ( |