Nguyễn Andy Salesperson Cell: 416-894-8162 E mail: andy649@gmail.com |
Trang Nhà | Tìm Nhà | Thị trường | Kiểm Tra | Mortgage | Mua Nhà | Bảo hiểm | Chủ nhà nên biết | Bán Nhà | Tài Liệu Khác | Máy Tính | Liên Kết |
Bảo vệ tài sản của bạn: Người thừa kế bất động sản ở Louisianahttps://www.appleseednetwork.org/wp-content/uploads/2014/12/Protect-Your-Property-Vietnamese.pdf Chủ nhà sinh sống trên tài sản truyền lại từ gia đình đôi khi không thể tận dụng lợi thế của quyền sở hữu của họ. Sau cơn bão năm 2005, một số cư dân bang Louisiana đã không thể nhận được trợ giúp của liên bang và tiểu bang cho thiệt hại tài sản. Họ sở hữu nhà của họ. Họ thậm chí trả tiền thuế bất động sản Nhưng văn bản pháp luật không liệt kê họ như là chủ sở hữu. Vì họ thiếu "Bằng khoán nhà" nhà cửa của họ đã được truyền lại qua các thế hệ theo thỏa thuận gia đình, nhưng không thông qua hệ thống pháp luật. Họ sở hữu "tài sản thừa kế " và không thể nhận được trợ giúp của chính phủ (Road Home) về tài chánh để sửa chữa. Tôi có là người thừa kế tài sản không? Người thừa kế tài sản xảy ra khi việc cần thiết về công tác pháp luật không được thực hiện sau khi một chủ sở hữu tài sản chết Nếu bạn không làm gì, quyền được sống trên tài sản đi vào một “người thừa kế." Những thừa kế ( 1 ) liên hệ với chủ tài sản đã chết bởi máu hoặc kết hôn, hoặc có tên trong di chúc sẽ và ( 2 ) còn sống khi chủ sở hữu tài sản chết. Người thừa kế hợp pháp sở hữu của tài sản nhưng bằng khoán tài sản này không tự động chuyển cho người thừa kế. Nếu không có giấy tờ pháp lý, bằng khoán không rõ ràng và "không thể ban được." Ngay cả khi chủ nhà đã có di chúc hiệu lực, người thừa kế vẫn phải nộp đơn xin tòa án để nhận được bằng khoán nhà. Tại sao tôi nên để ý về bằng khoán nhà? Nếu bạn không có bằng khoán nhà, bạn có thể không có khả năng: Bán tài sản của bạn. Sửa chữa tài sản. Vay tiền trên tài sản. Lãnh tiền ngân phiếu bảo hiểm. Đối phó với một ngân hàng trên một Foreclosure. Đủ điều kiện xin chính phủ trợ giúp để sửa chữa căn nhà của bạn. Nhận homestead exemption. Nhận thông báo về hành động của Thành phố hoặc Quận nếu họ cố gắng để lấy nhà của bạn hoặc phạt tiền từ bạn. Nhận án tòa về "khiếu nại của người thừa kế "trong một vụ kiện chống lại những sai sót tự xưng là người thừa kế của chủ sở hữu ban đầu. Ví dụ:, Giả sử là Anna và các con sống trong một nhà với mẹ của Anna, người sở hữu tài sản, khi mẹ Anna qua đời. Mà không có di chúc hợp lệ. Tất cả mọi người trong gia đình đã đồng ý rằng Anna sở hữu căn nhà. vì vậy , Anna không bao giờ xin tòa án để có án lệnh chuyển nhượng tài sản là bằng khoán nhà. Sau Louisiana Appleseed xin cảm ơn Malcolm A. Meyer, Esq., Adams và Reese LLP, và các đối tác cộng đồng về những đóng góp vô giá của quý vị vào sự phát triển dự án này của chúng tôi. Đặc biệt cảm ơn đến JPMorgan Chase Foundation và đến WK Kellogg Foundation đã hỗ trợ cho dự án này. Thông tin trong cuốn sách nhỏ này được cung cấp như một dịch vụ công cộng và chỉ được sử dụng làm tài liệu. Các thông tin không phải là cố vấn luật pháp và không nên được sử dụng như vậy. Người dùng được khuyến khích mạnh mẽ để nói chuyện với một luật sư trong các vấn đề liên quan đến tài sản thừa kế. © 2010 Louisiana Appleseed (HạtTáo Louisiana) http://louisiana.appleseednetwork.org/******
Ai chịu trách nhiệm khi cây đổ?
Tuesday, June 18, 2013 3:10:59 PM Một năm trước đây, ít ai trong chúng ta từng nghe nói về từ ngữ “derecho” - có nghĩa gió bão cực kỳ mạnh.
Câu trả lời về mặt pháp lý cho vấn đề này là khá đơn giản; tuy nhiên, việc giải thích và thực thi luật pháp hơi phức tạp. Làm thế nào để bạn chứng minh rằng cây của người hàng xóm của bạn không an toàn và rằng người hàng xóm của bạn bất cẩn vì không bảo đảm rằng cây sẽ không đổ? Ðiều gì cấu thành sự bất cẩn? Câu trả lời tùy thuộc vào tất cả mọi sự kiện. Người hàng xóm của bạn có biết gì về chuyện cây đó có thể gây nguy hiểm hay không? Người sở hữu cây có cần được thông báo về chuyện cây không có lá mà chỉ có cành trơ trụi hay không? Bạn có phàn nàn về sự an toàn của cây mà ông ta không hành động hay không? Ở đây chúng ta phải nhìn vào các trường hợp cụ thể. Lấy án lệ tại Quận Columbia (Dudley kiện Meadowbrook, 1961). Cây của bị đơn đổ lên tài sản của nguyên đơn, và gây hư hại một nhà để xe. Bằng chứng cho thấy rằng không có gió mạnh khi cây đổ. Bản án của tòa nói rằng “một cây khỏe mạnh thường không đổ vì chính trọng lượng của nó nếu không có một lực bên ngoài trực tiếp tác động lên nó. Mặc dù vài bằng chứng cho thấy cây trông vững chắc, trên thực tế nó bị hư mục gần hết. Ít nhất 13 năm trước nó đã được chấn chỉnh và một vùng lớn được trám bằng bê tông.” Trong kết luận, tòa cho rằng một chủ đất có nhiệm vụ kiểm tra một cách định kỳ cây cối trên đất của mình hoặc ít nhất cho một chuyên viên kiểm tra để xác định xem chúng có an toàn để tiếp tục đứng hay không. Ðể chứng minh có sự bất cẩn, nguyên đơn (người hàng xóm bị thương) sẽ phải đệ đơn kiện chống lại người hữu chủ cây. Hầu hết các trường hợp không rõ ràng, chúng đòi hỏi sự nghiên cứu rộng lớn về bối cảnh, lời khai của chuyên viên và một vụ xét xử có khả năng kéo dài. Ðiều này vừa mất thì giờ vừa tốn kém cho một nguyên đơn. Và cần nhấn mạnh rằng hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ áp dụng điều được gọi là “Quy tắc lệ phí pháp lý của Mỹ.” Trong trường hợp không có một bản hợp đồng viết hoặc một quy định về lệ phí luật sư, mỗi bên phải trả lệ phí luật sư riêng của họ. Và ngay cả khi một vụ kiện được đưa ra xét xử, người sở hữu cây có thể nêu lên luận cứ bào chữa rằng “một thiên tai” (hoặc trong trường hợp này, một trận gió bão cực mạnh) khiến cây gây ra thiệt hại. Nếu người sở hữu cây được thông báo trước trận bão là cây có thể sẽ đổ, sự bào chữa này có thể không được tòa án chấp nhận. Tuy nhiên nó vẫn là một sự bào chữa về pháp lý mà mọi bị đơn sẽ nêu lên khi bị kiện. Ngoài ra, còn có một cách bào chữa khác, được gọi là “bất cẩn góp phần,” trong đó nguyên đơn cũng có sơ suất, góp phần gây ra sự thiệt hại. Quy tắc tổng quát trên khắp nước Mỹ là nếu một cành cây hoặc rễ cây nhô ra trên bất động sản của một người hàng xóm, người hàng xóm đó có quyền tự mình hành động - nghĩa là cắt bỏ cành cây hoặc rễ cây xâm phạm. Vài án lệ của tòa án đã xác định rằng người sở hữu cây không chịu trách nhiệm, bởi vì những người hàng xóm - đã biết rằng cây có thể gây nguy hiểm - không hành xử quyền tự hành động này. Nói khác đi, sự bất cẩn của chính người hàng xóm làm hỏng khiếu nại của ông ta chống lại người sở hữu cây. Nếu cây của bạn đổ lên một con đường công cộng thì sao? Theo một trường hợp mới đây của tòa án tối cao ở Virginia, một chủ đất không có bổn phận kiểm tra, chặt cây bị bệnh có thể đổ xuống một con đường công cộng và gây thương tích. Ðây là bổn phận của chính quyền địa phương để kiểm tra một cách định kỳ nhằm bảo đảm sự an toàn của công chúng. Ðây cũng là luật lệ của Quận Columbia, nơi tòa án cấp cao ở đây đã minh thị rằng chính quyền phải thực hiện sự chăm sóc hợp lý trong việc bảo trì các đường phố đi lại nhiều. Hợp đồng bảo hiểm của bạn đóng vai trò gì? Các chủ nhà nên cẩn thận duyệt xét hợp đồng bảo hiểm dành cho chủ nhà của họ - thường được gọi là “hợp đồng bảo hiểm rủi ro.” Nhiều hợp đồng hiện được viết bằng loại tiếng Anh tương đối đơn giản, do đó bạn có thể hiểu lập trường của hãng bảo hiểm của bạn nếu bạn quyết định nộp đơn khiếu nại. Trong hầu hết các trường hợp, hãng bảo hiểm của bạn sẽ bồi hoàn cho bạn bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho tài sản của bạn khi một cây đổ, dĩ nhiên còn tùy khoản khấu trừ trước mà bạn phải trả. Tuy nhiên, nếu không có thiệt hại nào phát sinh, bạn sẽ phải gánh chịu phí tổn để dọn dẹp cây. Nhưng, thực sự bạn có nên nộp đơn khiếu nại theo hợp đồng bảo hiểm của bạn hay không? Chúng ta ai cũng đã nghe những câu chuyện rằng hãng bảo hiểm - khi đứng trước một khiếu nại đòi bồi thường - hoặc sẽ tăng bảo phí đáng kể trong những năm tiếp theo, hoặc quyết định không tái tục hợp đồng nữa. Do đó, nếu thiệt hại của bạn không đáng kể, bạn nên nghĩ lại xem có nên tự mình chịu phí tổn hay không. Thí dụ bạn bị thiệt hại $4,000 và khoản khấu trừ của bạn là $2,000. Nếu bạn nộp đơn khiếu nại, và bạn có thể cung cấp chứng cớ thích hợp rằng chi phí sửa chữa thực sự là $4,000, bạn sẽ được hãng bảo hiểm của bạn trả $2,000. Nhưng liệu số tiền này có đáng để bạn có thể không được tái tục hợp đồng (hoặc tăng bảo phí) vào năm sau hay không? Nếu có thiệt hại cho tài sản của bạn, hãy nói chuyện với nhân viên bảo hiểm của bạn, nhưng hãy bảo đảm người đó biết rằng bạn chỉ tìm kiếm thông tin và lời khuyên - và chưa sẵn sàng để chính thức nộp đơn khiếu nại. Có một lịch sử pháp lý từ lâu liên quan đến sự phát triển của “luật lệ về cây” - thường phức tạp và mâu thuẫn. Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ được dựa trên những gì mà chúng ta gọi là “Thông Luật” (Common Law) - những luật lệ xuất xứ từ Anh trước khi nước Mỹ được thành lập. Theo thông luật, các chủ đất không có bổn phận với những người bên ngoài tài sản của mình để sửa chữa những điều kiện tự nhiên trên tài sản - dù cho những điều kiện đó có thể gây nguy hiểm cho người ngoài. Nhà của tôi là lâu đài của tôi và tôi là chủ nhân của tài sản đó. Nhưng khi Hoa Kỳ phát triển từ môi trường nông thôn sang đô thị, quy tắc theo thông luật này bắt đầu mất ảnh hưởng của nó. Nhà cửa nằm sát nhau, và các chủ nhà phải quan tâm tới chuyện gây thương tích hoặc thiệt hại cho người hàng xóm của mình - hoặc tài sản của người hàng xóm của mình. Vì vậy, các thẩm phán đứng trước những trường hợp cây đổ như vậy bắt đầu tạo ra những ngoại lệ đối với thông luật. Một vài tòa án phán quyết rằng một cây đổ là một xâm phạm, những tòa khác cho rằng một cây như vậy là một phiền toái. Cả hai lý thuyết biến chuyển thành các quy tắc luật pháp hiện hành, có nghĩa người sở hữu cây chỉ chịu trách nhiệm nếu người chủ đó bất cẩn. Bài học rõ ràng đối với lịch sử pháp lý này là sự kiện tụng đó có thể không phải là phương cách tốt nhất. Nếu cây của người hàng xóm của bạn đổ lên bất động sản của bạn - có gây thiệt hại hay không - bạn nên nói chuyện với người hàng xóm và đề nghị bạn chia sẻ trong phí tổn dọn dẹp và sửa chữa. Rõ ràng, điều này có thể là cách ít tốn kém nhất để giải quyết các vấn đề của bạn, và bạn cũng có thể tránh nộp đơn đòi hãng bảo hiểm của bạn bồi thường. Người sở hữu cây phải tự bảo vệ như thế nào để tránh bị cáo buộc là bất cẩn? Một cách an toàn là cho kiểm tra định kỳ cây của bạn bởi một nhà trồng cây có chứng nhận, và có một bản báo cáo xác nhận rằng các cây đều khỏe mạnh. (n.n.) Những Điều Chủ Nhà Đất Nên Biết
L.S LyLy Nguyễn
Luật Sư LyLy Nguyễn
Trích từ báo Người Việt online |
Khai phá sản có cơ hội giữ được nhàCập nhật lúc 7:27:41 PM - 17/03/2011
Vũ Đức Hiền/Viễn Đông
Tuy nhiên, trước khi đến lúc như vậy, có một giải pháp mà nhiều người đã không thực hiện, dù nó hiệu quả, để có thể giữ lại căn nhà, hay ít nhất cũng chặn đứng ngay hành động xiết nhà của chủ nợ. Chúng tôi muốn nói tới việc khai phá sản (bankruptcy) Đây không phải là việc "làm đại" hay làm liều, mà cần cân nhắc kỹ lưỡng với sự cố vấn của một luật sư. Nhiều người không hiểu, cứ nghĩ rằng nếu khai phá sản thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới bản tiểu sử tín dụng, chẳng khác gì việc để căn nhà cho chủ nợ xiết nợ. Nói đúng ra, khai phá sản cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới điểm số tín dụng, nhưng thời gian bị ảnh hưởng ngắn hơn. Khai phá sản, dĩ nhiên, không phải là giải pháp đầu tiên và tốt nhất cho tất cả mọi người chủ nhà đang gặp khó khăn trả nợ trên căn nhà. Việc đầu tiên là nên tiếp xúc ngay với ngân hàng chủ nợ, hay công ty dịch vụ thu nợ (loan servicer) đại diện cho chủ nợ. Thảo luận với họ để tìm một công thức trả nợ thích hợp với hoàn cảnh tiền bạc đang khó khăn của gia đình. Nếu quý vị không tự nói chuyện trực tiếp được với nhà tài trợ hay đại diện của họ, nên tới nhờ một chuyên viên thuộc tổ chức cố vấn được chính phủ công nhận (accredited credit counselor). Các người này được huấn luyện, có chứng chỉ xác nhận và biết cách can thiệp nhân danh quý vị.
|
Mechanics' Liens: Những món nợ thế chấp ngoài ý muốn |
Cập nhật lúc 7:20:10 PM - 24/02/2011
LS Trần Khánh Hưng/Viễn Đông
Nếu tôi đã ký giao kèo, đồng ý thế chấp căn nhà của tôi để mượn tiền hay mướn chủ thầu sửa sang căn nhà thì tôi có thể đổi ý không? Nếu tôi đã đặt cọc một số tiền, và muốn hủy bỏ hợp đồng thì sao? Sau khi nhận được giấy thông báo về việc hủy bỏ hợp đồng, chủ nợ hay chủ thầu có 20 ngày để hoàn trả lại phần đặt cọc hay những số tiền đã nhận của bạn, và bỏ lien ra khỏi căn nhà bạn. Ngược lại, nếu họ có để những vật liệu xây cất ở căn nhà bạn, thì bạn có quyền giữ cho đến khi họ trả lại bạn tiền đặt cọc. Sau 20 ngày, nếu chủ nợ hay chủ thầu không lấy lại những tài sản của họ thì bạn có quyền giữ và không phải đền bù gì cho họ. Một giải pháp cho chủ nhà để bỏ mechanic's lien trên căn nhà, là mua một surety bond cho người chủ nợ (lien claimant), với giá trị là 150% trên số tiền bị đòi. Đây chỉ là một số kiến thức tổng quát về những vấn đề liên quan đến mechanics' liens, không phải là cố vấn luật pháp. Mọi thắc mắc và tham khảo miễn phí về vấn đề luật pháp, xin liên lạc với văn phòng Luật Sư Trần Khánh Hưng (David K. Tran), số điện thoại (714) 839-4077, hay E-mail tại davidtran@dktran.com, hay gửi thư đến Law Offices of David K. Tran, 15446 Brookhurst St, Westminster CA 92683. ViễnĐôngDailynews |
Di SảnTrích từ báo Nguoi Viet online Bài 1: Dự Trù Tài SảnTheo tâm lý chung bình thường không ai muốn nói đến cái chết, miễn cưỡng lắm mới nghĩ đến việc thu xếp trước ý nguyện để lại tài sản cho những người thân sau khi qua đời. Hiển nhiên việc dự trù tài sản (estate planning) không phải chỉ dành cho những vị cao niên lớn tuổi. Chỉ cần thoáng nghe tin tức hàng ngày ai cũng thấy rất nhiều người trẻ tuổi hay trung niên bị chết bất đắc kỳ tử, những người này phần đông để lại con thơ bơ vơ không có người nuôi nấng và hướng dẫn trên đường đời về sau. Ðể tránh lâm vào hoàn cảnh như vậy, dự trù tài sản là phần quan trọng trong một kế hoạch tài chính như dành tiền cho con cái mai sau lên đại học hoặc để hưởng hưu trí nhất là đối với những người có tài sản lớn hay nghề nghiệp cao. Dự trù tài sản có mục đích cho biết sau này khi qua đời thì di sản để lại sẽ về đâu. Tài sản (estate) đề cập ở đây gồm tất cả mọi thứ của cải chìm nổi của một người gồm có các bất động sản như nhà ở, ruộng đất, trang trại; các của nổi (tangible personal property) như xe cộ, đồ đạc trong nhà; các của chìm (intangible property) như bảo hiểm nhân thọ, trương mục ngân hàng, trái phiếu hay cổ phiếu đầu tư, tiền hưu trí hay phúc lợi an sinh xã hội chẳng hạn. Dù rằng di chúc (a will) là một văn kiện quan trọng trong các kế hoạch dự trù tài sản nhưng hiện thời cũng có hàng chục giải pháp thay thế, điều này có nghĩa mặc dầu có lập di chúc chính thức nhưng cũng nên dùng cách khác bổ túc thêm cho việc phân chia tài sản được chắc chắn. Vài phương thức thay thế thí dụ như lập tín mục (trust), góp quỹ hưu bổng, mua bảo hiểm nhân thọ, sang nhượng cho làm tặng phẩm, lập sở hữu chung, v.v... là những cách bổ túc cho di chúc có mục đích sang chuyển tài sản được nhanh chóng và ít tốn kém trước hoặc ngay khi chết. Ðể phòng bị trường hợp lâm vào tình trạng mất năng lực tâm thần hay thể xác do bệnh hoạn hay tai nạn gây ra nhiều người dùng di chúc sinh thời (living will), tín mục sinh thời (livinh trust), ủy nhiệm luật sư dài hạn (durable attorney power), hoặc một số phương cách tương tự có tác dụng chuẩn bị an bài chính bản thân và tài sản của mình nếu không may bị tai họa gieo đến bất ngờ. Dự trù tài sản là một cách xác định tình trạng của cải trong suốt đời mình cùng dự tính khi chết sẽ phân chia cho thừa kế dưới hình thức tặng phẩm để lại trong di chúc hay tín mục. Vấn đề lập di chúc hay tín mục để phân chia tài sản cho thân nhân trong gia đình, bạn bè hay các cơ sở từ thiện rất quan trọng vì nếu không lập thì khi qua đời tòa án tiểu bang sẽ can thiệp dành quyền thanh toán di sản thông thường không theo ý nguyện của người quá cố. Ðối với người có doanh nghiệp việc dự trù tài sản sẽ giúp quyết định đem bán đi hay để lại cho gia đình và nếu để lại thì cũng chỉ định luôn người cai quản cơ sở ấy. Hơn nữa dự trù tài sản cũng chỉ định trước người thi hành (executor) di chúc hay ủy nhiệm tín viên (trustee) tín mục mà tại một số tiểu bang còn gọi là 'đại diện cá nhân' ('personal representative') giữ trách nhiệm hoàn thành tâm nguyện của chủ nhân tài sản. Lập kế hoạch dự trù tài sản dĩ nhiên giúp tiết kiệm được rất nhiều phí tổn do tòa án giải quyết di sản, cũng như tiền thuế cùng rất nhiều chi phí liên quan tới vấn đề truyền cho kế thừa. Ngoài ra dự trù tài sản còn giúp sở hữu chủ định đoạt được lấy đời mình khi lâm nạn, thí dụ lập tín mục hay ủy nhiệm luật sư dài hạn điều hành tài sản cho mình nếu không may bị mất năng lực do bệnh tật hay tai nạn và định trước nhu cầu săn sóc y tế hay điều trị khi mất khả năng tự quyết. Ngoài ra dự trù tài sản còn phối hợp các kế hoạch tài chính khác thí dụ tận dụng nhiều thay đổi giảm thuế đáng kể theo luật thuế mới thí dụ như chính phủ miễn trừ chi phí giáo dục với mục đích khuyến khích dân chúng dành tiền theo học nên đây là lúc lý tưởng để xét đến dự tính giáo dục cho con cháu. Tóm lại, dự trù tài sản có các lợi điểm kể sau: 1. Cung cấp nhu cầu mưu sinh cho gia quyến như vợ hoặc chồng cùng con cái sau khi người chủ tài sản qua đời bằng cách mua bảo hiểm nhân thọ nhất là trường hợp thân nhân không có việc làm ngoài gia đình. Dự trù tài sản sẽ chỉ định người có khả năng thi hành đứng đắn việc sang chuyển cho vợ chồng hay con cháu cùng bảo vệ tài sản đó tránh bị chủ nợ quấy nhiễu trong thời gian chờ thu xếp trao lại ổn thỏa cho kế thừa. Nếu lỡ cả hai vợ chồng cùng chết một lúc vấn đề nuôi nấng và giáo dục cho con cái còn thơ cũng được xếp đặt trước với việc chỉ định giám hộ (guardian) thân tín trông nom cho đến khi trưởng thành tránh trường hợp không có di chúc bị hậu quả tòa án cử giám hộ khác không đúng nguyện vọng người quá cố. Nên nhớ giám hộ là người có toàn quyền quyết định mọi việc ăn ở và học hành cho con vị thành niên, do đó tòa bắt buộc giám hộ phải lập trương mục cho di sản trẻ nhỏ kế thừa dưới sự giám sát của tòa cho nên việc quản trị và kế toán thường rất tốn kém khiến con cái người chết không được hưởng sung sướng như ý nguyện của cha mẹ chúng. 2. Cung cấp phương tiện sinh sống cho các thân nhân khác như cha mẹ già yếu hay con cháu bị tật nguyền vì thế cần dự trù lập một quỹ đặc biệt trợ giúp cho họ đó khi vắng mặt. 3. Chuyển di sản cho người thụ hưởng một cách nhanh chóng vì đương nhiên ai cũng muốn của cải để lại cho thân quyến phải được nhận đầy đủ. Với di chúc tại nhiều tiểu bang có luật thanh toán di sản (probate) rắc rối mất khá nhiều thời gian mới đến tay kế thừa không đúng ý muốn của người quá cố. Ngược lại nếu có dự trù tài sản thí dụ như lập tín mục sinh thời sẽ tránh được các vấn đề này vì không như di chúc tòa án không có thẩm quyền can thiệp vào việc chuyển di sản cho thừa kế khi vừa chết. 4. Khi chết làm giảm căng thẳng đau khổ cho gia đình bằng cách thu xếp trước tang lễ cùng cách mai táng. Dự trù tài sản có thể giới hạn được chi phí cuối cùng như định trước địa điểm mai táng hay dặn dò phương cách tiêu hủy thi hài như hỏa thiêu chẳng hạn. 5. Giảm thiểu chi phí vì một kế hoạch dự trù tài sản tốt sẽ ít tốn kém trong việc chuyển cho thừa kế. Nếu ủy thác quyền hạn cần thiết cho người thi hành di chúc hay tín viên có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ bớt được rất nhiều chi phí quản trị và điều hành di sản đồng thời giảm bớt gánh nặng cho thân nhân sống sót. Ngoài ra còn loại trừ được nhiều khoản lệ phí do sự can thiệp của tòa án. 6. Giảm thuế trên tài sản để lại cho thừa kế hưởng số tiền này thay vì phải đóng thuế. Một kế hoạch dự trù tài sản tốt sẽ đem tối đa tiền về cho thừa kế theo luật định và chỉ phải đóng tối thiểu cho chính phủ. 7. Thu xếp để hưởng hưu trí dễ dàng mặc dù mục đích chính là đem tài sản cho thân quyến thụ hưởng nhưng cũng có thể phối trí một phần để sử dụng chi tiêu khi hồi hưu sao cho cuộc sống thật thoải mái trong những năm tháng cuối của cuộc đời đồng thời vẫn có tiền để lại cho những người thương yêu trong gia đình. Tính trước phòng khi bị mất năng lực thí dụ như lập tín mục sinh thời hoặc ủy nhiệm luật sư dài hạn chỉ định trước giám hộ cá nhân (personal guardian) để chăm sóc khi điều trị y tế nếu không may bị lâm nạn mất năng lực, kể cả quyền quyết định cho sống chết khi hôn mê. Nên mua bảo hiểm tàn phế (disability insurance) bảo vệ cho cá nhân và gia đình khi không may bị mất khả năng làm việc. 9. Giúp cho tôn giáo hay hội đoàn ưa thích vì dự tính tài sản có thể giúp tài trợ cho các cơ sở này trong lúc sinh thời cũng như sau khi lâm chung. Những khoản quyên tặng từ thiện (charitable gift) dĩ nhiên có lợi điểm khai giảm thuế được. 10. Giúp cho doanh nghiệp được phát triển êm thấm vì doanh gia lập kế hoạch dự trù tài sản có thể chỉ định những người kế vị theo thứ tự để tiếp tục điều hành nghiệp vụ theo ý muốn. Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 2009 North Broadway, Santa Ana, CA 92706. ÐT: (714) 531-7080. |
Bài 2: Thủ tục dự trù tài sản Thursday, February 25, 2010 1:37:56 PM Như đã trình bày, nếu ai nghĩ đến tương lai muốn an bài cho những người thân trong gia đình có được một cuộc sống đầy đủ sau khi mình chết đi thì nên lập kế hoạch dự trù tài sản càng sớm càng tốt. Thủ tục này có thể đơn giản hay phức tạp tùy thuộc ngoài yếu tố tài sản lớn hay nhỏ mà còn tùy theo ý định của người chủ tài sản muốn phân chia cho các kế thừa ra sao. Trước khi dự tính tài sản nên bắt đầu bằng cách viết xuống giấy mục tiêu căn bản mà mình muốn đạt sau này thí dụ như để lại của cải cho vợ hoặc chồng còn sống sót hay chia đều cho con cái, ủy nhiệm người giám hộ cho các con còn nhỏ nếu không may cha mẹ cùng chết bất ngờ, v.v... Kế đến là bắt tay một cách cụ thể vào dự tính bằng cách lập một bản kiểm kê tổng kết gia sản hiện hữu bao gồm tất cả những gì đang có trong tay, những gì cho vay chưa đòi về và những gì còn nợ chưa trả. Cũng đừng quên lưu ý đến tình trạng sở hữu từng món, thí dụ như nhà ở mua ra sao, còn nợ bao nhiêu, đến bao giờ trả hết hay nếu có lợi nhuận do những trương mục đầu tư, bảo hiểm hay hưu trí đang có thì cũng phải kể tất cả. Ðể có khái niệm về tình trạng tài chánh cá nhân của mình hãy bỏ ra vài phút thử tưởng tượng nếu bất chợt có người xen vào thì liệu có nắm vững được tình trạng tài chánh ấy không? Từ đó lại tự đặt mình vào vị trí người ngoài cuộc để kê ra lợi tức thâu vào cùng chi phí trả ra đúng theo những gì mà người thi hành di chúc sẽ gặp phải. Làm được như vậy là chứng minh rằng dự trù tài sản không những chỉ dự tính về cái chết mà còn giúp cho đời sống trở thành giản dị hơn. Trong một nhà việc dự trù tài sản có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ từ đời cha mẹ đến con cái rồi cháu chắt về sau, do đó nên coi kế hoạch này như một vấn đề chung của cả gia đình. Vì vậy đối với gia đình có tài sản đáng kể, nhiều bậc cha mẹ bỏ thời giờ triệu tập một buổi họp mặt cả nhà để giải thích cho con cháu biết dự tính tương lai của mình và việc này sẽ ảnh hưởng đến đời họ ra sao. Cha mẹ cũng hội ý biết thêm tâm tư cùng ý muốn của con cháu khiến dự tính sẽ xác thực và lợi ích hơn. Nhờ vậy sẽ đạt được sự đồng thuận của vợ chồng con cái tránh khỏi cơ nguy tranh chấp nội bộ về sau có thể mất hòa khí gia đình. Dĩ nhiên giải quyết manh nha của bất đồng lúc mọi người còn sống sẽ dễ hơn có chuyện không ngờ xẩy đến sau khi chết trở thành xung đột hay kiện tụng tranh dành di sản. Cũng đừng quên công bố người được chỉ định thi hành di chúc hoặc làm giám hộ các con vị thành niên và cần biết chắc rằng người ấy chịu nhận lời ủy nhiệm. Nếu tài sản tương đối nhỏ và ý muốn của gia chủ không mấy rắc rối thì người ấy có thể tự soạn lấy kế hoạch dự trù tài sản và chỉ cần đến luật sư chuyên môn giúp thảo văn kiện như di chúc hay tín mục. Ngược lại những người có tài sản lớn cần phải tham khảo với luật sư hay chuyên viên về bảo hiểm, kế toán, ngân hàng cũng thân quyến hay bạn bè thân thiết. Chi phí đặt kế hoạch dự trù tài sản ít nhiều tùy theo cỡ tài sản lớn nhỏ và còn tùy theo kinh nghiệm và giá biểu của luật sư tại từng địa phương. Thông thường nếu lập di chúc căn bản luật sư chỉ tính một khoản lệ phí bao tất cả việc tham khảo, thảo văn kiện và thi hành di chúc kể luôn lệ phí phải đóng cho tòa án. Muốn đỡ tốn tiền hơn có thể dùng các dịch vụ pháp luật (legal service plan or legal clinics), những dịch vụ này dùng nhân viên phụ tá (paralegal) thảo di chúc theo mẫu cho nên lệ phí rất rẻ. Ngoài ra những ai biết sử dụng điện toán có thể mua nhu liệu (CD-ROM) tự soạn lấy di chúc một mình với tốn phí không đáng là bao. Trái lại những người muốn đặt nhiều mục tiêu khác hơn là chỉ có di chúc căn bản dĩ nhiên phải cậy đến chuyên môn. Nhiều luật sư cống hiến trọn bộ kế hoạch dự trù tài sản (estate planning package) gồm di chúc sinh thời (living will), tín mục sinh thời (living trust), ủy nhiệm luật sư dài hạn (durable attorney power) phòng trường hợp không may bị bất lực thể xác hay tinh thần do tai nạn hay bệnh hoạn. Ngoài ra những người giàu bạc triệu trở lên còn cần đến luật sư giúp giảm thiểu thuế đánh trên tài sản. Thông thường dự tính tài sản phức tạp ngoài di chúc căn bản còn cần tăng cường song hành thêm một hay nhiều tín mục nên luật sư thường tính thù lao theo giờ làm việc cho kế hoạch này do đó trong lần tham khảo đầu tiên phải hỏi rõ ước lượng phí tổn tối đa toàn bộ kế hoạch, không nên để mù mờ đưa đến chi phí cao phải trả ngoài ý muốn. Ðể chuẩn bị dự trù tài sản cho chính xác người thiết lập cần thâu thập các chi tiết cần thiết như: (1) Tên họ, địa chỉ, ngày và nơi sinh của vợ hoặc chồng cùng các con hay các các người định cho làm thừa kế và cần liệt kê tật nguyền hay nhu cầu đặc biệt của những người này nếu có. (2) Tên họ, địa chỉ và điện thoại của người được chỉ định làm giám hộ hay thi hành di chúc hoặc tín viên của tín mục. (3) Trị giá mọi nguồn lợi tức kể cả lãi của tất cả gia đình gồm vợ hoặc chồng hay con cái đang sống chung. (4) Trị giá mọi nguồn nợ kể cả nợ nhà, nợ cá nhân hay nợ nghiệp vụ. (5) Trị giá và tên người thụ hưởng tiền hưu bổng như IRA hay 401K, bảo hiểm nhân thọ, tiền phúc lợi an sinh xã hội hoặc tương tự. (6) Trị giá, số trương mục mọi nguồn tài chính khác như tiền tiết kiệm ngân hàng, tiền cho vay hay các khoản tiền hùn hạp hoặc các món tiền thụ hưởng khác sẽ được trả lúc chết. (7) Trị giá bảo hiểm nhân thọ với đầy đủ chi tiết số khế ước bảo hiểm, tên người được bảo hiểm và người thụ hưởng cùng số tiền nợ vay trước nếu có. (8) Danh sách tất cả các món đồ cá nhân có giá trị khác kể cả bất động sản, nữ trang, xe cộ, trang bị nội thất, của cải gia truyền hay tất cả tài sản có giá trị khác. (9) Giá trị tài sản và tên tín viên trong các tín mục hiện hoạt động và đang hưởng phúc lợi. (10) Tất cả các văn kiện khác có ảnh hưởng đến dự trù tài sản thí dụ như giấy hôn thú, ly dị, hồ sơ thuế ba năm sau cùng vừa khai, các văn bản di chúc hay tín mục đã lập từ trước, trước bạ nhà đất và mọi giấy tờ liên hệ đến tất cả các món tài sản hiện hữu. Cho dù đã đạt được quyết định chín chắn dự tính mai sau cũng chưa đủ để giao khoán cho luật sư hoàn thành ngay mọi giấy tờ cần thiết vì việc lập văn kiện dự trù tài sản không chỉ giản dị là điền hồ sơ theo mẫu. Sau lần tham khảo đầu tiên phần đông thân chủ còn phải gặp mặt luật sư ít nhất hai lần nữa để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền từng món tài sản. Buổi gặp mặt đầu thường để thảo luận về tình trạng tài chánh của thân chủ và nhận định ý nguyện an bài cho thân quyến ra sao sau khi chết. Ðừng ngại ngần tiết lộ những chi tiết có tính cách thầm kín riêng tư thí dụ đang có bao nhiêu tiền, muốn có bao nhiêu con nữa, trong thân nhân muốn để cho ai nhiều ít bao nhiêu. Luật sư cần biết rõ ràng mọi uẩn khúc thì mới đưa ra được những lời bàn hữu hiệu vì họ là chuyên gia có tuyên thệ trước pháp luật phải giữ tuyệt đối bảo mật mọi chi tiết liên quan về thân chủ. Tiếp đó luật sư nghiên cứu các hồ sơ liên hệ đến chủ quyền các tài sản hiện hữu cùng các hồ sơ nợ nần và nêu các thắc mắc tìm thấy. Luật sư sẽ đề nghị một vài giải pháp để thân chủ lựa chọn căn cứ theo những điều luật có thể thi hành thích ứng với ý nguyện đã đề ra rồi soạn thảo những văn kiện cần thiết theo sự chọn lựa của thân chủ. Buổi sau luật sư hội kiến với thân chủ để cùng duyệt lại toàn bộ hồ sơ dự trù tài sản kể cả di chúc lẫn tín mục, thêm thắt hay sửa đổi một vài chi tiết nếu cần trước khi thân chủ chính thức ký tên và luật sư làm chứng. Ðối với các trường hợp tài sản lớn và phức tạp thì thân chủ cần liên lạc thường xuyên với luật sư để cùng duyệt lại định kỳ các hồ sơ dự trù tài sản đã lập để luôn luôn giữ di chúc hay tín mục được cập nhật để thi hành phù hợp đúng ý nguyện của mình. Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 2009 North Broadway, Santa Ana, CA 92706. ÐT: (714) 531-7080. |
Bài 3: Tìm hiểu thêm về thủ tục 'giải quyết di sản' Giả sử quí vị quyết định chọn thủ tục "giải quyết di sản" (probate) để thanh toán gia tài thì việc đầu tiên là ủy thác một nhân vật tín cẩn làm người chấp hành di chúc (executor). Nhiều vị muốn biết sau này khi mình chết rồi thì mọi việc ra sao. Bài này trình bày những diễn tiến mà người chấp hành sẽ phải trải qua. Mở gia tài (Open the estate): Ngay sau cái chết của chủ nhân gia tài, công việc đầu tiên của người chấp hành là nộp ngay cho tòa án sở tại bản chính của di chúc để tòa thụ lý; đây chính là tòa án quận hạt (county court) nơi người chết cư ngụ. Tại vài tiểu bang còn cần chứng minh di chúc hợp lệ trước một cuộc tuyên phán ngắn. Thường đây là thông lệ nhưng lỡ có khiếu nại - nghĩa là có người đòi đối chất tính chất hợp lệ của di chúc, hoặc đây là chúc thư sau cùng của người quá cố, hoặc trong di chúc có điều khoản phức tạp rắc rối thì phải cần đến luật sư đứng ra giải quyết. Tại nhiều tiểu bang khác tòa án di sản bắt buộc có luật sư đại diện ra hầu tòa. Ðể "mở gia tài" người chấp hành di chúc nộp một vài loại mẫu để thông báo cho tòa án và các thành phần liên hệ biết về cái chết của chủ nhân di sản. Trong giai đoạn này tùy theo luật tiểu bang, người chấp hành sẽ chọn một trong các loại thủ tục "giải quyết di sản" khác nhau thí dụ như có giám sát, không giám sát hoặc di sản nhỏ. Quyết định này rất quan trọng vì vậy cần hội ý luật sư cho ý kiến nên hay không nên chọn cho mỗi loại. Thu thập gia tài (Collecting the estate assets): Giai đoạn kế tiếp là kiểm kê tất cả của cải người chết để lại. Nếu trước đó chủ nhân lập sẵn danh sách mọi mục thì người chấp hành sẽ khỏe khoắn vì đỡ hao tốn tiền bạc lẫn thời giờ trong việc truy lục di sản. Lúc này sự giúp đỡ của luật sư rất cần thiết trong việc phân biệt những gì phải đem ra tòa giải quyết hay không. Giả sử mọi vật đều hoàn toàn thuộc chủ quyền riêng của người chết, những món qua thủ tục "giải quyết di sản" của tòa án thí dụ như cổ phiếu (stocks) và công khố phiếu (bonds) thì trị giá sẽ tính theo giá chính thức vào ngày chết. Tương tự những trương mục ngân hàng cũng sẽ kết toán ngay ngày chết. Giá trị của các của cải dưới hình thức khác thí dụ như bất động sản, đồ cổ, đồ sưu tập hay các tác phẩm nghệ thuật thì phải cần đến chuyên viên định giá nhà nghề. Ðiều hành gia tài (Managing the estate's assets): Nếu người quá cố là sở hữu chủ một nghiệp vụ hay một bất động sản đang sinh lợi hay đang có trong tay một số cổ phiếu hay công khố phiếu, thì người chấp hành phải có trách nhiệm điều hành kế tục các di sản đó. Vì vậy trong di chúc phải ghi rõ người chấp hành được quyền hạn giữ lại một vài loại của cải trong di sản, quyền tiếp tục điều hành cơ nghiệp, quyền mua bán bất động sản, quyền vay mượn tiền bạc và quyền khai thuế sao cho có lợi. Tất cả mọi quyết định này đều mang tầm cỡ hợp pháp quan trọng, do đó người chấp hành hẳn phải dùng đến luật sư để cố vấn pháp luật. Tuy vậy không hẳn mọi mục đều bắt buộc phải qua thủ tục "giải quyết di sản." Dưới dây là một phần danh sách các món không lệ thuộc vào di chúc: -Tài sản đặt trong tín mục (a trust). -Tài sản có liên chủ quyền (joint tenancy), tuy nhiên không phải là tài sản cộng đồng (community property). -Tiền bảo hiểm nhân thọ bồi thường khi chết, tiền trợ cấp của chính phủ, các khoản phúc lợi nhân viên (employee benefits) do sở làm cung cấp dưới các khế ước riêng biệt. -Tài sản trước khi chết đã tặng cho người khác. -Các trương mục tiền bồi thường chỉ trả vào lúc chết (Pay-on-death account). -Trương mục hưu trí có chỉ định tên người thụ hưởng. -Trước bạ nhà đất sang tên thừa kế khi chết (Transfer-on-death beneficiary deeds). -Trước bạ nhà đất cho tài sản giữ lại lúc sinh thời (Deeds with reserved life estates) Thanh toán thuế má (Handling taxes): Người chấp hành di chúc phải thông báo cho cơ quan thuế vụ liên bang IRS biết mình được ủy thác nhiệm vụ chấp hành "giải quyết di sản" bằng cách gửi một mẫu đơn để xin số nhận dạng thuế (taxpayer ID) riêng rẽ dùng trong việc khai thuế gia tài. Người này phải nộp đơn thanh toán thuế gia tài liên bang (federal estate tax) nếu tổng số tài sản trị giá vượt hơn mức giới hạn miễn trừ qui định. Ðồng thời cũng còn phải khai thuế tiểu bang dù đôi khi chỉ là gia tài cỡ nhỏ. Trong bản khai thuế liên bang cũng có khoản cho lại (credit) thuế gia tài đã đóng cho tiểu bang. Ðồng thời người chấp hành di chúc cũng còn phải nộp tờ khai thuế lợi tức cá nhân của người chết bao gồm những gì người ấy kiếm được trong năm thuế cuối cùng. Tờ khai thuế này (Form 1040) phải khai trước ngày 16 tháng 4 của năm sau khi qua đời ngoại trừ trường hợp xin gia hạn. Mặt khác phải nộp tờ khai thuế di sản bao gồm lợi tức thâu được trong thời gian tiếp tục điều hành những gì để lại thí dụ như tiền lãi, tiền bản quyền, tiền bán bất động sản, v.v... Dĩ nhiên mọi khoản nợ thuế phải trả trước khi phân phối tiền bạc cho các người thụ hưởng. Người chấp hành phải quyết định nhiều lần về việc làm cách nào trả thuế, khi nào trả; và trong số đó có nhiều quyết định hiển nhiên ảnh hưởng quan trọng đến số tiền thuế phải đóng. Ðóng gia tài (Closing the estate): Bước này thay đổi theo luật từng tiểu bang, nhưng nói chung gồm việc nộp cho tòa án vài mẫu đơn khác nhau. Những mẫu đơn này bắt buộc người chấp hành di chúc phải chứng minh rằng: (1) đã thông báo kịp thời về cái chết của người chủ gia tài đến tất cả mọi thành phần liên quan kể cả các chủ nợ, (2) thời gian do tòa án ấn định cho mọi thành phần liên hệ đầy đủ thời giờ khiếu nại nay đã qua đi, và (3) tất cả những đòi hỏi hợp lệ kể cả nợ thuế đã được trả xong. Ngoài ra còn phải lập một bản "kết toán chung cuộc" bao gồm tổng cộng tất cả di sản trừ mọi chi phí. Cuối cùng bản kết toán phải nêu rõ ràng số tiền còn lại phân chia cho các thừa kế hưởng thụ mỗi người được bao nhiêu. Phân phối di sản (Distributing the assets): Mặc dù luật tiểu bang đều khác nhau về chi tiết, nhưng đều có đường hướng chung là tất cả gia tài không được đem phát cho thụ hưởng trước khi được tòa án chấp thuận những đơn từ của người chấp hành nộp cho tòa liên quan đến tài sản, khiếu nại, thuế hay những đề mục khác như đề cập ở trên. Tại nhiều tiểu bang tòa cho phép trích một phần di sản phân phối tạm cho gia đình người quá cố để có tiền sinh sống trước giai đoạn giải quyết cuối cùng. Nhờ vậy thân nhân còn lại có thể tránh được mưu sinh khó khăn trong cuộc sống. Thủ tục "giải quyết di sản" tuy có vẻ thông lệ nhưng cũng có thể vấp nhiều vấn đề pháp lý hóc búa cần phải có ngay luật sư trợ giúp giải quyết. Những trở ngại này có thể xẩy ra dưới nhiều hình thức ra ngoài khuôn khổ những gì đã đề cập trước đây thí dụ như: -Người chấp hành phải đóng tiền thế chân do đó nên kiểm điểm di chúc có khoản nào ghi miễn tiền thế chân hay không? -Cách thông báo về cái chết của người chủ gia tài sao cho chứng minh được rằng mọi thành phần liên hệ đều đã nhận thông báo. -Quyền khiếu nại của người hôn phối. Luật tiểu bang thường cho vợ hoặc chồng của người quá cố được hưởng một số phần trăm gia tài để lại. Do đó nếu di chúc không cho người này phần nào thì tòa vẫn cấp cho số phần trăm pháp định bất kể di chúc viết ra sao. -Gia cư của gia đình người chết thông thường được bảo vệ tránh chủ nợ, tại một vài tiểu bang điều này có thể trở thành vấn đề thưa kiện rắc rối. -Bất động sản tọa lạc ngoài tiểu bang không bao gồm trong "thủ tục giải quyết" di chúc của tòa địa phương, do đó cần phải khai xin "giải quyết di sản" phụ thuộc tại các nơi đó. -Các thừa kế tranh chấp kiện thưa lẫn nhau. -Các chủ nợ khiếu nại và tranh tụng.
Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở địa chỉ 2009 N. Broadway, Santa Ana, CA 92706, Ðiện thoại: (714) 531-7080 - Fax: (714) 531-7082. |
Sau khi ly thân: Tài sản chung hay riêng?(VienDongDaily.Com - 17/03/2011)
LS Trần Khánh Hưng/Viễn Đông Ly dị là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời. Khi bắt đầu nghĩ đến chuyện ly dị, nhiều người muốn tạm sống riêng để suy nghĩ trước khi có quyết định dứt khoát, nhưng không phải ai cũng có khả năng tài chánh để làm việc này, vì vậy vẫn phải sống chung. Có người sau khi ra ở riêng lại nộp đơn ly dị, và trong khi tiến hành thủ tục ly dị, thì lại quay về tiếp tục chung sống, hủy bỏ đơn ly dị, nhưng sau đó lại lục đục, và lại nộp đơn ly dị. Theo luật gia đình của tiểu bang California, tài sản có được của hai vợ chồng tính đến ngày ly thân, sẽ được chia đều cho hai bên; do đó, ngày ly thân là ngày rất quan trọng. Vậy trong những trường hợp ly thân mà vẫn tiếp tục chung sống, hay những trường hợp ly thân rồi quay lại với nhau như nói trên, tài sản sẽ được chia thế nào? Ngày ly thân là ngày nào? Ngày ly thân là ngày một trong hai người (hay cả hai) muốn chấm dứt hôn nhân, và cho người kia biết ý định của mình. Sau đó, phải có những hành động thể hiện ý định của mình. Thí dụ hai vợ chồng cãi nhau, người vợ đòi ly dị, rồi về nhà mẹ ở cả tháng, như thế chưa đủ, nếu sau đó, cô ta quay lại và tiếp tục chung sống bình thường với chồng. Tuy nhiên, nếu sau đó, người vợ đóng những trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng chung, bỏ tiền lương vào trương mục riêng, không có những quan hệ vợ chồng với người chồng nữa, và sau đó làm đơn ly dị, thì ngày người vợ rời nhà mình đến nhà mẹ ở sẽ được coi là ngày ly thân, mặc dù sau đó có quay lại nhà cũ. Ly thân có cần phải ra ở riêng không? Không nhất thiết, có khi hai người sống hai nơi vẫn là vợ chồng, có khi hai người sống cùng nhà mà vẫn là ly thân. Điều quan trọng là phải cho người phối ngẫu biết ý định chấm dứt hôn nhân, và thể hiện ý định ấy bằng hành động, cũng như không làm những việc đi ngược với ý định này. Những việc làm nào là trái với ý định chấm dứt hôn nhân? Ngay cả khi một trong hai người dọn ra ở riêng, và có thể có quan hệ tình cảm với người khác, họ vẫn được coi như là vẫn còn chung sống, nếu họ làm những việc được coi là trái với ý định chấm dứt hôn nhân, chẳng hạn như đối với thân nhân hay bạn bè, hai người vẫn sinh hoạt như hai vợ chồng, tiếp tục dùng hay mở trương mục ngân hàng chung, xin thẻ tín dụng chung, khai thuế chung, mua bất động sản chung, tiếp tục có những bữa cơm gia đình chung, hay đi tiệc tùng chung, đi vacation chung, trong những dịp sinh nhật, hay kỷ niệm ngày cưới, gửi thư hay quà bày tỏ tình cảm, bày tỏ ý định tiếp tục chung sống, có quan hệ vợ chồng, v.v.. Nếu hai người ly thân rồi sau đó trở lại chung sống với nhau, thì tài sản kiếm được trong khi ly thân có là tài sản riêng không? Nếu sau khi ly thân, hai người trở lại tiếp tục chung sống, thì trong những trường hợp thông thường, tòa án sẽ xem tài sản có được trong thời gian ly thân là tài sản chung (community property), bất kể là hai người đã ly thân bao nhiêu lần, hay thời gian ly thân có kéo dài đến đâu. Nói một cách khác, là tài sản có được trong thời gian ly thân là tài sản riêng hay tài sản chung, còn tùy thuộc vào ý định của hai người khi ly thân. Như đã nêu trên, có hai trường hợp: 1. Tạm thời sống riêng để suy nghĩ trước khi quyết định có chia tay nhau hay không. Trong thời gian này, hai người thỉnh thoảng có thể vẫn có những sinh hoạt bình thường của hai vợ chồng như đi ăn tiệc chung, gặp gỡ bạn bè chung, v.v.. Trong trường hợp này, hai người tuy sống riêng, nhưng không phải ly thân, vẫn là vợ chồng, vì thế, của cải và tài sản kiếm được trong thời gian này vẫn là tài sản chung. 2. Hai người ly thân với ý định sẽ ly dị, có nói rõ ý định của mình cho người phối ngẫu biết, và trong thời gian ly thân không làm những việc trái với điều này, tuy nhiên sau đó hai người quyết định hủy bỏ ý định này, và tiếp tục chung sống. Tài sản có được trong thời gian này sẽ là tài sản riêng. Tuy nhiên, nếu sau đó hai người quyết định hủy bỏ ý định này, và tiếp tục chung sống, thì những tài sản đó sẽ vẫn là tài sản chung. Lợi tức và những tài sản tạo dựng sau ngày ly thân được tính như thế nào? Theo luật gia đình của California, lợi tức được dùng theo nghĩa bao quát, để chỉ cho tất cả những thu nhập mà người chồng hay vợ có được, do công lao hay thời giờ làm việc của chính mình tạo thành. Trong một số trường hợp, cách tính lợi tức riêng và chung sẽ phức tạp, nếu gia đình trước ngày ly thân có cơ sở thương mại hay văn phòng. Thí dụ: Chồng có cơ sở thương mại, và sau ngày ly thân nhận được một số tiền của các khách hàng thanh toán cho những hóa đơn cũ. Vì thế, tuy thu nhập có được sau ngày ly thân, nhưng những món tiền này sẽ thuộc về tài sản của cộng đồng, chứ không thuộc về người chồng. Ngoài ra, có những tài sản còn tiếp tục sanh lời sau ngày ly thân, và tùy theo trường hợp người vợ hay chồng cai quản sẽ được một phần của lợi nhuận. Thí dụ: Hai vợ chồng trước ngày ly thân có một tiệm ăn. Chồng đi làm công sở, vợ ở nhà nuôi con, và vì thế tiệm ăn phải thuê người cai quản và nhân viên làm. Sau ngày ly thân, người vợ đứng ra trông coi tiệm, vì có óc thẩm mỹ, khéo léo và tài nấu ăn, nên tiệm ăn ngày càng nhiều khách, và giá trị của tiệm ăn tăng vọt. Vì thế, người vợ sẽ được trả công và sẽ được phần trong giá trị tăng vọt (appreciation), vì sự quán xuyến của mình. Những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến việc định tài sản riêng hay chung? Việc phân định tài sản riêng hay chung, không chỉ đơn thuần dựa vào thời gian tạo ra tài sản, mà còn tùy thuộc vào những tiền bạc và công sức bỏ ra để có được tài sản này. Chẳng hạn, hai vợ chồng ly thân và đang làm thủ tục ly dị. Sau ngày ly thân, người vợ lấy tiền trong 401K của mình để mua một căn nhà khác. Căn nhà này tăng giá trong thời gian làm thủ tục ly dị. Tuy là căn nhà mua sau ngày ly thân, nhưng số tiền dùng để mua nhà là từ tài sản chung của hai vợ chồng (401K), vì vậy căn nhà vẫn là tài sản cộng đồng, và tiền lời trong căn nhà sẽ được chia cho người chồng. Đây chỉ là một số kiến thức tổng quát về luật gia đình, không phải là cố vấn luật pháp. Mọi thắc mắc và tham khảo miễn phí về vấn đề luật pháp, xin liên lạc với văn phòng Luật Sư Trần Khánh Hưng (David K. Tran), số điện thoại (714) 839-4077, hay E-mail tại davidtran@dktran.com, hay gửi thư đến Law Offices of David K. Tran, 15446 Brookhurst St., Westminster CA 92683. |
Giải quyết tranh chấp với nhà hàng xómWednesday, August 18, 2010Ngô Ðồng Người em của người viết bài này có một căn nhà ở Garden Grove. Hàng rào gỗ của nhà cậu em với nhà bên cạnh mục nát và đổ xuống. Cậu em tôi đề nghị với ông già Mỹ bên cạnh xây tường gạch cho chắc chắn, đỡ phải thắc mắc mối mọt gì hết. Ông cụ Mỹ đồng ý nhưng cả năm nay, tường gạch mà hai bên đồng ý làm đã không dựng lên được vì bất đồng ý kiến về lựa chọn nhà thầu dù cả hai bên không cãi nhau về giá cả. Cậu em tôi và cụ già hàng xóm đều quí mến nhau chứ không có vấn đề. Tết nhất, các em tôi vẫn mang quà sang biếu ông bà cụ. Lễ Giáng Sinh, ông bà mang quà sang tặng gia đình em tôi. Nhưng cái tường gạch vẫn không làm được. Trong rất nhiều trường hợp, rất khó mà giải quyết các bất đồng ý kiến, thậm chí tranh chấp giữa những người hàng xóm với nhau. Khi quí vị có biên giới tài sản nhà đất cạnh tài sản của hàng xóm, thế nào cũng có một lúc quí vị phải có những quyết định chung khi có những vấn đề chung. Nên thay thế hàng rào gỗ đã mục nát chăng? Ai chịu trách nhiệm khi tường gạch ngăn đất bên hông hai nhà bị nứt toác? Cành cây cao của hàng xóm chĩa và nằm bên trên mái nhà của quí vị, cứ để như vậy hay đòi họ cưa? Ngay cả các bụi cây tuy không cao nhưng chĩa sang phía nhà quí vị và che khuất tầm nhìn của quí vị, có nên nói chuyện phải quấy với hàng xóm không? Nhà hàng xóm hay chơi nhạc ầm ĩ hay vặn máy truyền hình quá lớn, có nên gọi cảnh sát không? Nếu gọi, mất tình hàng xóm thì sao? Không ít vụ kiện tụng giữa các nhà hàng xóm liên quan đến cây đổ, vách tường nghiêng đã từng xảy ra và được báo chí đăng tải rộng rãi để làm bài học chung. Dưới đây là một ít vấn đề hay xảy ra giữa hàng xóm với nhau và cách giải quyết ôn hòa: 1. Cây Một cách tổng quát, quí vị có quyền cưa, cắt cành cây từ vườn nhà hàng xóm đâm chòi qua đất nhà quí vị, tuy nhiên, không được cưa quá biên giới hai nhà. Gốc cây ở phần đất nhà nào, chủ nhà là chủ cây đó. Nếu quí vị làm chết hay cưa cắt cụt cái cây mà quí vị không phải là chủ cái cây đó, quí vị có thể bị thưa kiện và đòi bồi thường, nhiều khi vượt cả trị giá không bao nhiêu của cây. Nếu cành cây hàng xóm có thể gẫy và nguy cơ hư hại nhà, tài sản quí vị mà hàng xóm không chịu cưa hay chặt, quí vị có thể sử dụng biện pháp pháp lý. Thành phố nào cũng có những qui định và luật lệ liên quan đến những chuyện này. 2. Hàng rào Một hàng rào chung giữa hai nhà xấu xí, nghiêng đổ dĩ nhiên làm xốn mắt mọi người. Cả hai đều phải chịu trách nhiệm. Theo giới chuyên gia luật pháp, trừ phi hai bên có những thỏa thuận từ trước với nhau thế nào đó, cả hai nhà hàng xóm đều có trách nhiệm chung giữ cho hàng rào trong tình trạng tốt. Nhà này không được phép phá bỏ nếu không có sự thỏa thuận của nhà bên kia. Một số tiểu bang còn có luật trừng phạt chủ nhà nào từ chối đóng góp để giữ cho hàng rào giữa hai nhà hàng xóm ở tình trạng tốt. Thí dụ như tiểu bang Connecticut cho phép chủ nhà này cứ sửa hay thay thế hàng rào đổ hay hư hỏng rồi kiện nhà kia để đòi bồi thường gấp đôi phí tổn. 3. Tiếng ồn Gần như mọi thành phố đều có qui định về mức độ âm thanh ồn ào tối đa mà một nhà được phép. Nếu quí vị thấy không chịu đựng được cái thứ âm thanh gây phiền nhiễu từ nhà hàng xóm, nên yêu cầu cơ quan công lực địa phương đứng ra giải quyết. Tuy nhiên, trước khi nhờ cảnh sát giải quyết, hãy thử sang gõ cửa nhà họ, nói chuyện một cách ôn tồn, lịch sự. Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà gây ồn sẽ nghe lời. Ðừng chạy qua mà la lối, tức giận, nhiều khi không có kết quả. Trong tất cả các vấn đề liên quan đến nhà hàng xóm, theo giới chuyên viên, nên nghe sự trình bày quan điểm của nhà hàng xóm cũng như mình trình bày cho hàng xóm quan điểm của mình. Trình bày một cách minh bạch, bình tĩnh và lễ độ cho dù có điều gì không hài lòng trong bụng. Quí vị bày tỏ cho họ biết cái tàn cây có một lúc nào đó, cơn bão chợt đến, sẽ làm gãy cành và mái nhà quí vị có thể sập, người trong nhà có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cũng nên thỏa hiệp ở mức độ nào đó để giữ tình hàng xóm. Khi các sự thảo luận thân thiện mà không xong thì mới nên nghĩ đến chuyện luật pháp. Ông nhạc của người viết bài này mua một chậu trúc. Ông mang về, không phải để trong chậu mà đem trồng xuống đất và chăm chỉ tưới nước hàng ngày. Không những bụi trúc phát triển nhanh chóng như một khóm rừng trúc nhỏ trước nhà, nhà hàng xóm cũng thấy nhiều chồi trúc mọc trên thảm cỏ của họ. Ngay cả nhà phía bên kia đường nhựa, cũng thấy nhiều giò trúc trổ lung tung. Thế là các chủ nhà này chạy tới khiếu nại với ông nhạc của tôi. Họ buộc ông cụ phải thuê người đào cả cái rừng trúc lên, nhổ từng cái gốc, từng cụm rễ, nếu không họ đi kiện. Giống trúc đâm ngang đi luồn dưới đất đi rất xa. Trích từ báo Người Việt online |