Nguyễn Andy Salesperson Cell: 416-894-8162 E mail: andy649@gmail.com |
Trang Nhà | Tìm Nhà | Thị trường | Kiểm Tra | Mortgage | Mua Nhà | Bảo hiểm | Chủ nhà nên biết | Bán Nhà | Tài Liệu Khác | Máy Tính | Liên Kết |
Bảo hiểm nhà ở Ontario | Bảo hiểm tài sản | Bảo hiểm thiên tai | Bảo hiểm xe và deductible | Bảo hiểm sửa chữa nhà |
Sau đây, xin trích đăng lại các bài trên báo Người Việt, California
Bảo hiểm cho chủ nhà là gì? Nếu căn nhà của bạn bị hư hay bị phá hủy do một lý do được bảo hiểm, căn nhà của bạn sẽ được sửa chữa hoặc thay thế. Bảo hiểm dành cho chủ nhà bao gồm bảo hiểm cho vật dụng cá nhân, cho căn nhà, và cho cấu trúc trên bất động sản này. Căn nhà được bảo hiểm đồng nghĩa với việc hãng bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả cho thương tích cá nhân và hư hại tài sản. Những gì sẽ được bảo hiểm? Căn nhà của quý vị, và các cấu trúc rời, được bảo hiểm, đối với nhiều loại hư hại khác nhau. Có một số ngoại lệ thông thường: nhà bị mòn, bị sướt, động đất, lụt lội, hư hại do nước gây ra hay độc hại nguyên tử. Các cấu trúc riêng rẽ trên bất động sản của quý vị, ngoài những cấu trúc được sử dụng với mục đích thương mại (như nhà xe rời hay nhà kho), đều được bảo hiểm lên đến 10% của bảo hiểm căn nhà. Bảo hiểm có thể cao hơn với bảo phí phụ trội. Tài sản cá nhân Quý vị sẽ an tâm khi biết rằng, mọi vật dụng sở hữu cá nhân được bảo hiểm tại nhà hay tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Thiệt hại tài sản cá nhân Trong lúc căn nhà của quý vị được bảo hiểm đối với đa số hư hại, bất động sản cá nhân được bảo hiểm khi các hư hại gây ra bởi:Hỏa hoạn, sấm sét, gió bão hay mưa đá; Nổ; Nổi loạn hay bạo động dân sự; Máy bay hay xe cộ; Khói, nếu bất thình lình và có gây ra tai nạn; Phá hoại hay trộm cắp; Vật rơi từ không trung; Trọng lượng đá, tuyết hay rung chuyển; Hư hỏng hệ thống ống nước, điện, máy sưởi hay máy lạnh và máy móc gia dụng. Cách thức tiết kiệm Chủ nhà có thiết bị phòng chống trộm cắp, tai nạn và các thất khoát khác, thường được hưởng bảo phí thấp. Dưới đây là một số điều kiện (tùy theo hãng bảo hiểm):Bảo vệ an toàn căn nhà bằng ổ khóa đôi và khóa cửa sổ; Gắn hệ thống báo động nối liền với cảnh sát và sở cứu hỏa địa phương; Gắn và bảo trì máy báo hiệu khói; Gắn hệ thống phun nước phòng hỏa hoạn; Giảm giá cho người không hút thuốc; Giữ gìn đường đi và phía vào nhà sạch khỏi tuyết và đá; Giảm giá đa sản phẩm nếu có bảo hiểm Xe và Nhân Thọ. Oct 7, 2010 Thông tin được cung cấp bởi Leo Trương - Hãng bảo hiểm Farmers 15068 Moran St., Westminster, CA 92683 (714) 894-5900 Bảo hiểm bồi thường nhiều thứ thiệt hại mà người chủ nhà có thể không biếtKhông phải bảo hiểm cho căn nhà chỉ được bồi thường khi bị cháy hay khi bão giật sập nhà. Mọi người nên giữ kỹ bản hợp đồng bảo hiểm.
Nếu nhà quí vị sử dụng loại lò sưởi chạy bằng dầu, bình dầu bị rò rỉ và dầu ngấm xuống đất rất nhiều mà quí vị không biết? Theo luật, quí vị phải chịu trách nhiệm phải dọn cho sạch, không được phép để cho dầu ngấm sâu xuống mạch nước ngầm, làm hại môi sinh. Việc làm này có tính cách chuyên môn và rất tốn kém nếu sự rò rỉ nghiêm trọng và kéo dài nhiều ngày.
Thí dụ vừa kể là một trong hàng chục vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trên căn nhà của quí vị, nhiều khi không biết có được hãng bảo hiểm “lo” cho hay không.
Tương tự như vậy, nếu quí vị là chủ của một tiệm giặt ủi quần áo, nhưng không may dầu giặt bị rò rỉ và cũng ngấm xuống đất. Ai chịu trách nhiệm trả số tiền khá lớn cho công ty dọn vệ sinh môi trường? Ðây cũng là vấn đề liên quan đến chuyện bảo hiểm.
Bình thường, nhiều người cũng chỉ mơ hồi biết rằng mình “có mua bảo hiểm nhà” và trả tiền đều đặn hàng tháng cùng với nhiều thứ chi phí khác. Nhưng, ngoài bồi thường hỏa hoạn, ngoài ra thì không nắm vững là hãng bảo hiểm còn chịu đền những thứ gì khác.
Phần lớn các hợp đồng bảo hiểm, dù cho nhà tư nhân hay cơ sở thương mại, đều thỏa thuận đền hay trả chi phí cho các thiệt hại hoặc dịch vụ dọn vệ sinh môi trường (clean up). Trong trường hợp bình dầu sưởi bị rò rỉ, quí vị chỉ việc điền đơn yêu cầu hãng bảo hiểm giúp giải quyết. Trường hợp của tiệm giặt ủi, quí vị cũng làm thủ tục đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm thương mại.
Rất đông người ta, dù thương gia hay tư nhân, cũng đều không nắm vững các điều khoản ghi trên bản hợp đồng bảo hiểm. Khi có chuyện gì xảy ra, may ra, người ta mới lục tìm trong đống giấy tờ xem hợp đồng nói gì về các trường hợp đó.
Dĩ nhiên, có trường hợp hãng bảo hiểm từ chối và cũng có trường hợp họ chấp nhận đền. Như nói ở trên, quí vị phải chịu khó đọc hết các điều khoản chữ nhỏ lí nhí trên bản hợp đồng. Ðể được bồi thường, quí vị phải đọc rất kỹ và hiểu cho đúng các điều khoản xác định những thứ gì họ sẽ bồi thường (covered) và những cái gì họ từ chối (not covered). Thêm nữa, tất cả các tiểu bang Hoa Kỳ đều có một Sở Bảo Hiểm có mục đích giám sát hoạt động các hãng bảo hiểm để bảo vệ giới tiêu thụ. Sở này nhìn rất kỹ vào các hợp đồng bảo hiểm mẫu và buộc các hãng bảo hiểm phải sử dụng các ngôn từ chuyên môn dễ hiểu để người ta hiểu được.
Qua kinh nghiệm của giới thanh tra bảo hiểm, có nhiều trường hợp hãng bảo hiểm từ chối bồi thường dù trách nhiệm thuộc về phần họ. Cho nên, đối với giới tiêu thụ, theo lời khuyên của họ, không nên chấp nhận câu trả lời “không” là sự trả lời duy nhất và sau cùng của hãng bảo hiểm nếu quí vị thấy họ quá đáng khi quí vị đã đọc kỹ lưỡng bản hợp đồng.
Chấp nhận sự từ chối bồi thường của hãng bảo hiểm một cách dễ dàng là lỗi lầm thông thường của rất nhiều người. Bởi vậy, giới chuyên viên khuyên rằng, trong nhiều trường hợp, câu trả lời “không” chưa hẳn đã là “không”. Nếu cần, tham khảo với một luật sư.
Theo Stuart Lieberman - một chuyên viên tư vấn pháp lý về các vụ kiện tụng bồi thường của các hãng bảo hiểm liên quan đến căn nhà, rất thông thường, khởi sự bao giờ cũng là sự từ chối bồi thường của các hãng bảo hiểm đối với các trường hợp đòi bồi thường liên quan đến môi sinh.
“Hầu hết mọi trường hợp, chúng tôi thấy các hãng bảo hiểm đều chịu bồi thường dù ban đầu họ đã từ chối.” - Lieberman nói. Ông cũng cho hay là nhiều luật sư khác mà ông biết cũng có tỉ lệ thành công rất cao đối với các vụ kiện tụng như vậy.
Giả sử quí vị bị hãng bảo hiểm từ chối bồi thường về các vấn đề thiệt hại liên quan đến môi sinh, các hợp đồng bảo hiểm thường có các điều khoản nói quí vị có quyền đòi khiếu nại với một cơ quan trọng tài. Nên nắm vững điều này và sử dụng quyền hạn của quí vị theo các giới hạn về thời gian kể từ khi thiệt hại xảy ra mà quí vị biết được và báo cáo cho hãng bảo hiểm. Nếu quí vị không thực hiện đúng như vậy, quí vị có thể thua thiệt.
Nhiều bản hợp đồng bảo hiểm nhà xác định rõ rệt những gì phải xảy ra trước khi quí vị có thể đi kiện với cáo buộc là họ đã từ chối một cách phi lý, và, như mới nói ở trên, quí vị phải kiện trong một thời hạn nhất định, nếu không, quyền hạn của quí vị trở thành vô dụng.
Còn đối với các trường hợp đòi bồi thường thiệt hại cho các vấn đề môi sinh của một cơ sở thương mại, đây là các trường hợp khá chuyên biệt. Nếu quí vị quyết định mướn luật sư, nên mướn khi vụ việc mới xảy ra càng sớm càng tốt, theo quan điểm của Lieberman. Bởi vì, theo ông, các hãng bảo hiểm thường có một lượng dồi dào luật sư được thuê để bảo vệ cho công cuộc kinh doanh của họ, vốn dĩ, chuyện kiện tụng xảy ra như “cơm bữa”.
Trong trường hợp quí vị thuê luật sư, một điều cũng nên ghi nhận là quí vị cũng có quyền đòi hãng bảo hiểm trả cho quí vị tốn phí pháp lý như một phần của số tiền bồi thường, tức là tiền quí vị phải thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi cho quí vị, trong trường hợp quí vị thắng kiện. Thêm nữa, trong trường hợp hãng bảo hiểm cố tình làm trái và gây nhiều thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần, quí vị còn có quyền đòi bồi thường trừng phạt (punitive damages) mà khoản này được luật pháp nêu rõ để trừng trị các hãng bảo hiểm cố tình gian dối.
Trích từ báo Người Việt online, June 3, 2004 VƯƠNG THUẬN
|
Những điều nên biết về bảo hiểm nhà
Logo của hãng bảo hiểm Farmers, một trong những hãng bảo hiểm lớn về bảo hiểm nhà, bảo hiểm xe ở Hoa Kỳ, trên lưng áo một nữ đấu thủ bóng rổ đội Sparks ở Los Angeles. Các hãng bảo hiểm tranh dành ráo riết thị phần nên quảng cáo xuất hiện nhan nhản khắp nơi. (Hình: AFP/Getty Images) 1. Sự trung thành không có lợi
Các chuyên viên trong kỹ nghệ nói nhiều hãng bảo hiểm đã tăng giá biểu để bù lại những mất mát mà họ gánh chịu trong cuộc khủng hoảng tài chánh. Trong khi đó, họ đang cạnh tranh gay gắt để giành khách hàng mới, điều đó có nghĩa vài hãng đang thu hút khách hàng mới bằng những giá biểu thấp hơn so với những khách hàng hiện hữu. Khi bức thư thông báo việc tái tục hàng năm được gởi cho bạn, bạn hãy kiểm tra các website InsWeb.com và NetQuote.com để xem bạn có thể chộp lấy một giá biểu tốt hơn ở nơi nào khác hay không. Hãy xem xét việc chuyển cả bảo hiểm xe hơi; kết hợp bảo hiểm nhà và xe hơi với cùng hãng bảo hiểm có thể giảm các bảo phí tổng cộng khoảng 5% đến 15%. 2. Có thể bạn có quá nhiều che chở
Các chính sách bảo hiểm thường chứa những điều khoản bảo vệ trước tình trạng lạm phát sẽ tự động tăng số tiền mà bạn có thể được bồi thường. Hiện giờ, hãy bỏ qua sự bảo vệ lạm phát và điều chỉnh số tiền bồi thường của bạn tới một con số thực tế hơn. Hạ thấp trị giá để thay thế, thí dụ từ $300,000 còn $250,000, có thể bớt cho bạn khoảng 10% bảo phí. 3. Một báo cáo xấu có thể làm bạn tốn tiền
Cũng như những nhà tài trợ kiểm tra tiểu sử tín dụng của bạn trước khi ấn định lãi suất tính với bạn, các hãng bảo hiểm nhìn vào các kho dữ kiện trên toàn quốc để xem xét những khiếu nại mà bạn đã nộp trong quá khứ. Những hồ sơ đó có thể đầy rẫy những sai lầm, theo Doug Heller, giám đốc điều hành của Consumer Watchdog, một nhóm tranh đấu về bảo hiểm. Hãy kiểm tra báo cáo bảo hiểm của bạn để tìm những sai lầm tại choicetrust.com. Báo cáo này miễn phí nếu bạn bị hãng bảo hiểm từ chối không bán bảo hiểm (nếu không, bạn sẽ tốn $19.50). 4. Những khiếu nại nhỏ có thể cũng gây tốn kém cho bạn
Chấp nhận những khoản trừ trước (deductible) cao nhất mà bạn có thể kham nổi và trông cậy vào tiền tiết kiệm để trang trải những khoản sửa chữa nhỏ. Khiếu nại mỗi khi cửa sổ bị hư hoặc ống nước rò rỉ có thể khiến các bảo phí của bạn tăng lên từ 10% đến 15%. Gia tăng tiền deductible của bạn, thí dụ từ $500 thành $1,000, có thể hạ bảo phí hàng năm của bạn tới 25%, theo Insurance Information Institude. 5. Tiểu sử của căn nhà cũng đóng một vai trò
Bạn đang tìm mua một căn nhà khác phải không? Có vẻ bất công, nhưng những khiếu nại đòi bồi thường liên hệ tới tài sản trước khi bạn mua có thể khiến bạn phải trả bảo phí cao hơn. Một số địa điểm (chẳng hạn như những nơi dễ lụt lội) có thể đưa tới những khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường. Ðể có những thông tin về những khiếu nại trong quá khứ, hãy đòi hỏi người bán cung cấp một bản sao báo cáo những khiếu nại. Ðúng, bạn bị mắc kẹt với tiểu sử của căn nhà mà bạn mua, nhưng bạn có thể sử dụng những gì mà bạn tìm thấy để thương lượng một giá thấp hơn với người bán. (nn) Trích từ báo Người Việt onlie, Sept 9, 2010 |
Bảo hiểm nhàNgười Việt, Monday, June 21, 2010 4:35:30 PM Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây viết rất tổng quát và chỉ có tính cách tham khảo, dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt là các tài liệu căn bản về địa ốc của Sở Ðịa Ốc Tiểu Bang California, về vấn đề mua bán nhà cửa và vay tiền mua nhà cùng một số vấn đề liên quan. Với số trang giấy giới hạn, các đề tài sẽ được trình bày tổng quát, và vì thế sơ lược, không đầy đủ. Tài liệu này tập trung vào một chủ đề: mua bán một căn nhà biệt lập (single family residence), mà không nói đến các chuyện cho thuê hay chuyển quyền sử dụng, sở hữu khác. Kỳ 5: Bảo hiểm cho bất động sản Mua bảo hiểm cho bất động sản (Homeowners insurance) là mua sự bảo vệ tài chính phòng ngừa các biến cố xảy đến gây thiệt hại cho căn nhà và cả người, đồ vật trong căn nhà, vườn tược cây cối. Một bản hợp đồng bảo hiểm tiêu chuẩn gồm sự bồi thường thiệt hại cho cả tài sản và trách nhiệm pháp lý bất cứ thương tích hay thiệt hại tài sản mà chủ nhà, người trong gia đình gây ra cho người khác. Sự bồi thường cũng bao gồm luôn cả sự thiệt hại gây ra bởi thú vật (pets) nuôi trong nhà. Thiệt hại gây ra bởi hầu hết các loại thiên tai cũng được bồi thường nhưng có những biệt lệ. Ðáng kể nhất là thiệt hại gây ra bởi lũ lụt, động đất hay sự sao lãng không bảo trì đúng mức. Khi mua bảo hiểm cho căn nhà, nên đặt rất nhiều câu hỏi cho người đại diện của hãng bảo hiểm để biết bản hợp đồng gồm những gì, bồi thường ra sao, những gì gọi là biệt lệ không được bồi thường. Khi nhận được bản hợp đồng, nên đọc kỹ để biết rõ các điều khoản viết trên đó. Rất nhiều người đã ngỡ ngàng khi biết rằng sự thiệt hại xảy đến cho mình không được bồi thường. Nạn nhân các trận bão Rita và bão Katrina xảy ra năm 2005 ở các tiểu bang Mississippi, Louisiana, Texas là các thí dụ điển hình. Nhiều người bị bay mất nhà hoặc hư hại nặng nhưng bị hãng bảo hiểm từ chối bồi thường. Lý do là họ không mua bảo hiểm lụt. Họ chỉ mua bảo hiểm phòng ngừa sự thiệt hại gây ra bởi gió bão (tiêu chuẩn). Các hãng bảo hiểm viện cớ rằng nhà của họ đã bị nước lụt dâng lên làm hư hại hoặc cuốn đi. Cho dù có thiệt hại vì gió bão, căn nhà cũng bị hư hại bởi nước lụt, nên các hãng bảo hiểm không chịu bồi thường. Các loại thiên tai gây nhiều thiệt hại lớn như động đất, lụt đều có các chương trình bảo hiểm riêng và chủ nhà phải mua thêm.
Một hợp đồng bảo hiểm tiêu chuẩn gồm những gì?
Một bản hợp đồng bảo hiểm nhà tiêu chuẩn (standard homeowners insurance policy) cốt yếu bao gồm 4 thứ bồi thường: - Bồi thường cho cấu trúc căn nhà. - Bồi thường cho tài sản, đồ đạc trong căn nhà. - Bồi thường vì trách nhiệm pháp lý. Cung cấp tài chính cho phí tổn chỗ ở tạm thời trong trường hợp căn nhà không còn ở được vì bị hư hại bởi thiên tai, hỏa hoạn hay các biến cố khác.
* Bồi thường cấu trúc căn nhà: Phần này của bản hợp đồng bảo hiểm bồi thường để trả cho các phí tổn sửa chữa, xây cất lại nếu hư hỏng hoàn toàn, do hậu quả bởi hỏa hoạn, bão gió, mưa đá, sét đánh hoặc các loại thiên tai khác được liệt kê trong bản hợp đồng. Các sự thiệt hại do các thiên tai khác như lụt, động đất và sự hư hại do quá cũ sẽ không được bồi thường, và thuộc về những hợp đồng bảo hiểm riêng rẽ. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm tiêu chuẩn đều bồi thường cho cả những phần của căn nhà nhưng không dính liền vào căn nhà (detached) như nhà để xe (garage), nhà kho (storage shed), nhà chơi hay bồn tắm nổi (zaccuzi/gazebo). Tuy nhiên, một cách tổng quát, các cấu trúc này chỉ được bồi thường khoảng 10% của số tiền được bồi thường cho cấu trúc căn nhà. Nếu chủ nhà cần bảo hiểm nhiều hơn, phải thảo luận với đại diện của hãng bảo hiểm.
* Bồi thường cho tài sản cá nhân: Giường tủ, bàn ghế, quần áo, trang cụ thể thao và các tài sản cá nhân khác (personnal belongings) đều được bồi thường, nếu chúng bị mất trộm hoặc bị thiệt hại bởi thiên tai như hỏa hoạn, bão gió, hoặc các loại thiên tai khác được nêu rõ trong bản hợp đồng. Hầu hết các hãng bảo hiểm đều bồi thường từ 50% đến 70% cho các thiệt hại tài sản cá nhân so với số tiền đền cho cấu trúc căn nhà. Thí dụ nếu tiền bồi thường cho cấu trúc căn nhà là $100,000, tiền bồi thường cho đồ đạc trong nhà cũng có thể từ $50,000 đến $70,000. Theo lời khuyên của giới chuyên viên, chủ nhà nên thiết lập một danh sách đồ đạc, tài sản trong nhà gồm những gì, trị giá bao nhiêu. Nếu còn giữ được hóa đơn (receipts) mua sắm càng tốt. Nếu quay phim, chụp hình làm tài liệu lưu trữ lại càng tốt hơn nữa. Khi một biến cố bất thường xảy ra, chủ nhà có tài liệu để trưng dẫn cho hãng bảo hiểm để yêu cầu bồi thường. Những loại tài sản cá nhân đắt tiền như nữ trang, áo lông thú, các bộ dao kéo bàn ăn (silverware) đắt tiền cũng đều được bồi thường nhưng chúng bị giới hạn số tiền bồi thường. Nên đọc kỹ bản hợp đồng. Muốn được bồi thường trọn trị giá của các thứ này, nên thảo luận với đại diện hãng bảo hiểm. Cây cối trong vườn cũng được bồi thường trong bản hợp đồng tiêu chuẩn, nhưng chúng chỉ được bồi thường khoảng 5% so với số tiền bồi thường cho cấu trúc căn nhà. Các loại tai họa xảy ra gay thiệt hại và được bồi thường gồm có mất trộm, hỏa hoạn, sét đánh, chất nổ, phá hoại, bạo loạn và cả máy bay rơi trúng. Tuy nhiên, cây cối nếu bị gió lay gẫy, hoặc cây bị sâu bệnh mà chết hay đổ xuống lại không được bồi thường.
* Bồi thường vì phải chịu trách nhiệm pháp lý: Bồi thường do chủ nhà phải chịu trách nhiệm pháp lý (liability) khi có ai kiện vì họ bị thương tích hay có tài sản bị thiệt hại gây ra bởi chủ nhà hoặc các người thân trong nhà. Phần bảo hiểm này cũng bao gồm cả sự thiệt hại gây ra bởi thú vật (pets) của chủ nhà đối với người khác hoặc tài sản của họ. Thí dụ, nếu con của chủ nhà hoặc con chó của chủ nhà làm hư hỏng tấm thảm rất đắt tiền của nhà hàng xóm, hãng bảo hiểm sẽ bồi thường. Tuy nhiên, nếu chúng lại làm hỏng thảm của nhà mình, hãng bảo hiểm không đền. Phần này của hợp đồng bảo hiểm giúp chủ nhà đền tiền cho các chi phí luật sư và cả những khoản phải bồi thường do phán quyết của tòa án, nhưng số tiền bị giới hạn bởi các điều khoản ghi trên hợp đồng. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý thường bắt đầu từ khoảng $100,000. Nhưng giới chuyên viên cho rằng người ta nên bảo hiểm khoản này ít nhất $300,000. Phần bảo hiểm này cũng trả các khoản chi phí y tế. Trong trường hợp người bạn hay hàng xóm bị thương trong nhà, những người đó chỉ cần nộp giấy chứng từ tốn phí y tế cho hãng bảo hiểm của chủ nhà. Cách này, chi phí y tế được bồi hoàn mà chủ nhà không bị đòi bồi thường vì trách nhiệm (liability). Tiền bồi thường cho khoản này nằm từ $1,000 đến $5,000. Tuy nhiên, nếu người trong nhà hoặc thú vật của gia đình bị thương tích lại không được bồi thường.
* Chi phí chỗ ở tạm: Phần này của bản hợp đồng bảo hiểm cung cấp tài chánh cho gia đình chủ nhà sống tạm ở một địa điểm khác vì căn nhà đã bị hư hại bởi hỏa hoạn, bão gió hoặc các loại biến động khác được nêu rõ trong bản hợp đồng. Số tiền được cung cấp gồm tiền thuê khách sạn, tiền ăn tiệm và các phí khoản khác trong khi chờ đợi căn nhà được sửa chữa hay xây lại. Phần bồi thường này nhiều ít, thay đổi khác nhau tùy từng hãng bảo hiểm. Một số công ty trả khoản này lối 20% trên số tiền bảo hiểm cho căn nhà. Chủ nhà có thể tăng thêm khoản được bồi thường này nếu trả thêm tiền bảo phí.
Một số thiên tai phải mua bảo hiểm riêng
Một số thiên tai gây thiệt hại lớn không được các hãng bảo hiểm đứng ra nhận vì nhiều khi sự thiệt hại quá lớn lao, các hãng bảo hiểm không đủ sức bồi thường. Chính phủ phải đứng ra gánh mà các hãng bảo hiểm chỉ đứng làm bình phong để làm đại diện. Ðó là lụt và động đất. Nhiều hãng bảo hiểm đã phá sản hoặc điêu đứng vì bồi thường cho những vụ động đất lớn gây thiệt hại quá nặng nề cho nhà cửa. Các trận lụt lớn cũng vậy. Chịu đựng không nổi, các hãng bảo hiểm đã từ chối nhận lãnh bảo hiểm các loại thiên tai này.
* Ðộng đất: Ðộng đất xảy tại rất nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, nhưng nặng nhất vẫn là tiểu bang California. Các cuộc khảo cứu khoa học cho thấy tiểu bang này có nhiều đường rãnh nứt (faults) dưới lòng đất nên hay có động đất. Hợp đồng bảo hiểm về sự thiệt hại gây ra bởi động đất là một bản hợp đồng riêng. Tại những khu vực hay xảy ra động đất, khi mua nhà, người chủ nhà có thể bị nhà tài trợ đòi phải mua bảo hiểm động đất. Trong tiểu bang California, người ta có thể mua bảo hiểm động đất xuyên qua trung gian của các hãng bảo hiểm, hoặc mua trực tiếp từ cơ quan của chính phủ tiểu bang (http://earthquakeauthority.com). Loại bảo hiểm này thường đòi hỏi chủ nhà phải tự trả trước các phí tổn sửa chữa theo một tỉ lệ khá cao (high deductible) khi có trận động đất xảy ra.
* Lụt: Nhiều khu vực tuy không thấy bị lụt, nhưng nằm trong các khu vực có thể xảy ra lụt (flood zone) theo sự đánh giá của các chuyên viên chính phủ đi khảo sát hàng năm. Những khu vực này, khi mua nhà, nhà tài trợ thường buộc người xin vay tiền phải mua bảo hiểm lụt, ngoài bảo hiểm tiêu chuẩn cho căn nhà. Chủ nhà mua bảo hiểm lụt từ các công ty bảo hiểm đứng làm bình phong cho cơ quan phụ trách chương trình bảo hiểm lụt của chính phủ liên bang (Federal Flood Insurance Program). Ðiện thoại của cơ quan này: 800-427-4661 hoặc vào địa chỉ điện thư http://www.fema.gov/nfip. Tiền bồi thường cho thiệt hại vì lũ lụt gồm phí tổn thay thế cho cấu trúc căn nhà bị hư hại hoặc bị cuốn trôi. Tuy nhiên, rất giới hạn bồi thường cho tài sản cá nhân bên trong căn nhà.
Không mua bảo hiểm được không?
Ðối với những người làm thủ tục vay nợ để mua nhà, nhà tài trợ không cho vay tiền nếu căn nhà không mua bảo hiểm. Nhà tài trợ cần được bảo vệ cho số tiền mà họ đầu tư, tức là cho người ta vay tiền mua nhà. Nếu chủ nhà không còn nợ nần gì ai trên căn nhà, mua hay không mua các loại bảo hiểm cho căn nhà, tùy ý. Nhưng trên nước Mỹ, chỗ nào cũng có một hay nhiều loại thiên tai và cũng dễ xảy đến. Tiểu bang này hay bị bão, tiểu bang kia bị động đất, tiểu bang khác bị bão tuyết, tiểu bang kia nữa hay bị lốc. Sự thiệt hại nhiều khi vượt quá khả năng tài chính của chủ nhà nếu phải xây lại nhà khác hoặc sửa chữa nhiều. Khi xảy ra trận bão Rita và Katrina năm 2005, rất nhiều gia đình Việt Nam ở khu vực Port Arthur (Texas), New Orleans (Louisiana) có nhà bị bão lụt làm hư hại nặng hoặc tàn phá hoàn toàn. Một số đáng kể những gia đình đó đã không mua bảo hiểm cho căn nhà. Sửa chữa hoặc xây mới lại căn khác tốn những số tiền rất lớn. Lý do họ không mua bảo hiểm vì giá nhà ở đó rẻ, họ đã trả dứt căn nhà ngay từ đầu. Và cũng bỏ không mua bảo hiểm vì thấy trả tiền cho hãng bảo hiểm "ăn không". Họ đã không ngờ một ngày kia bão lụt lớn xảy đến, nhà cửa tan tành và mình phải tự chịu lấy sự thiệt hại lớn lao. Lúc họ mua nhà nhiều năm trước, giá một căn nhà chỉ từ khoảng $20,000 đến $30,000. Nhưng sau khi xảy ra các trận bão vừa nói, tiền xây cất lại một căn nhà mới phải trên dưới $100,000. |