Nguyễn Andy Salesperson Cell: 416-894-8162 E mail: andy649@gmail.com |
Trang Nhà | Tìm Nhà | Thị trường | Kiểm Tra | Mortgage | Mua Nhà | Bảo hiểm | Chủ nhà nên biết | Bán Nhà | Tài Liệu Khác | Máy Tính | Liên Kết |
Tài Liệu Khác |
Chúng tôi xin giới thiệu ba tài liệu áp dụng ở Toronto và các bài báo ở California.
|
Khi bị đụng xeTrích từ trang quảng cáo TOKYO Auto Collision 2210 Toyork Drive., Weston, Ontario M9L 1Y2. Tel 416-743-8888, Fax 416-743-4163 www.tokyocollision.com trên Thời Báo Toronto Thứ Năm 21/4/2016 Dựa theo bài báo của Toronto Star vào tháng 3, 2016, Quy định mới (New Bylaw) của tỉnh bang Ontario sẽ được áp dụng vào đầu tháng 4-2016 như sau:
|
Bạn phải làm gì khi bị đụng xe ?
|
Tổ hợp Luật sư Carranza
|
Loại Quyền lợi bảo hiểm |
Quyền lợi bảo hiểm Được nợ |
Chi tiết |
Hàng tuần* |
70% tổng thu nhập hàng tuần của bạn. |
Tối đa tối đa là $400 mỗi tuần, trừ khi bạn đã mua bảo hiểm tùy chọn cao hơn. Không có khả năng chi trả cho 7 |
Trợ cấp Thu nhập |
||
Điều dưỡng viên |
Tối đa $250 hàng tuần, |
Có được hỗ trợ chăm sóc trẻ em, cha mẹ già hoặc người được bảo hộ khác dưới sự chăm sóc của bạn trước khi tai nạn. |
Không nguồn thu |
$185 trở lên hàng tuần. |
Sẵn có nếu bạn không đủ điều kiện đối với Quyền lợi bảo hiểm Trợ cấp Thu nhập. Bắt đầu 26 tuần sau khi tai nạn. |
Phí tổn Quản lý và Bảo trì Nhà |
Tối đa $100 hàng tuần. |
Chỉ sẵn có nếu bạn bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng hoặc nếu bạn đã mua quyền lợi bảo hiểm tùy chọn. |
Phí tổn Giáo dục |
Tối đa $15.000. |
Sẵn có đối với học sinh ở bất kỳ độ tuổi và cấp độ nào bị chấn thương làm không thể tiếp tục đi học. |
Phí tổn Người thăm nuôi |
Không có giới hạn. |
Sẵn có đối với các thành viên gia đình bạn để chi trả cho việc thăm nom bạn trong suốt quá trình điều trị hoặc phục hồi. Nếu bạn đã bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, quyền lợi bảo hiểm này sẵn có cho tính mạng của bạn. |
Hư hại Quần áo |
Không có giới hạn. |
Sẵn có cho bạn nếu quần áo, kính mắt và thiết bị y tế của bạn bị hư hại do tai nạn. |
Phí tổn Vận chuyển |
Không có giới hạn. |
Chi phí vận chuyển bảo hiểm bao gồm quãng đường và
nơi đỗ xe cho cuộc hẹn y tế xa hơn 50 km mỗi chuyến. |
Tử vong và Chi phí lễ tang |
Gồm nhiều loại. |
Tối đa $6.000 đối với chi phí lễ tang. |
Phục hồi và Y tế |
Tối đa $3.500 nếu bạn bị chấn thương nhẹ. |
Chi phí bảo hiểm của dịch vụ, chữa trị y tế và phí tổn “hợp lý và cần thiết” để phục hồi bao gồm:
|
Chăm sóc có Người phục vụ |
Tối đa $3.000 mỗi tháng cho tối đa 2 năm. |
Nếu bạn cho rằng bạn bị “chấn thương nhẹ” bạn sẽ có thể yêu cầu quyền lợi bảo hiểm này. |
Tối đa $6.000 mỗi tháng |
Chi phí bảo hiểm của dịch vụ chăm sóc cá nhân mà bạn cần do chấn thương. |
Lưu ý: Một số quyền lợi bảo hiểm sẵn có cho bạn có thể bị giới hạn nếu bạn cố ý lái xe mà không có bảo hiểm hoặc không có bằng lái hợp lệ hoặc nếu bạn bị kết án do vi phạm có liên quan đến lái xe. Các quyền lợi bảo hiểm y tế, chăm sóc có người phục vụ không bị ảnh hưởng.
Với những thay đổi đáng kể trong Bản liệt kê các Quyền lợi bảo hiểm Tai nạn Bắt buộc theo luật định kể
từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, quý vị nhất thiết phải hỏi ý kiến của luật sư để biết các quyền lợi của mình.
Hãy lựa chọn cẩn thận trong các quyền lợi bảo hiểm này, vì lựa chọn của bạn không thể hủy ngang.
Cách thức chúng tôi giúp đỡ:
Tại Carranza, sự liên quan của chúng tôi bắt đầu từ lúc chúng tôi gặp quý vị. Qua mỗi lần tiếp xúc, chúng tôi nỗ lực hết khả năng để giúp quý vị cảm thấy thoải mái, an toàn và được hỗ trợ.
Chúng tôi cũng cam kết đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của quý vị và gia đình. Carranza đã trở thành hãng luật về chấn thương cá nhân duy nhất được cấp chứng nhận ISO tại Canada.
Chấn thương tai nạn thảm khốc gây thiệt hại to lớn cho bất kỳ ai và gia đình của họ. Tuy nhiên, việc phục hồi sau chấn thương cá nhân thậm chí còn khó khăn khơn đối với những người khi tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính của họ.
Các luật sư và nhân viên về chấn thương cá nhân tại Carranza không chỉ giúp quý vị vượt qua rào cản ngôn ngữ, mà chúng tôi còn trợ giúp quý vị về bất kỳ vấn đề văn hóa nào có thể nảy sinh.
• Thuốc truyền thống với thuốc hiện đại và các mâu thuẫn về cách dùng thuốc
• Thông báo cho người thân về các vấn đề y tế và khuyến khích thảo luận giữa các nhóm phục hồi chức năng và những người có quyết định chính trong gia đình
• Giải thích ngôn ngữ cơ thể và cách hiểu nó có thể ảnh hưởng đến sự chăm sóc của quý vị
• Ảnh hưởng của tôn giáo đến sự chăm sóc, điều trị và phục hồi
• Các dấu ấn văn hóa về sự xấu hổ, suy nhược và cách ly
• Tầm quan trọng của dinh dưỡng, chế độ ăn và việc sử dụng thảo dược
• Mức độ chấn thương sọ não ảnh hưởng đến gia đình, quan hệ xã hội và khả năng tương lại của họ
• Nối liền khoảng cách giữa tín ngưỡng của gia đình và hệ thống y tế của Canada
Một trong những khách hàng của chúng tôi lớn lên ở một đất nước nơi cảnh sát tham nhũng và hung bạo. Anh ta từ bé đã biết sợ và làm theo lời cảnh sát mà không dám một lời thắc mắc.
Tại Canada, anh ta có liên quan đến một tai nạn xe hơi. Anh ta phải nhận một giấy phạt vi phạm luật giao thông tại hiện trường vì đã rẽ không đúng quy định, cho dù có một xe khác đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát yêu cầu anh ta nộp tiền phạt,
và người khách hàng này đã làm theo lệnh ngay cả khi anh ta không nghĩ rằng tai nạn đó là do lỗi của anh ta.
Trong phiên xét xử dân sự về thiệt hại sau đó, luật sư bảo hiểm đã tranh luận rằng việc nộp phạt của anh ta có nghĩa là anh ta đã thừa nhận trách nhiệm vì đã rẽ không đúng quy định và gây ra tai nạn. Vì chúng tôi biết về trải nghiệm trước đó của khác hàng của mình với cảnh sát ở quê nhà anh ta, nên chúng tôi có thể chứng minh rằng anh ta đã làm theo lệnh
của cảnh sát và có thể yêu cầu đòi bồi thường trên cơ sở lỗi 100% là do người lái xe kia
Tại Carranza, chúng tôi thấu hiểu sự khó khăn của qúy vị khi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của qúy vị. Những khác biệt về văn hóa thường có ảnh hưởng đến vụ kiện của qúy vị. Có đại diện phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt lớn.
Sau tai nạn xe hơi chúng tôi sẽ :
Rắc rối sau khi đụng xe: Chuyện nghìn lẻ một đêmFriday, August 28, 2015 12:39:44 PM http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=213521&zoneid=119 Bài và hình: Tư Mỏ Lết Có lẽ tất cả những người lái xe - bất kể xe cũ, xe mới, hay xe sang trọng, xe rẻ tiền - đều mong có một điều ước được trở thành hiện thực mỗi ngày: “Ước gì hôm nay mình lái xe đi đến nơi, về đến chốn, không bị đụng xe...” Một ước mơ “mộng thường” như vậy, mà chẳng có mấy người sống ở Mỹ tự hào rằng mình chưa từng bao giờ bị đụng xe. Khó thật! Là một người có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, hơn 10 năm làm đại lý cho hãng bảo hiểm xe Farmers Insurance, anh Donny Vũ tâm sự rằng những rắc rối sau một vụ đụng xe giống như chuyện nghìn lẻ một đêm, kể hoài không hết. Có khác ở chỗ là chuyện nghìn lẻ một đêm - như chuyện Simbad - càng nghe càng muốn nghe thêm. Còn chuyện tai nạn xe cộ nghe xong thấy... mà chán! Do cái nghề làm đại lý bảo hiểm, anh Donny dù có... chán cũng vẫn cứ phải nghe. Vì khách hàng của anh khi gặp rắc rối sau khi đụng xe thường gọi phone đến văn phòng hỏi ý kiến. Nghe nhiều chuyện, thấy có những điều nhiều khách hàng hay phải đối mặt, anh Donny muốn kể lại để cho người sau rút kinh nghiệm.
Chuyện ngàn lẻ một đêm đụng xe đại loại là như thế. Ðể kết luận, anh Donny nói rằng “hãy làm mọi chuyện đúng ngay từ đầu” (do things right at the beginning). Và nhớ rằng nếu mình không rành luật, không rành tiếng Anh, thì hãy đi tìm sự trợ giúp để tránh gặp rắc rối, phiền toái về sau. Xin chúc ước mơ “ước gì đừng bao giờ bị đụng xe...” của mọi người được toại nguyện. Chú thích: Thông tin được cung cấp bởi Donny Vu Farmers Insurance Agency. Mọi thắc mắc xin liên lạc: Donny Vu Farmers Insurance |
Những điều nên và không nên làm sau khi bị đụng xeSunday, June 07, 2015 4:19:04 PM http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=208401&zoneid=270#.VXgzcvlVhBc Bài và hình: Tư Mỏ Lết Người Việt đến đất Mỹ từ một quốc gia sử dụng luật rừng nhiều nhất, trong đó có cả luật rừng dành cho giao thông! Bởi vậy mà ở Việt Nam, sau mỗi vụ đụng xe gần như sẽ là một vụ cãi vã, thậm chí ẩu đả giữa các bên có liên quan.
Điều đáng buồn là nhiều người Việt mình đem cái thói quen xấu đó sang áp dụng lại ngay cả ở Mỹ, một xứ sở văn minh, có nền luật pháp minh bạch thuộc loại hàng đầu thế giới. Một phần vì thói quen cũ khó bỏ. Một phần vì nhiều người Việt mình không rành luật lắm, cho nên hành xử không đúng. Sau đây là một số thông tin hữu ích về những việc cần làm và không nên làm, sau khi dính vào một vụ đụng xe. Ở Việt Nam có câu: đừng có “no,” đã có nhà nước “no”! Thì người Mỹ sẽ đáp lại: đừng có lo, đã có bảo hiểm lo! Điều này là rất đúng. Luật pháp bắt người dân Mỹ phải mua bảo hiểm xe cộ, để khi có tai nạn thì giao chuyện nhức đầu này lại cho các công ty bảo hiểm làm việc với nhau. Khi dính vào một tai nạn, đứng cãi nhau để đẩy lỗi cho người kia là một điều hoàn toàn không cần thiết. Chuyện cần phải làm là bảo đảm an toàn cho mình, cho người, và lấy đầy đủ thông tin cần thiết để các công ty bảo hiểm làm việc với nhau. Vậy là đủ rồi. Hãng bảo hiểm Farmers có đề nghị một trình tự 4 bước cần làm trong một vụ tai nạn xe cộ rất hợp lý như sau: 1-Dừng xe và tìm cách giảm thiểu nguy hiểm: dừng xe lại ngay lập tức. Tắt máy xe. Đụng xe mà không ngừng xe lại thì có thể bị quy tội “hit and run.” Bật đèn hiệu emergency trên xe. Bật đèn signal, cảnh báo các xe đang lái gần khu vực tai nạn để họ biết và tránh mình. Nếu tai nạn xảy ra trên xa lộ hay những đường đông đúc nguy hiểm, hãy tìm cách di chuyển xe vào bên trong lề nếu thấy an toàn, và xe vẫn còn chạy được. Chú ý: trước khi di chuyển xe, nên chụp hình lại hiện trường, vị trí bị đụng để sau này làm bằng chứng cung cấp cho hãng bảo hiểm. 2-Kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết: xem xét có ai bị thương tích gì hay không. Thấy có người bị thương thì phải gọi 911 ngay lập tức. Thông báo cho cảnh sát khi cần thiết. Thường thì cảnh sát chỉ đến khi có người bị tai nạn, hoặc có tình huống khẩn cấp, hoặc các bên từ chối hợp tác, không chịu trao đổi thông tin, bảo hiểm. 3-Giúp đỡ người bị thương trong tai nạn trong một chừng mực cho phép, an toàn. Nhưng phải cẩn thận. Chỉ sơ cứu y tế người bị thương nếu mình đã được huấn luyện để làm việc này, bằng không thì làm ơn mắc oán! Đừng có tự động di chuyển người bị thương, trừ trường hợp họ có thể gặp nguy hiểm. Đừng tự cho rằng một người không bị thương chỉ vì nhìn bên ngoài thấy họ OK! 4-Trao đổi thông tin, ghi nhận dữ kiện: đây là một công việc quan trọng, để sau này khai báo lại với công ty bảo hiểm sau này để được đền bù thiệt hại. Có được càng nhiều thông tin có liên quan càng tốt. Sau bảng số xe là thông tin về bảo hiểm xe của người liên quan đến tai nạn. Trên xe nào có mua bảo hiểm đều có tờ giấy proof of evidence. Chụp hình hoặc ghi lại những thông tin về bảo hiểm của bên kia: tên công ty bảo hiểm, số hợp đồng bảo hiểm, ngày có hiệu lực... Kế đến là trao đổi thông tin cá nhân. Chụp hình hặc ghi lại bằng lái của người kia. Ghi lại tên họ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Đồng thời cũng trao đổi với họ bảo hiểm, bằng lái, thông tin cá nhân của mình. Nhiều cứ nghĩ là nếu mình không có lỗi thì không đưa thông tin về bảo hiểm là không đúng! Trao đổi những thông tin này là điều bắt buộc. Kiếm được người chịu làm chứng cho mình là rất tốt, tuy không phải ai cũng chịu làm cái công việc dính dáng đến luật pháp này. Người làm chứng phải là người khách quan, không có liên quan đến vụ tai nạn. Kinh nghiệm cho thấy người Mỹ sẵn sàng làm chứng hơn là người Việt. Phải cẩn thận với những lời nói của mình! Không nên tự nhận là mình có lỗi, bởi vì các cuộc điều tra sau đó của hãng bảo hiểm mới phân định ai lỗi, ai phải. Tại hiện trường tai nạn mà mở miệng xin lỗi đối phương, cũng có thể bị xem là mình tự nhận lỗi. Kế đến là ghi nhận lại toàn bộ thiệt hại của xe mình và xe đối phương. Chụp hình lại toàn bộ những hư hại của xe do tai nạn, dù lớn hay nhỏ. Sau khi đã hoàn thành các bước trên tại hiện trường, những công việc làm sau đó khi đã về nhà sẽ đơn giản. Chỉ việc gọi cho hãng bảo hiểm, thông báo lại những chi tiết của tai nạn mà mình đã thu thập. Nếu không rành tiếng Anh, hãy gọi đến các đại lý người Việt nhờ họ giúp đỡ khai báo với hãng. Ngay cả khi các dữ kiện tai nạn thu thập không đầy đủ, nhân viên của các hãng bảo hiểm với nghiệp vụ chuyên môn sẽ tự làm việc với nhau, để tìm ra ai có lỗi trong tai nạn. Đại lý bảo hiểm cũng sẽ thông báo cho mình biết những gì cần phải làm thêm, hoặc phải thông báo thêm cho cơ quan hữu trách nào. Chúc quý độc giả lái xe an toàn. Và nếu lỡ có bị đụng xe, hãy hành xử như những người của một xã hội văn minh.
Chú thích: Thông tin do Donny Vu Farmers Insurance Agency cung cấp. Mọi thắc mắc xin liên lạc: Donny Vu Farmers Insurance 14291 Euclid St., #D110, Garden Grove, CA 92843 Điện thoại: 714-265-5440 Email: Dvu@farmersagent.com www.Donnyvu.com.
|
Khiếu nại cách làm việc của hãng bảo hiểmSunday, November 24, 2013 3:05:59 PM http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=177768&zoneid=270#.UpM8GcTWTSQ Phạm Ðình Tiếp lời của bạn Hoàng Hà lần trước liên quan đến việc xử trí sau khi gặp tai nạn, hôm nay chúng tôi xin được nói thêm ít lời: Khi bị đụng xe mà phần lỗi về phía đối phương, không ai muốn dùng bảo hiểm của mình để sửa xe, thường thì chúng ta sẽ yêu cầu bảo hiểm đối phương bồi thường. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, người đòi bồi thường hay bị công ty của đối phương xử ép. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm được gì để khiếu nại một hãng bảo hiểm?
1. Phân biệt tư thế: Insured và Claimant
-Insured: Khi làm việc với chính hãng bảo hiểm của mình, chúng ta được gọi là Insured, xin tạm dịch là “khách hàng”. Dĩ nhiên, bạn có thể yêu cầu hãng bảo hiểm của mình bồi thường trước, nếu đã mua bảo hiểm hai chiều (collision). Chắc chắn hãng bảo hiểm sẽ lo lắng chu đáo và nhanh chóng cho “insured” của mình. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu không có lỗi trong tai nạn, đa số chúng ta không dùng bảo hiểm của mình, mà muốn khiếu nại với hãng bảo hiểm của đối phương.
2. Những trường hợp xử ép Ngoại trừ trường hợp bạn liên lạc với những tên tuổi lớn và có uy tín (như Geico, Liberty Mutual, Farmers...) thường thường chúng ta sẽ gặp khó khăn khi liên lạc với hãng bảo hiểm của đối phương. Lý do đơn giản là vì, họ không muốn bồi thường, hoặc hạn chế sự bồi thường đến mức tối đa. Ðể làm khó dễ cho nạn nhân, hãng bảo hiểm có thể xử trí như sau:
3. Nha Giám Sát Bảo Hiểm California Nếu có bất cứ phiền phức gì với hãng bảo hiểm (ngay cả hãng bảo hiểm của chính mình), người dân cũng có thể khiếu nại bằng cách gọi điện thoại, gửi thư, hoặc liên lạc qua mạng Internet. Người dân trong tiểu bang California có thể liên lạc như sau:
|
Ðụng xe, nhưng bảo hiểm chậm giải quyết, tôi phải làm sao?Sunday, November 17, 2013 6:01:56 PM http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=177350&zoneid=270#.UotVT8TWSgY Bài: Hoàng Hà Hình: Ðộc giả cung cấp Bài viết hôm nay do một thân hữu làm trong ngành bảo hiểm xe cộ gửi tới. Nhận thấy đây là một đề tài thiết thực, nên chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc.
6. Kiện đối phương ra Tòa án: Và sau cùng, bạn cũng có thể kiện người đụng xe ra tòa. Xin đừng nghĩ rằng ra tòa là một việc phức tạp. Chỉ cần ra tòa nộp đơn, và đóng một số tiền nhỏ làm lệ phí giấy tờ tòa án. Khi đó, chính người tài xế đối phương phải ra tòa, chứ không phải bảo hiểm của họ. Nếu bạn có đủ bằng chứng và hình ảnh chứng minh sự sai lỗi của đối phương, nhiều hy vọng tòa sẽ xử cho bạn thắng, bên kia sẽ phải bồi thường chi phí sửa xe, chi phí điều trị thương tích, và tất cả mọi án phí. Những người có lỗi trong các vụ tai nạn không ai muốn để cho sự kiện diễn biến đến tình trạng rắc rối này, nên thường buộc hãng bảo hiểm của mình phải làm việc và giải quyết cho xong.
|