Nguyễn Andy Salesperson Cell: 416-894-8162 E mail: andy649@gmail.com |
Trang Nhà | Tìm Nhà | Thị trường | Kiểm Tra | Mortgage | Mua Nhà | Bảo hiểm | Chủ nhà nên biết | Bán Nhà | Tài Liệu Khác | Máy Tính | Liên Kết |
Các bài khác về Chủ Nhà nên Biết |
Tự nhiên như ruồi, làm sao đối phó? |
Cập nhật lúc 7:18:25 PM - 17/05/2011 Vũ Hằng/Viễn ĐôngGần vào cuối tháng Năm trời đất vẫn là Xuân, thỉnh thoảng lại điểm xuyết một cơn mưa nhẹ cho không gian thêm đằm thắm. Thật tuyệt vời làm sao! Bởi thế, cứ nghĩ tới lúc phải chia tay mùa Xuân, Hằng lại thấy lòng xôn xao thế nào. Tiếc rằng chẳng ngậm vào hồn, uống vào tim được cái sắc màu tuyệt vời lung linh ấy! Nhưng sự đời là vậy, có mấy ai níu kéo được thời gian. Chi bằng vui lòng chấp nhận thì chúng ta sẽ hưởng được vẻ đẹp riêng của mỗi mùa. Mà mùa Hạ ở Bắc Mỹ cũng không phải là ít người chờ mong. Nó sẽ đến với những vạt nắng rỡ ràng, làm dậy lên không khí hội hè náo nhiệt. Nhưng cùng đến với mùa Hạ còn có một thứ mà không ai trong chúng ta chịu nổi, đó là những con ruồi rất “mặn” với thời tiết nóng ẩm. Một độc giả của Viễn Đông đã thay mặt nhiều người nói lên cái ý đó: Chào Cô VUHANG. Hôm nay vừa chúc ngày lễ Mẹ với bà vợ tui, bả phán một câu, làm tui tối tăm, vội mail đến cô ngay lập tức. Cô biết bả nói gì không? - Ông có biết mùa hè gần đến không? - Sao không! - Ruồi nhiều lắm. Ông hỏi cô VUHANG cách diệt chưa? Cái dây treo lòng thòng làm ruồi bám vào, tui gớm lắm .... Cô làm ơn chỉ giúp. Cám ơn nhiều lắm. * Những nguy cơ ruồi mang lại Hằng hiểu: Lệnh “bà” đã ra như vậy, bạn khó lòng chối cãi. Và Hằng cũng rất hiểu câu “tôi gớm lắm” của nội tướng nhà bạn: Tuy nhỏ con, nhưng cái đám ruồi với sự “tự nhiên” đáng nể là một điều làm chúng ta ai cũng khó chịu. Hơn nữa, ruồi lại còn mang đến nhiều tật bệnh, như kiết lỵ, thổ tả, ói mửa, nhiễm trùng thực phẩm, các triệu chứng E-Coli…. Nhưng đó mới chỉ là một vài triệu chứng phổ thông nhất, các nhà khoa học có thể liệt kê được 65 bệnh chứng mà ruồi có thể chuyền sang cho chúng ta cơ. Trong một đời sống chỉ kéo dài khoảng 2 tới 4 tuần, một “chị” ruồi có thể để lại cho chúng ta khoảng 2.400 trứng, phát triển thành ấu trùng, rồi nở ra ruồi con sau 8 ngày, trong thời tiết nóng ẩm thuận tiện của mùa Hạ. Nếu không có biện pháp đối phó thích đáng, gian nhà của chúng ta chẳng mấy chốc sẽ tràn ngập ruồi với ruồi…. Chúng sinh sống nhờ những thứ rác rến ẩm ướt có lẫn các chất hữu cơ phế thải từ cơ thể sinh vật như phân người, phân chó mèo, thịt cá rau cỏ để thối…. Vì thế, đại bản doanh của ruồi là thùng rác và những đống phân ngoài vườn. Nhưng ruồi cũng không từ chối những món thực phẩm trên bàn ăn của chúng ta. Không mời mà đến, khi nghe thấy mùi vị “hợp khẩu” là chúng sẽ ào ào kéo vào nhà, ngự trên những món ăn mà ngay gia chủ cũng chưa có dịp thưởng thức. Đó mới thực là điều đáng sợ nhất nơi ruồi! Quan sát qua kính hiển vi, các nhà khoa học tả lại cho chúng ta sự làm ăn của ruồi như sau: Từ những cái lông mọc dưới bàn chân, ruồi “ọc” ra một thứ keo giúp ruồi bám dính vào thực phẩm. Chất keo này tự nó đã mang theo bao nhiêu vi trùng, nhưng không phải chỉ có thế: Bắt đầu thưởng thức bữa ăn, ruồi ọc thêm từ trong ruột ra một thứ hóa chất để hòa tan thực phẩm, và trong lúc hưởng cái khoái lạc “số một” đó ruồi lại “ị” ngay ra trên cái món mà mình đang ăn. Ông xã Hằng bảo, trong “tứ khoái” của thiên hạ thì chắc chỉ có ruồi mới hưởng được cùng lúc 2 “khoái”… ăn ăn, ị ị như vậy. Khi bạn chạy đến, cầm quạt lia vài đường, lập tức lũ ruồi tản ra, vỗ cánh bay mất nhưng đã kịp thời để lại biết bao nhiêu vi trùng bệnh trên đồ ăn của chúng ta rồi. Nghe đến đây có thể bạn đã muốn ói. Nhưng ói được lúc này là may, hầu hết chúng ta vẫn tỉnh bơ, ngồi ăn uống ngon lành, ít ai nghĩ tới sự ô nhiễm đám ruồi vừa để lại. Cho đến khi thấy “chột bụng” ít giờ sau đó, và mọi người lại theo nhau đứng xếp hàng chờ vào Bathroom để vừa “thổ” vừa “tả”…. Cái cảnh này mới thực là không may! * Triệt tiêu điều kiện phát triển Vì thế, để trị ruồi chúng ta cần phải triệt tiêu những điều kiện thuận lợi giúp cho ruồi phát triển, chẳng hạn như không để chất thải và rác hữu cơ (như rau cỏ, vụn cá thịt, phân gia súc và phân người) bừa bãi. Thùng rác trong nhà phải được đậy lại kỹ càng, và mang ra bỏ vào thùng lớn ngoài sân trước khi rác rến thối rữa hoặc lên men. Sau khi công ty vệ sinh đến lấy rác thì thùng cần được rửa sạch, để khô rồi dùng bột Borax hoặc xà bông bột rắc vào dưới đáy để ruồi không thể đến đó tìm lại chút “hương xưa”. Kịp thời dọn sách những “bãi mìn” do chó mèo gài lại ở trong vườn. Đây là những chỗ dễ bị lãng quên, trở thành nơi hội họp đình đám cho đám ruồi và nơi sinh sôi nẩy nở cho nhiều lớp ruồi hậu duệ. Nếu có thói quen gom cỏ và rác cây làm “compost” (phân xanh) trong vườn, bạn càng nên thận trọng hơn, vì trong tiến trình phân hủy thành compost, rác cây sẽ phát sinh mùi hôi thối rất quyến rũ đám ruồi. Vì thế, khu vực chế compost cần phải được khoanh vùng, và che đậy kỹ càng. Nếu có thể chế compost trong thùng kín là tốt nhất. * Để thực hiện lệnh “bà” Đó là những cách đề phòng lâu dài. Còn nếu đang là nạn nhân của ruồi và lệnh “bà” ban ra là phải cấp tốc tiêu diệt ngay thì làm thế nào? Hằng sẽ bật mí với bạn một vài mẹo vặt trong bài lần tới. |
Vẫn “tự nhiên như ruồi” Cập nhật lúc 6:38:46 PM - 19/05/2011 Vũ Hằng/Viễn ĐôngRuồi là một loài rất gần gũi với con người, và được con người đánh giá cao ở sự tự nhiên gọi là “tự nhiên như ruồi!”. Nhưng sự tự nhiên đó không được hoan nghênh mà trái lại bị sợ hãi và thù ghét. Hằng vẫn còn nhớ là bạn có nhận được lệnh truy quét do “bà” ban ra, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói tới một vài cách trị ruồi trực tiếp để đáp ứng… lệnh bà nhé. * Bẫy ruồi Có nhiều cách bẫy, nhưng tựu trung cách nào cũng áp dụng nguyên tắc “mật ngọt chết ruồi”. Bạn có thể theo cách dưới đây hoặc tùy nghi chế biến ra cách nào khác theo nguyên tắc chung đó, Hằng nghĩ cũng được cả. Lấy 1 tách đường cát, 1/3 tách mật (maple syrup hoặc molasses), và 1/3 tách giấm. Nấu cho đến khi 3 thứ hòa tan với nhau. Đổ đầy một nửa lọ thủy tinh. Nhớ đừng đổ ra ngoài, bởi vì ruồi sẽ bu đến đó, không chịu vào bẫy của mình nữa. Dùng giấy nhựa dẻo (cling wrap) phủ trên miệng bình, buộc chặt lại. Chọc 3 hoặc 4 lỗ trên màng che đủ để ruồi chui qua. Đặt bình ở chỗ ruồi hay đậu, hoặc làm nhiều bình để nhiều nơi. Mùi thơm của đường có chút giấm đặc biệt hấp dẫn ruồi bu vào, tìm đường xuống bình thưởng thức, rồi chết đuối luôn trong đó, không bay lên được. Để vậy vài ba ngày, ruồi sẽ ít hẳn. Diệt xong ruồi, rửa sạch bình cất đi một chỗ. Đừng giữ dung dịch quá lâu trong bình. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể lấy một cái chai, bỏ một thứ thực phẩm ruồi ưa thích vào trong đó, miệng chai đặt một cái phễu làm bằng giấy cứng, ruồi nghe mùi thơm chui vào ăn. Sau đó, đổ nước vào để diệt ruồi. * Bẫy bằng keo dính Dùng 7 phần nhựa thông (pine sap), 2 phần nhớt máy (engine oil), 1 phần đường đỏ (brown sugar). Trước tiên, đun nóng nhựa thông rồi đổ dầu máy và đường vào. Quậy vài phút cho cả 3 hòa tan với nhau. Đem phơi ngoài nắng, các bạn sẽ được một chất dẻo rất dính. Quệt trên một miếng bìa, hoặc để trong chén. Có thể thêm ít dầu thơm cho hấp dẫn. Ruồi nghe hơi bay đến ăn, sẽ dính chân ở đó, và chờ chết. Quạt ruồi: Nếu lâu lâu mới thấy một con ruồi, bạn có thể dùng quạt đập ruồi (fly swatter) để đối phó. Nhớ phải rửa tay và quạt kỹ càng sau khi dùng để tránh các chất ô nhiễm từ mình ruồi phun ra. * Diệt ruồi bằng… khoa học Nhưng Hằng tin rằng cái mẹo sau đây mới thực đúng với thời buổi “technology” này. Nó vừa sạch tay, sạch chân mà với ruồi, lại là một biện pháp thật là nhân đạo. Xin mở đầu với đôi chút tin tức khoa học kẻo thiên hạ coi thường, cho rằng bọn mình chỉ biết ba cái chuyện lặt vặt trong nhà bếp thì lại mất cả giá trị. Các bạn biết con ruồi có mấy mắt không? Dễ ợt, cũng như mọi sinh vật khác, ruồi có 2 mắt. Đúng, nhưng điều đặc biệt là trong mỗi con mắt ấy lại có tới 4.000 thấu kính (lenses), tức là những con mắt nhỏ. Như vậy, phải nói rằng một con ruồi có tới 8.000 mắt mới đúng. Với bằng ấy con mắt thì ruồi nhìn “tinh” hơn các loài khác, phải không? Không hẳn như vậy đâu, nhưng có một điều chắc là chúng có thể nhìn được rất nhiều hướng. Đó là lý do khiến bạn rất khó đập trúng ruồi. Vậy chúng ta phải biến cái lợi điểm đó thành yếu điểm của chúng. Giải phẫu cho mắt ruồi ư? Thì… cũng được, nhưng Hằng có cách làm dễ hơn như vậy nữa. Đây, bạn lấy một cái túi plastic có zip cài ở miệng, gọi là Ziplock. Đổ nước vào một nửa túi, cài miệng túi lại, có sẵn đồng 1 xu cho vào đó thì càng tốt rồi treo lên trước cửa sổ hoặc cửa ra vào. Cái mẹo nhỏ có thế thôi ấy vậy mà nó “work”! Các bạn có biết tại sao không? Là vì, ánh sáng xuyên qua túi nước sẽ bị bẻ cong, phân rẽ thành nhiều hướng. Nước sóng sánh bên trong túi lại càng làm cho tia sáng phân tán nhiều hơn nữa. Con ruồi từ xa bay lại; với cặp mắt 8.000 thấu kính nó nhìn thấy trăm phương ngàn hướng đều có ánh sáng chiếu lại, nên cảm giác như có rất nhiều sinh vật đang lố nhố quanh mình. Mà kinh hoàng hơn nữa, cái túi nước loáng thoáng hiện hình trong mắt ruồi bây giờ trông y như một... tổ ong vò vẽ đang chờ làm thịt ruồi! Các bạn thử nghĩ coi, ở vào địa vị mình chắc cũng phải vắt giò lên cổ mà chạy huống hồ ruồi. Và kết quả là, cái túi nước lủng lẳng, cứ như một ông hộ pháp án trước lối vào, đánh giạt ra từng lớp từng lớp ruồi... không bao giờ biết mệt mỏi. Nói cái ý nghĩa khoa học loằng ngoằng như vậy để bạn nghe cho vui thôi. Chứ việc làm thì dễ òm: Ziplock ngoài chợ 99 cents có cả đống, nước lúc nào chẳng sẵn trong vòi. Ấy vậy mà con bạn Hằng nó làm không được. Thì ra cô nàng treo cái túi nước ở một chỗ không có ánh sáng mặt trời chiếu vô. Bí quyết ở chỗ đó, khỉ ạ! Không có ánh sáng thì lấy gì khuếch tán làm ruồi sợ? Thậm chí con nhỏ đó nó còn hỏi, vậy nước lấy ở đâu? Ở vòi chứ ở đâu, không lẽ phải chờ chồng mày đến cho? Nhỏ bạn của Hằng nó khờ thế đấy, nhưng được cái nó đẹp, chồng nó không dám chê, nên mỗi năm mỗi đẻ sòn sòn…. Vuhang231@yahoo.com |