Nguyễn Andy Salesperson Cell: 416-894-8162 E mail: andy649@gmail.com |
Trang Nhà | Tìm Nhà | Thị trường | Kiểm Tra | Mortgage | Mua Nhà | Bảo hiểm | Chủ nhà nên biết | Bán Nhà | Tài Liệu Khác | Máy Tính | Liên Kết |
Tài Liệu Khác |
Phụ nữ và Bạo hànhXin giới thiệu 4 tài liệu sau từ www.metrac.org:
Lệnh cấm liên lạcThe Law Foundation of OntarioThông tin trong cuốn sách nhỏ này chỉ là những thông tin pháp lý khái quát. Quý vị nên xin tư vấn pháp lý về trường hợp riêng của quý vị. Nếu quý vị cảm thấy bị người bạn đời, người bạn đời cũ, thành viên trong gia đình, hay người lạ đe dọa hoặc lén theo (ví dụ như bị bám theo sau, theo dõi, quấy rối) thì quý vị nên xin một “lệnh cấm liên lạc” (No Contact Order-NCO). Quý vị cũng nên nghĩ đến xin lệnh cấm liên lạc nếu quý vị sắp được ra khám hay tù và lo sợ cho sự an toàn của mình và của những người thân yêu. Mặc dù các NCO có thể là một bước quan trọng trong việc bảo vệ quý vị và những người thân yêu nhưng nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người LGBT (những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính luyến ái, chuyển đổi giới tính), thổ dân, người bị cho là thiểu số vì nguồn gốc chủng tộc, người mới nhập cư, và phụ nữ trẻ, có thể ngần ngại khi xin lệnh này vì nhiều lý do:
Người đó phải:
Khi một ai đó “vi phạm” (không tuân theo) NCO thì hiệu lực của lệnh sẽ tùy thuộc vào việc quý vị liên hệ với cảnh sát và yêu cầu thực thi lệnh đó. Điều không hay là quý vị nên luôn nhớ rằng không phải lúc nào cảnh sát cũng có hành động chống lại người đã vi phạm các lệnh này. NCO không thể thay được nhu cầu cần phải có một kế hoạch an toàn. Hãy liên hệ với nơi tạm trú cho phụ nữ hoặc cơ quan phục vụ cho phụ nữ để xin giúp đỡ lập một kế hoạch an toàn. Lệnh ngăn cấmLệnh ngăn cấm có hiệu lực như thế nào?Lệnh này áp dụng cho người bạn đời, người bạn đời cũ, và thành viên trong gia đình, nhưng không áp dụng đối với người lạ. Nó không áp dụng đối với tài sản và lệnh này có hiệu lực trong khoảng thời gian từ vài ngày tới vài tháng hoặc có thể được chuyển thành lệnh vĩnh viễn. Làm thế nào để tôi xin được lệnh ngăn cấm?Quý vị phải xin lệnh này từ thẩm phán của Tòa án Gia đình. Quý vị có thể xin riêng một lệnh ngăn cấm, hoặc lệnh có thể là một phần của sự việc khác mà tòa án gia đình đang thụ lý (ví dụ như vụ việc nuôi dưỡng con cái hoặc ly dị). Việc xin lệnh này có thể mất tới một vài tháng. Điều gì xảy ra nếu quý vị hiện đang gặp nguy hiểm?Quý vị có thể yêu cầu tòa cho một lệnh ngăn cấm “cấp theo một phía” (một lệnh ngăn cấm mà quý vị có thể yêu cầu tòa cấp mà không cần có sự tham gia của đối phương). Việc này có thể quan trọng nếu người đó sắp ra khỏi khám hoặc vì một lý do khẩn cấp khác mà quý vị lo sợ cho sự an toàn trước mắt của quý vị. Người ngược đãi quý vị không được biết về việc quý vị xin tòa cấp lệnh. Thẩm phán có thể cấp lệnh ngay lập tức nếu họ tin nỗi lo sợ trước mắt đối với sự an toàn của quý vị là đúng. Lệnh cấp theo một phía chỉ là một biện pháp tạm thời. Lệnh này có thể hết hiệu lực trong vòng 24 giờ hoặc tối đa là một tuần. Nếu quý vị muốn lệnh ngăn cấm có hiệu lực lâu hơn, quý vị sẽ cần phải xin được gia hạn hoặc xin một lệnh ngăn cấm thường. Quá trình xin lệnh ngăn cấm thường có những gì?Quý vị phải nộp đơn xin chính thức, cung cấp bằng chứng và sẽ có một phiên xử để hai bên có thể đưa ra những tranh cải của mình. Trước khi xin thay đổi các điều khoản của lệnh (những thông tin chi tiết trong lệnh), phải hìểu rỏ ý muốn của quý vị và chắc rằng quý vị đang không bị áp lực hoặc đe dọa, bởi vì sẽ khó quay lại tòa và yêu cầu xin lại các điều khoản ban đầu. Trong trường hợp quý vị quyết định thay đổi các điều khoản: Cam kết Hòa giải (hay còn được gọi là “ký kết trước tòa” hoặc một “810”)Cam kết hòa giải có hiệu lực như thế nào?Cam kết này áp dụng đối với người bạn đời, người bạn đời cũ, người phối ngẫu, thành viên gia đình hay người lạ. Nó cũng áp dụng với bất cứ mối đe dọa hay hành động bạo lực nào làm hư hại cho tài sản của quý vị cũng như những người thân yêu của quý vị. Cam kết này có hiệu lực tối đa 12 tháng, và nếu người đã ngược đãi hoặc lén theo quý vị từ chối ký kết thì họ sẽ bị bắt giam tối đa là 12 tháng. Tôi xin cam kết hòa giải bằng cách nào?Hãy xin lịch hẹn gặp Thẩm phán Tòa Hòa Giải (Justice of the Peace - JP) tại tòa án tỉnh bang để giải thích lý do tại sao quý vị xin cam kết hòa giải (không cần có sự can dự của cảnh sát). Nếu JP đồng ý rằng cần phải có một cam kết hòa giải trong trường hợp của quý vị, họ sẽ cấp một văn bản yêu cầu người mà quý vị lo ngại đến hầu tòa vào một ngày cụ thể. Tại buổi hầu tòa: Quý vị cần những thông tin hay bằng chứng gì để xin được một lệnh ngăn cấm hoặc cam kết hòa giải?Thẩm phán hoặc JP cần những thông tin nhất định trước khi họ cấp một trong những lệnh tòa này. Họ phải tin rằng nỗi sợ hãi của quý vị là “có căn cứ” (điều này có nghĩa là một người tương tự trong tình cảnh của quý vị cũng sẽ lo sợ như vậy). Quý vị nên thu thập chứng cớ để chứng minh rằng nỗi lo sợ của quý vị là có căn cứ: Cam Kết Hòa Giải Chung.Các JP thường cấp “cam kết hòa giải chung” (“mutual peace bonds”) quy định rằng quý vị và người kia cả hai đều không được có bất cứ liên lạc nào với nhau. Điều này ám chỉ rằng quý vị đã làm điều gì đó khiêu khích sự quấy nhiễu. Cẩn trọng: nếu quý vị đồng ý với cam kết hòa giải chung thì có thể dẫn đến những vấn đề với các lĩnh vực pháp lý khác ví dụ như việc nuôi dưỡng con cái và tình trạng nhập cư. Ngay sau khi quý vị ký cam kết hòa giải, quý vị không được liên lạc với người kia vì làm như thế là một sự vi phạm cam kết. Nếu quý vị vi phạm cam kết hòa giải chung, điều đó có nghĩa là quý vị có tội và có thể bị buộc tội. Tôi có thể thay đổi các điều khoản của cam kết hòa giải không?Có, nhưng đây là việc làm khó, và quý vị sẽ phải thực hiện lại toàn bộ quy trình. Điều gì xảy ra nếu lệnh ngăn cấm hoặc cam kết hòa giải bị vi phạm?Các điều khoản tại ngoại (còn được gọi là “các điều kiện bảo chứng”) là gì?Khi một người bị cảnh sát buộc tội và bị bắt giam, có một phiên điều trần bảo chứng (bail hearing) diễn ra trước khi người đó được thả khỏi nhà giam. Phiên điều trần bảo chứng thường diễn ra trong một hoặc hai ngày sau khi bị buộc tội. JP hoặc thẩm phán đưa ra quyết định cho tại ngoại căn cứ vào những bằng chứng do Công tố viên và luật sư của bị cáo cung cấp. Trong trường hợp có nạn nhân, ví dụ như trong những trường hợp hành hung hoặc quấy rối hình sự, một trong những điều kiện bảo chứng thông thường là bị cáo phải tránh xa nạn nhân. Đây được gọi là một “điều khoản tại ngoại ” (“term of release”). Các điều kiện bảo chứng vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi các thủ tục tố tụng hình sự được hoàn tất (ví dụ như khi bị cáo bị tuyên bố là “có tội” hoặc được chứng minh là “vô tội” hoặc lời buộc tội được rút lại). Các điều kiện bảo chứng có thể được thay đổi, nhưng phải được sự chấp thuận của nạn nhân nếu bị cáo muốn điều khoản cấm liên lạc được xóa bỏ. Tôi xin điều khoản tại ngoại bằng cách nào?Trước khi bị cáo bị sắp được thả ra vì nộp tiền bảo chứng, Công tố viên sẽ hỏi quý vị cần những gì để cảm thấy an toàn. Quý vị có thể nói rằng quý vị không muốn bị cáo liên lạc với quý vị (trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua e-mail, v.v...). Sau đó Công tố viên sẽ đề nghị tòa áp dụng các điều khoản tại ngoại. JP hoặc thẩm phán sẽ đưa ra quyết định dựa vào những đề nghị này và những tranh luận mà luật sư của bị cáo đưa ra. Điều gì xảy ra nếu các điều khoản tại ngoại bị vi phạm?Họ có thể bị buộc tội vi phạm các điều kiện bảo chứng của mình và sẽ bị bắt giữ lại đưa ra hầu tòa để đặt ra những điều kiện bảo chứng mới. Tôi có thể thay đổi các điều khoản không? Quý vị có thể đến văn phòng Chương trình Hỗ trợ Nạn nhân-Nhân chứng và yêu cầu họ giúp đỡ quý vị nói chuyện với Công tố viên để xin tòa án thay đổi các điều khoản tại ngoại. vị công
tố viên sẽ đưa ra đề nghị tòa áp dụng các điều khoản mới. Trong cuộc xét lại điều khoản bảo chứng,
JP hoặc thẩm phán sẽ quyết định chấp nhận hay không chấp nhận (những) sự thay đổi.
|
Buộc Tội Song PhươngNhững phụ nữ đã trải qua tinh trạng bạo hành thường sợ khai báo sự việc tới các cơ quan chức năng vì nhiều lý do. Có thể họ hổ thẹn là họ đang phải đối mặt với tình trạng bạo hành, đặc biệt là do chính những người họ yêu thương hay đã từng thương yêu gây ra, và có thể họ sợ những hậu quả có thể xảy ra như:
Khép tội và bỏ tù phụ nữ vì họ đã khai báo tình trạng bạo hành sẽ ủng hộ thêm cho những quan niệm hoang đường làm cho nhiều người tin rằng:
Cuối cùng là, việc khép tội những người phụ nữ bị bạo hành cũng có thể làm cho tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là khi họ đang bị quản thúc hoặc bị bỏ tù. Buộc tội ép buộcỞ tỉnh bang Ontario, cảnh sát phải buộc tội trong các trường hợp bạo hành gia đình khi họ có bằng chứng hành hung đã xảy ra. Đây được gọi là “buộc tội ép buộc” (“mandatory charging”). Phụ nữ không thể yêu cầu hủy bỏ (các) buộc tội - chỉ có Công tố viên (Crown Attorney) mới có thể làm được việc đó. Những mục tiêu chính của việc buộc tội ép buộc là: Nhưng việc buộc tội ép buộc cũng có tác động xấu đến phụ nữ, đặc biệt là đối với những người lo sợ rằng việc này dẫn đến tình trạng bạo hành nhiều hơn hoặc những người không muốn các cơ quan pháp lý đưa ra quyết định cho cuộc đời họ. Trong một số trường hợp, một cuộc gọi cho cảnh sát có thể cứu mạng người phụ nữ nhưng trong những trường hợp khác thì cuộc gọi đó có thể đẩy họ vào tình cảnh nguy hiểm hơn. Sau khi cảnh sát được gọi thì người phụ nữ sẽ có ít khả năng kiểm soát những gì xảy ra hơn. Những chọn lựa khác cho phụ nữ có thể cân nhắc là xin lệnh ngăn cấm hoặc một cam kết hòa giải để buộc người ngược đãi họ phải dọn đi nơi khác sống hoặc không được phép liên lạc với mình nữa. Quý vị có thể xin được lệnh ngăn cấm từ thẩm phán Tòa Án Gia Đình (Family Court). Thẩm phán sẽ ra lệnh rằng người bạn đời hay thành viên trong gia đình của quý vị tránh xa quý vị và không được liên lạc với quý vị. Quý vị cũng có thể xin được cam kết hòa giải từ Thẩm Phán Tòa Hòa Giải ở tòa án tỉnh bang với hiệu lực tương tự. Xin hãy lưu ý rằng một cam kết hòa giải cũng có thể bảo vệ tài sản của quý vị. Để biết thêm thông tin, hãy xem cuốn sách nhỏ nói về “lệnh cấm liên lạc” (“no contact orders”). Buộc tội song phương“Buộc tội song phương” (“Dual charging”) xảy ra khi viên chức cảnh sát buộc tội cả hai bên lúc họ phản ứng với một cuộc gọi khai báo bạo hành gia đình. Một số cuộc thống kê cho thấy rằng cảnh sát ngày càng buộc tội phụ nữ nhiều hơn trong các cuộc gọi khai báo hành hung gia đình cho dù trong thực tế là, trong nhiều trường hợp, phụ nữ đã phải hành động tự vệ để bảo vệ cho bản thân và/hoặc cho con cái họ. Phụ nữ trong các mối quan hệ đồng tính dễ bị buộc tội song phương vì định kiến mà họ phải đối mặt và thực tế là cảnh sát không phải lúc nào cũng biết nhiều về các mối quan hệ đồng tính nữ. Những phụ nữ thổ dân và phụ nữ da màu thường được đối xử như đàn ông trong những trường hợp xảy ra bạo hành gia đình, vì người ta hiếm khi thấy họ “hiền lành” và “thiếu khả năng phản vệ” như người ta thường thấy ở phụ nữ da trắng. Trong những sự việc xảy ra liên quan đến phụ nữ vốn đã bị phân biệt chủng tộc và có các mối quan hệ đồng tính, cảnh sát thường hay buộc tội cả hai bên thay vì phải điều tra đúng cách để xác định ra ai là bên ngược đãi đối với bên còn lại. Để thực hiện được cuộc điều tra đúng cách, cảnh sát phải tìm hiểu về lai lịch của hai bên, những hồ sơ y tế, ảnh của những lần thương tích trước đây, và lời khai từ gia đình, bạn bè và hàng xóm. Những thông tin này cho biết ai là “kẻ gây hấn chủ yếu” (người thực sự đã hành hung). Điều quan trọng là phải nói cho cảnh sát biết về quá trình diễn ra tình trạng ngược đãi trước khi đưa ra lời buộc tội. Nếu quý vị cần một thông dịch viên, hãy cho cảnh sát biết. Nếu họ không sẵn lòng thu xếp cho quý vị một thông dịch viên, quý vị có thể yêu cầu họ tạo điều kiện cho quý vị nhờ bạn bè, thành viên trong gia đình hoặc hàng xóm thông dịch giúp. Việc buộc tội song phương có thể gây ra khó khăn tức thời đối với con cái, và Hiệp hội Bảo Vệ Trẻ em (Children’s Aid Society) có thể tách bọn trẻ khỏi bố mẹ và đưa chúng vào nhà nuôi dưỡng nếu cha mẹ chúng không cậy nhờ được bạn bè hay các thành viên trong gia đình chăm lo cho chúng. Ngoài ra, nếu một ai đó bị buộc tội lần đầu tiên, họ có thể không có khả năng xin được trợ giúp pháp lý. Điều này có thể là vấn đề khó khăn đối với người phụ nữ bị buộc tội lần đầu tiên, nhưng nếu người ngược đãi họ đã từng bị buộc tội thì họ có thể xin được trợ giúp pháp lý. Nhiều người phụ nữ nhận tội bởi vì có thể họ: Nhận tội sẽ tạo cho quý vị một lý lịch hình sự có thể gây khó khan cho quý vị khi xét xử ở tòa án gia đình (trong các vụ việc nuôi dưỡng hoặc bảo vệ con cái), các tố tụng pháp lý về tình trạng nhập cư (ví dụ như trục xuất), và những cơ hội việc làm (ví dụ như tuyển dụng hay đề bạt). Những người phụ nữ đã bị buộc tội cũng không thể tiếp cận tới các dịch vụ của Chương trình Hỗ trợ Nạn nhân- Nhân chứng (Victim-Witness Assistance Program). Vì những lý do này, điều quan trọng đối với phụ nữ đã bị buộc tội vô lý là hãy nghĩ đến việc biện hộ là “không có tội” khi bị buộc tội song phương và phối hợp với luật sư để chứng tỏ rằng người bạn đời của họ mới là kẻ ngược đãi chính và, nếu người phụ nữ có thực sự đã đánh trả lại thì họ cũng được xét là đã hành động tự vệ. |
Làm việc với luật sư
Trong một số trường hợp, quý vị có thể có khả năng giải quyết vấn đề pháp lý mà không cần nhờ giúp đỡ, nhưng trong những trường hợp khác, quý vị có thể cần phải cậy nhờ đến gia đình, bạn bè hay các cơ quan cộng đồng để tìm thuê một luật sư. Phạm tội hình sự có thể ảnh hưởng nhiều lĩnh vực trong đời sống của quý vị, bao gồm các vấn đề về việc làm, nuôi dưỡng con cái và tình trạng nhập cư. Điều quan trọng là phải tìm cho được một luật sư giỏi và am hiểu vấn đề hình sự của quý vị sẽ ảnh hưởng thế nào cho những lĩnh vực khác trong cuộc sống của quý vị.
Điều quan trọng là phải tìm được một luật sư hiểu được lai lịch của quý vị và nhận thức rằng lai lịch của quý vị có thể ảnh hưởng đến những vấn đề pháp lý của quý vị như thế nào. Hãy nhớ rằng, quý vị cần phải tìm một luật sư mà quý vị cảm thấy yên tâm. Tôi có cần một luật sư không?
Có một số việc có thể được xử lý mà không cần đến luật sư, ví dụ như những tội vi phạm luật giao thông nhẹ. Đối với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến luật gia đình, luật hình sự hoặc nhập cư, có thể cần phải nhờ đến một luật sư. Những người phụ nữ trẻ tuổi và những người phụ nữ không nói, đọc hay viết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp cần suy nghĩ kỹ về việc tìm hỗ trợ pháp lý dù là cho những vấn đề pháp lý ít nghiêm trọng hơn. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp quý vị quyết định khi nào thì cần đến một luật sư:
Tôi có thể tìm một luật sư cách nào?
Quý vị có thể nhờ một cơ quan cộng đồng, ví dụ như một trung tâm phục vụ người mới nhập cư giới thiệu cho một luật sư. Quý vị cũng có thể nhờ gia đình, bạn bè hay cán sự xã hội giới thiệu cho một luật sư, hoặc quý vị có thể gọi cho Dịch Vụ Giới Thiệu Luật Sư (Lawyer Referral Service): • 1-800-268-8326 (số điện thoại miễn phí) • 416-947-3330 (Toronto) để được giới thiệu một vị luật sư cung cấp cho quý vị một cuộc tư vấn miễn phí nửa giờ đồng hồ về lĩnh vực pháp luật mà quý vị cần được giúp đỡ. Nếu quý vị bị giam, hãy hỏi xem vị luật sư đó có chấp nhận hình thức cuộc gọi từ trong tù do người nghe trả tiền không.
Tôi phải trả công luật sư của tôi như thế nào?
Tôi có thể xin chứng thư pháp trợ không?Chương trình Pháp Trợ Ontario cấp chứng thư pháp trợ cho các luật sư để họ làm đại diện cho những ai không có đủ tiền để thuê cho mình một luật sư. Quý vị có thể có khả năng xin được chứng thư pháp trợ nếu vấn đề pháp lý của quý vị là một trong những vấn đề nằm trong lĩnh vực mà các chứng thư pháp trợ có thể giải quyết, và nếu quý vị chỉ còn lại rất ít hoặc không còn tiền sau khi đã thanh toán cho những nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm và nhà ở. Dịch vụ Chứng Thư Pháp Trợ giải quyết những vấn đề nào?
Dịch vụ này có thể giải quyết: Quý vị nộp đơn xin chứng thư Pháp Trợ như thế nào?Làm việc với luật sưXin lưu ý rằng: có nhiều luật sư không nhận các chứng thư pháp trợ Tôi nên cân nhắc những điều gì?Luật sư của quý vị phải:
Tôi có những trách nhiệm gì?
Tôi cần phải tìm những thông tin gì trong lần gặp gỡ hay cuộc gọi đầu tiên?
Sau đây là một số câu hỏi mà quý vị có thể đặt ra cho luật sưĐiều gì xảy ra nếu tôi gặp phải trục trặc?
Hãy nói chuyện với luật sư của quý vị về bất cứ vấn đề gì và mang một người khác đi cùng nếu cảm thấy giúp ích cho quý vị. có khi vấn đề chỉ là sự hiểu lầm. Tìm cách cải thiện vấn đề cho tương lai. Quý vị cũng có thể xin ý kiến thứ hai từ một luật sư khác. Nếu vấn đề của quý vị nghiêm trọng, quý vị có thể khiếu nạn đến Hội Luật Gia Canađa (Law Society of Upper Canada): • 1-800-268-7568 (số miễn phí) • 416-947-3310 (Toronto) Nếu quý vị sử dụng Dịch vụ chứng thư pháp trợ, quý vị có thể xin thay đổi luật sư. Nếu quý vị không sử dụng Dịch vụ này, quý vị có thể tự ý đổi luật sư vào bất cứ lúc nào. |
Phạt TùMặc dù tổng số vụ phạm tội bạo lực do phụ nữ gây ra là thấp, nhưng số phụ nữ phạm tội và bị xử tù đang ngày càng gia tăng. Ở Canađa, phần lớn những nữ tù bị giam giữ trong các nhà giam tỉnh bang. Đa số những người phụ nữ này bị kết án vì những tội do nghèo túng, ví dụ như trộm cắp, gian lận, ăn cắp ở cửa hàng, phạm tội liên quan đến giới tính-việc làm, và những tội phi bạo lực khác. Việc tiếp tục cắt giảm phúc lợi làm giảm số lượng và chất lượng phục vụ của các chương trình dành cho phụ nữ, có nghĩa là phụ nữ ngày càng bị buộc phải chống chọi để tồn tại. Phải chăm lo cho mình và con cái với nguồn tiền cạn kiệt và các nguồn hỗ trợ ít dần đi. Khi phải vật lộn với nghịch cảnh để sinh tồn thì thường dể dẫn đến việc phạm tội. Nhiều phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ cao gặp rắc rối với pháp luật và thường không được đối xử bình đẳng trước luật pháp. Phụ nữ thuộc nhóm thổ dân, người mới nhập cư, LGBT (người đồng tính nam nữ, song tính luyến ái, chuyển tính) , những bà mẹ nuôi con một mình, người khác biệt chủng tộc, người nghèo hoặc người có những vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc nghiện ngập thường có nguy cơ vi phạm pháp luật cao hơn những người khác vì định kiến và bạc đãi. Thỉnh thoảng phụ nữ được xử tội nhẹ hơn hoặc bị giam giữ ít thời gian hơn nếu họ nhận tội. Những người bị xử phạt tù ngắn hạn (2 năm kém một ngày ) sẻ được thụ án tại các nhà tù tỉnh bang. Nhưng các án phạt tù ngắn thời gian vẩn có thể phá hủy cuộc sống của những người phụ nữ bằng nhiều cách tương tự như những phụ nử thụ án dài hạn tại các nhà tù liên bang. Ví dụ, phụ nữ có thể mất việc làm, nhà ở, và quyền nuôi dưỡng con cái. Mặc dù án phạt ngắn hạn có vẻ như tốt hơn, nhưng các nhà tù tỉnh bang nhận được ít nguồn tài trợ hơn so với các nhà tù liên bang, vì thế phụ nữ trong các nhà tù tỉnh bang có ít cơ hội được tiếp cận tới các chương trình và dịch vụ cho tù nhân. Nhà tù không hẳn là giải phápMục đích của hệ thống cải huấn liên bang là nhằm giúp duy trì một xã hội công bằng, yên ổn, và an toàn bằng cách: (a) chấp hành các hình phạt tù do tòa tuyên án dưới sự giám sát an toàn và nhân đạo, và (b) cải huấn các phạm nhân và giúp họ chuẩn bị tái hòa nhập với cộng đồng như những công dân tuân thủ luật pháp bằng việc cung cấp các chương trình tại nhà giam và trong cộng đồng của họ. Mặc dù việc cải huấn và tái hòa nhập các phạm nhân là những mục đích chính của hệ thống nhà tù, nhưng vẩn không thể giúp phụ nữ trở về cuộc sống bình thường, tự lập, và giải quyết tận gốc những vấn đề dẩn đến phạm tội. Các nhà tù thường quá tải và thiếu nguồn tài trợ, và các quản giáo hiếm khi có khả năng cung cấp các dịch vụ và chương trình để có thể giúp mọi người xây dựng lại cuộc sống. Những phụ nữ phạm những tội nhỏ và phi bạo lực, bao gồm trộm cắp, gian lận, ăn cắp ở các cửa hàng, các tội liên quan đến giới tính việc làm, hay phạm những tội này vì nghèo túng, nghiện ngập hoặc có những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu không có những chương trình và dịch vụ phù hợp, họ không thể giải quyết được những khó khăn về mặt tài chính và xã hội dẫn họ tới việc phạm tội. Kết quả là, nhiều phụ nữ ra tù trở nên tồi tệ hơn so với lúc họ vào tù. Hiện có các chương trình nào dành cho phụ nữ trong nhà giam?Mặc dù các chương trình dành cho phụ nữ ít hơn, nhưng một số trong những chương trình đó cung cấp trong các nhà tù cũng giúp giải quyết những vấn đề như:
Có những biện pháp xử phạt nào khác ngoài giam giữ không?Xã hội ngày càng nhận thức được rằng những tội phạm phi bạo lực, đặc biệt là những người phạm tội vì lý do nghiện ngập, có những vấn đề về sức khỏe tâm thần, tuổi tác, hay nghèo đói, tình trạng của họ được giải quyết tốt hơn khi để họ sống trong cộng đồng của mình và có thể được hỗ trợ và tiếp cận tới các chương trình phục vụ. Hiện có hàng loạt các biện pháp xử phạt khác được áp dụng bao gồm biện pháp hòa giải giữa nạn nhân và phạm nhân, chương trình cải huấn, làm các dịch vụ trong cộng đồng và phạt tiền. Làm thế nào để tôi có thể được xét áp dụng biện pháp xử phạt khác với giam giữ?Ở tỉnh bang Ontario, có nhiều biện pháp xử phạt khác ngoài biện pháp phạt tù. Tính thích hợp của người phụ nữ đối với biện pháp xử phạt tùy thuộc vào biện pháp xử phạt đó có giúp giải quyết được những lý do dẩn đến họ phạm tội hay không, ví dụ như:
Có những biện pháp xử phạt khác dành cho những người thuộc những cộng đồng đặc biệt như những người trẻ tuổi, phụ nữ, thổ dân, những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, và những người nghiện ngập. Mặc dù Công tố viên sẽ phải phê chuẩn sự tham gia của quý vị vào một chương trình xử phạt khác, nhưng quý vị có thể được giới thiệu tới một chương trình bởi những người sau đây:
Hãy nhớ hỏi xem quý vị có hội đủ điều kiện được xét áp dụng biện pháp xử phạt khác ngoài giam giữ hay không. Một số điều kiện để được xét áp dụng các biện pháp xử phạt ngoài giam giữ là gì?Những biện pháp xử phạt ngoài giam giữ thường dành cho những người phạm các tội phi bạo lực, ít nguy hiểm, và không có tiền án bạo lực. Điều gì xảy ra nếu quý vị được chấp nhận tham gia vào một biện pháp xữ phạt thay thế cho giam giữ? Quý vị sẽ phải ký tên vào mẫu đồng ý tuân thủ theo các điều khoản của chương trình, thú nhận tội lổi, và bắt đầu tham gia vào chương trình ngay lập tức. Những việc quan trọng cần cân nhắc: việc nhận tội có thể ảnh hưởng đến những lĩnh vực trong cuộc sống của quý vị, bao gồm việc nuôi dưỡng con cái và tình trạng nhập cư của quý vị. Điều quan trọng là phải bàn với luật sư của quý vị trước khi nhận tội để được chấp nhận vào một chương trình thay thế biện pháp giam giữ. Đồng thời, điếu quan trọng là phải biết được những gì sẽ xảy ra nếu quý vị không thể hoàn thành được chương trình. Trong một số trường hợp, những người không thể hoàn thành sẽ phải chấp án phạt tù. |
Các dic̣h vụ khác:
Operation Springboard, Các Dịch Vụ Tư Pháp 2 Carlton Street, Suite 800 Toronto, ON, M5B 1J3 416-977-0089 Hiệp Hội Elizabeth Fry ở Toronto (Elizabeth Fry Society of Toronto) 215 Wellesley Street East Toronto, ON, M4X 1G1 416-924-3708 Hiệp Hội Elizabeth Fry ở Ottawa (Elizabeth Fry Society of Ottawa) 701-151 Slater Street/211 Bronson Avenue Ottawa, ON, K1P 5H3 613-237-7427 Dịch Vụ Pháp Trợ Thổ dân, Tòa án Gladue (các Dân tộc Thổ dân) ((Aboriginal Legal Services, Gladue (Aboriginal Persons) Court) 803-415 Yonge Street Toronto, ON, M5B 2E7 416-408-3967 Trung Tâm Cai nghiện và Sức Khỏe Tâm Thần, Tòa Chuyên Xử Cai Nghiện Bằng Thuốc ở Toronto (Centre for Addition and Mental Health, Toronto Drug Treatment Court) 1001 Queen Street West/60 White Squirrel Way Toronto, ON, M6J 1H4 416-535-8501
Dịch Vụ Hỗ Trợ Sức Khỏe Tân Thần (Community Resource Connections of Toronto, Mental Health Court Support Services) 366 Adelaide Street East, Suite 230 Toronto, ON, M5A 3X9 416-482-4103 Dịch Vụ Hỗ Trợ Sound Times (Sound Times Support Services) (sức khỏe tâm thần) 280 Parliament Street Toronto, ON, M4A 3A4 416-979-1700 Dịch Vụ Cai Nghiện Breakaway (lạm dụng hóa chất/nghiện ngập) 2 Billingham Road, 4th Floor Toronto, ON, M9B 6E1 416-234-1942 Cơ Quan Trị Liệu Stonehenge (Stonehenge Therapeutic Community) (lạm dụng hóa chất/ nghiện ngập) 60 Westwood Road Guelph, ON, N1H 7X3 519-837-1470 Bệnh Viện Đa khoa North York, Chương Trình Hỗ Trợ Tòa Xử Bệnh Nhân Ngoại Trú (North York General Hospital, Outpatient Court Support Program) 555 Finch Avenue West Toronto, ON, M2K 1N5 416-632-8708 Mạng Lưới Công lý của Phụ Nữ Ontario (Ontario Women’s Justice Network) www.owjn.org Đường dây Trợ Giúp cho Phụ Nữ bị Hành Hung (Assaulted Women’s Helpline) 1-866-668-8900 (số miễn phí) 1-866-863-7068 (TTY dành cho người khiếm thính hoặc khiếm ngôn) Cơ Quan Hỗ Trợ Pháp Lý của Phụ nữ (Women’s Legal Drop- In) 613-569-2236 Nơi Tạm Trú Anishnaabe- Kwewag Gamig, Alderville Dành cho Phụ Nữ (Anishnaabe- Kwewag Gamig, Alderville Women’s Shelter) 1-800-388-5171 (số miễn phí) Trung Tâm Cứu trợ Nạn Nhân bị Khủng Hoảng do Cưỡng bức Toronto (Toronto Rape Crisis Centre) 416-597-8808 Dịch Vụ Pháp Lý Thổ Dân (Aboriginal Legal Services) 803-415 Yonge Street, Toronto, ON, M5B 2E7 416-408-3967 Cơ Quan Pháp Trợ Ontario (Legal Aid Ontario) 1-800-668-8258 (số miễn phí) www.legalaid.ca Nơi Tạm Trú www.shelternet.ca Cơ quan Pháp Trợ Ontario (Văn phòng tại Toronto) 40 Dundas Street Suite 200, Toronto, ON M5G 2H1 416-979-1446 Trung Tâm Xử Lý Vấn Đề Bạo Hành Tình Dục (Sexual Assault Centres) www.ocrcc.ca Trung Tâm Xử lý Vấn Đề Bạo Hành Tình Dục/Điều Trị Nạn nhân Bạo hành Gia đình (Sexual Assault/Domestic Violence Treatment Centres) www.satcontario.com 158 Spadina Road Toronto, ON, M5R 2T8 Điện thoại 416-392-3135 Fax 416-392-3136 www.metrac.org info@metrac.org Được xuất bản vào Tháng Mười Hai 2008 Nguồn tài liệu được tài trợ bởi Thông tin trong cuốn sách nhỏ này chỉ là những thông tin pháp lý khái quát. Quý vị nên xin tư vấn pháp lý về trường hợp cá nhân mình. |
Hỗ Trợ Phụ Nữ Di Dân bị Bạo Hành, tiểu bang Victoria, Úchttp://www.iwdvs.org.au/Languages/Vietnamese.pdf Dịch Vụ Hỗ Trợ Phụ Nữ Di Dân Bị Bạo Hành trong gia đình (Immigrant Women’s Domestic Violence Service - viết tắt là IWDVS) được thành lập từ năm 1984 cho đến nay. Đây là một dịch vụ được sự tài trợ của chính phủ tiểu bang Victoria. Mục đích của IWDVS là để giúp đỡ cho các chị em bị bạo hành trong gia đình qua những lời an ủi tinh thần, thông tin và những sự giúp đỡ thực tiễn khác. IWDVS có những nhân viên đến từ các sắc tộc và nói được nhiều thứ tiếng khác nhau, trong đó có nhân viên Việt Nam và Trung Hoa.
Bạo hành là gì?Mối quan hệ nào thì cũng có tranh chấp, lúc vui, lúc buồn. Nhưng giữa hai người mà không có sự tôn trọng nhau và không cân bằng trong vấn đề quyền lực trong gia đình thì thường một người sẽ bị áp chế. Mộtngười sẽ có những hành vi khiến người khia từ từ bị cô lập, bị kiềm chế. Đây là một sự ngược đãi và là sự bạo hành trong gia đình. Xã hội, luật lệ Úc tôn trọng mọi cá nhân và nhân phẩm của mỗi một con người. Chính phủ muốn mọi người đều được quyền sống trong một môi trường an lành. Bạo hành trong gia đình là một hành vi hoặc sự hăm dọa có tính cách lỗ mãng, gây tổn thương đến cả tinh thần lẫn thể xác. Những hành vi này dẫn đến sự sợ hãi và thường dùng để khống chế người trong một mối quan hệ thân mật. Việc này có thể xảy ra giữa cha mẹ với con cái, ông bà với các cháu, hoặc giữa anh em với nhau. Nhưng đại đa số là người đàn ông áp dụng những hành vi này lên người phối ngẫu của họ. Những hành vi này được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, gồm có bạo lực, hăm dọa, áp lực tâm lý lẫn tinh thần, ngược đãi về phương diện sinh lý, xã hội cũng như tài chánh. Ở Úc, bạo hành là việc làm phạm pháp. Áp lực tinh thần/tâm lý:
Áp lực tài chánh:
Ngược đãi về phương diện sinh lý:
Bạo lực:
Theo dõiNgoài ra, việc theo dõi, qua sự kiểm soát sự sinh hoạt thường hay sảy ra sau khi hai người đã ly thân. Việc này thể hiện qua sự liên lạc thư từ, điện thoại, chụp hình, quay phim lén lút, mà không có sự đồng ý củangười kia. Đây là việc làm phạm pháp. Ảnh hưởng của việc bạo hành trong gia đìnhSự ảnh hưởng của việc bạo hành trong gia đình rất to tát. Bạo hành trong gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe, đến công ăn việc làm và nhất là đến mối liên hệ giữa những người trong gia đình. Con cái bị ảnh hưởng vìnhững xào xáo trong gia đình làm cho các em phải phân tâm và ưu tư. Một số em cảm thấy tội lỗi khi phải chọn lựa giữa mẹ và cha. Việc này làm cho các em không được tập trung vào vấn đề học vấn. Sức khỏe của các em cũng sẽ ảnh hưởng khi bị chứng kiến những cảnh bạo lực và vì sợ hãi mà mất ăn, mất ngủ. Và sự bạo hành dẫn đến đổ vỡ trong gia đình. Khi một người bị đàn ép thì họ sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi để vượt qua cái khổ ấy thì họ tìm cách giải thoát. Việc này khiến người phụ nữ mang nhiều điều tai tiếng là không tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ vì theo phong tục tập quán Việt Nam thì người phụ nữ được học hiểu về sự khiêm tốn, đức hy sinh. Phụ nữ được răn dạy là nên khép nép, biết chăm sóc và bảo vệ cho thanh danh gia đình. Điều này khiến họ mang thêm mặc cảm, sợ bị chê cười nên càng không muốn nói ra vì sợ mình là người làm cho con cái bị bơ vơ, mất đi người thân, bạn bè và một môi trường quen thuộc khi các em phải theo mẹ đi đến một nơi khác để được an toàn hơn. Nhưng chính bạo hành trong gia đình mới là con dao chia rẽ gia đình, làm đổ vỡ hạnh phúc. Cuộc sống nơi xứ người thật mới lạ, trong khi người thân thì không có mấy ai. Gia đình, vợ chồng là niềm an ủi và là nguồn trợ lực cho nhau. Nhưng chính trong gia đình mà chị không cảm thấy an toàn thì sao? Các chị sẽ gặp không ít thử thách và khó khăn khi phải đối điện và đi đến một chọn lựa ngoài ý muốn. Nhất là đối với những chị mới tới Úc, sẽ hoang mang, lo sợ cho sự sinh tồn của bản thân, con cái. Nhưng không phải vì những khó khăn trên mà chúng ta không đối diện với bạo hành trong gia đình. Tương lai, hạnh phúc của chị và con cái nằm trong tầm tay. IWDVS sẽ hỗ trợ các chị qua lúc khó khăn này. |