CITY REALTY Inc., Brokerage
Tel: 416-248-8880  Fax: 416-645-5946
546 Annette St., Toronto   M6S 2C2

Nguyễn Andy
Salesperson

Cell: 416-894-8162
E mail: andy649@gmail.com

  Trang Nhà  |  Tìm Nhà  |  Thị trường  |  Kiểm Tra  |  Mortgage  |  Mua Nhà  |  Bảo hiểm  |  Chủ nhà nên biết  |  Bán Nhà  |  Tài Liệu Khác  |  Máy Tính  |  Liên Kết

Các Tài Liệu Khác

Xin trích đăng các bài sau của Luật sư Lyly Nguyễn, từ báo Người Việt online:

  1. Luật Cao Niên California - Vấn đề bảo hộ người già
  2. Luật Cao Niên California - An bài bảo vệ sức khỏe 
  3. Tìm hiểu di chúc
  4. Thi hành di chúc
  5. Để gia tài bằng tín mục ủy thác
  6. Tìm hiểu về tín mục sinh thời
  7. Di chúc và tín mục cho vợ chồng

Luật Cao Niên California - Vấn đề bảo hộ người già 
 

Sunday, January 17, 2016 2:08:40 PM

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=221028&zoneid=120

Trong phạm vi an bài bảo vệ sức khỏe cho người già, “Luật Cao Niên” của tiểu bang California (California's Elder Law) còn có điều khoản đặt quyền bảo hộ để trông nom người trọng tuổi trong trường hợp mất năng lực thể chất hay tâm thần.

Luật bảo hộ của California (California's conservatorship law) qui định rằng tòa án có thẩm quyền chỉ định một “bảo hộ viên” (a conservator) - tương tự như người giám hộ (guardian) - cho một cá nhân trong trường hợp người ấy mất năng lực thể chất hay tâm thần khiến không còn tự quyết định nổi các vấn đề cá nhân lẫn tiền bạc cho chính mình. Luật này thường thấy áp dụng nhiều nhất đối với các vị cao niên hay người tàn phế khi không còn thần trí tỉnh táo trong những ngày còn tại thế nên cần được luật pháp bảo vệ cả đời sống lẫn tài sản cho họ. Vì vậy “bảo hộ viên” có thể được tòa cho lãnh nhiệm vụ trông nom “người” hoặc giữ “của” cho một cá nhân hoặc cả hai trách nhiệm đó.

Luật bảo hộ cũng có loại “bảo hộ giới hạn” cho các người lớn mới bắt đầu phát triển bệnh tâm thần đang trở thành ngớ ngẩn để chỉ định “bảo hộ viên” giúp trông nom cả người lẫn tài sản cho họ. Nói tóm lại mục đích của sự bảo hộ là che chở và cung cấp những nhu cầu khi cần đến đúng theo như ý nguyện cho người già cả hoặc tật nguyền khi họ không còn khả năng tự định đoạt được.

Muốn bảo hộ cho ai thì phải làm đơn đến tòa án địa phương xin chấp thuận, bất cứ người nào cũng được quyền đệ đơn kể cả những nhân vật sau đây:

- Người đề nghị làm “bảo hộ viên” (conservator).

- Người đề nghị “nhận” bảo hộ (conservatee) tức là người có nhu cầu cần được bảo hộ.

- Hôn phối, thân nhân, bạn bè của người đề nghị nhận bảo hộ hoặc một người khác có liên hệ mật thiết với đương sự.

- Viên chức chính phủ tiểu bang hay quận hạt, thành phố địa phương, nhân viên công lực hoặc nhân viên làm việc cho cơ sở có liên hệ đến nội vụ của cá nhân này.

Thông thường người đệ đơn xin là thân nhân trong gia đình hoặc là bạn thân vốn lưu tâm lo lắng khi thấy đương sự không còn thần trí hay khả năng tự quản trị lấy tài sản hoặc tự quyết định cho chính bản thân mình. Đơn xin phải gồm có tên họ, địa chỉ và những chi tiết lý lịch của cả “bảo hộ viên” lẫn người nhận bảo hộ cũng như lý lịch của thân nhân cùng người đệ đơn, đồng thời cũng phải nêu rõ lý do tại sao cần phải xin chỉ định bảo hộ.

 Ngoài ra còn phải cung cấp chi tiết về những sự việc sau đây:

- Người nhận bảo hộ không còn khả năng tự lo lấy quần áo, thực phẩm, sức khỏe và nhà ở cho chính mình.

- “Bảo hộ viên” có ở chung nhà với người nhận bảo hộ không?

- Những cách khác ngoài việc xin bảo hộ mà người đệ đơn từ chối không chấp nhận.

- Trợ cấp y tế và an sinh xã hội mà người được bảo hộ đã nhận trong năm trước khi đệ đơn.

- Người nhận bảo hộ đã mất hẳn khả năng tự điều hành vấn đề tiền bạc cho mình.

Nói tóm lại người đệ đơn xin bảo hộ hoàn toàn chịu trách nhiệm chứng minh lý do chính đáng để xin tòa án chỉ định “bảo hộ viên.”

Đối với nhiều gia đình việc xin bảo hộ cho người trong nhà dễ gây đụng chạm nội bộ mạnh mẽ kể cả cô bác, cậu dì, anh em, vợ chồng, con cái; nhất là khi không có sự đồng thuận của mọi người trong gia đình về việc đệ đơn ra tòa xin bảo hộ cho người già hay mất trí. Những mối bất hòa này có thể tránh được khi chính đương sự ngay từ ngày tâm thần còn minh mẫn tạo sẵn một bản “luật quyền về săn sóc sức khỏe” (power of attorney for health care) hợp lệ như đề cập trước đây. Ngoài ra còn có phương cách khác điển hình là lập “tín mục sinh thời” khi lập kế hoạch dự trù tài sản.

Nói chung “tín mục” (a trust) là một phương pháp dự trù tài sản thông dụng thời nay có mục đích chính yếu để một cá nhân ủy thác cho người khác thay mình điều hành tài sản cho đến khi qua đời và nếu muốn còn có thể tiếp nối về sau. Theo luật lệ hiện tại, tín mục có nhiều loại được đặt ra cho nhiều mục tiêu khác nhau. Một trong những loại tín mục thịnh hành là “tín mục sinh thời” hay “tín mục sống” (“living trust” đôi khi còn được gọi là “inter vivo trust”) được tạo ra trong lúc sinh thời của người tạo lập và cũng có thể dàn xếp nối tiếp liên tục sau khi người này qua đời hoặc chấm dứt ngay lúc chết. Thủ tục thiết lập tín mục khác nhau tùy từng tiểu bang, nói chung “người cấp” (grantor) tức là sở hữu chủ tài sản lập văn kiện tuyên bố lập một “hợp đồng tín mục” (truth agreement) để ủy thác quản trị tài sản với mục đích tạo phúc lợi cho chính mình và gia đình hay cho bất cứ người thụ hưởng nào được chỉ định. Ngoài mục đích ủy thác tài sản, “tín mục sinh thời” còn ghi thêm những dàn xếp trước những điều phải làm trong trường hợp “người cấp” bất thình lình bị lâm vào tình trạng tàn phế thể xác hay tâm thần không còn khả năng quyết định cho bản thân và tiền bạc. Lúc ấy mọi việc sẽ tuần tự thi hành đúng theo ý muốn “người cấp” đã định trước không cần đến việc lập bảo hộ.

Như vậy lợi điểm chính yếu của “tín mục sinh thời” đề cập ở trên không những chỉ để tránh thủ tục thanh toán di sản của tòa án tiểu bang mà còn là phương cách hữu hiệu trong mục đích săn sóc cho cá nhân người sở hữu chủ khi bất chợt bị mất năng lực thể chất hay tâm thần nhất là lúc về già tuổi hạc càng cao. Thông thường chỉ cần lập ra tín mục sinh thời, chuyển đầy đủ tiền bạc vào đó, ủy thác một “tín viên” (a trustee) đáng tin cậy - thường là con trai lớn - để quản trị tín mục đó khi mới lâm bệnh. Làm như vậy sẽ tránh được trì trệ và tốn kém vì thủ tục bắt buộc giám hộ do tòa án chỉ định (court-ordered guardianship) hoặc đặt “bảo hộ viên” mà mình không muốn. Đồng thời ngay lúc đó người “tín viên” chỉ định sẽ đảm nhiệm tiếp tục ngay bổn phận chu cấp các thân nhân khác trong gia đình. Dĩ nhiên nếu “người cấp” không bị mất năng lực thì “tín mục sinh thời” cũng vẫn đắc dụng, vì “tín viên” sẽ giúp quán xuyến thay cho chủ nhân, thí dụ một người có chung cư cho thuê thì “tín viên” sẽ tiếp tục điều hành cơ sở ấy và thâu tiền thuê hàng tháng rồi nộp cho chủ nhân sau khi trừ tiền công đã thỏa thuận trước.

Đem thân nhân gởi lưu trú vào một dưỡng trí viện của tiểu bang - nói nôm na là đưa vào nhà thương điên - đôi khi là vấn đề rắc rối cho người già. Theo luật lệ California, mọi người lớn tâm thần còn tỉnh táo đều có quyền viết đơn tự nguyện xin nhập bệnh viện thần kinh hay dưỡng trí viện. Những người khác không có khả năng tự đệ đơn lấy thì “bảo hộ viên” có thể thay mặt làm đơn xin cho đương sự. Tự nguyện đây có nghĩa là không bị bắt buộc phải vào do yêu cầu của cơ quan xã hội hay y tế tiểu bang. Trẻ em vị thành niên có thể tự nguyện xin vào do cha mẹ, giám hộ hay bảo hộ viên đệ đơn giùm.

Khi nhận được đơn vị giám đốc dưỡng trí viện sẽ khám nghiệm rồi xác nhận người bệnh có thích hợp điều trị tại đây hay không. Một khi được chấp thuận thì nơi đây sẽ gửi một bản sao hồ sơ nhập viện cho “Bộ Sức Khỏe Tâm Thần của California” (“California Department of Mental Health”) ở Sacramento. Thông thường thì tiểu bang sẽ đài thọ phí tổn săn sóc chữa trị cho những người được nhận vào dưỡng trí viện do tiểu bang quản trị.

Nếu vào bệnh viện tâm thần của tư nhân thì sẽ do bảo hiểm hoặc trợ cấp Medi-Cal đài thọ như đã đề cập trước đây. Theo luật lệ người nào vào dưỡng trí viện trên căn bản tự nguyện nếu tỏ ý muốn về - hoặc do “bảo hộ viên” yêu cầu - thì cơ sở này phải cho về ngay (discharge) với gia đình, không được lưu giữ lại với bất cứ lý do nào.

Kỳ tới chúng tôi sẽ trình bày các luật lệ khác của tiểu bang California. Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở địa chỉ 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, CA 92708. Điện thoại: (714) 531-7080. Website:lylylaw.com.

****



Luật Cao Niên California - An bài bảo vệ sức khỏe 
Sunday, January 10, 2016 3:47:47 PM 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=220638&zoneid=120

“Luật Cao Niên” của tiểu bang California (California's Elder Law) không những chỉ bảo vệ cho người già tránh bị kỳ thị tuổi tác trong công ăn việc làm, mà còn có những điều khoản an bài các vấn đề bảo vệ và định đoạt đường lối săn sóc sức khỏe khi già yếu.

Dân chúng Hoa Kỳ thời nay đạt được tuổi thọ sống lâu hơn ngày trước rất nhiều một phần lớn nhờ vào y khoa tiến bộ vượt bực, do đó nhiều người ngay từ bây giờ đã tính đến các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mình trong tương lai. Luật pháp California cung ứng nhiều cách an bài để giúp mọi người có thể dự liệu trước mọi biện pháp đối phó phòng hờ trường hợp tai biến xẩy ra bất ngờ khiến mất đi khả năng tự quyết định về việc chữa chạy bịnh hoạn hay lựa chọn đường lối săn sóc sức khỏe. Những dàn xếp này được tạo ra để bảo vệ các cá nhân tùy theo từng mức độ tàn phế khác nhau khiến không còn khả năng tự lo lấy cho chính bản thân mình nhất là những vị có tuổi tác cao. Vì lý do phần lớn các luật lệ trong lãnh vực này còn mới mẻ và phát triển quá nhanh nên đã gây ra nhiều nhầm lẫn đôi khi còn mâu thuẫn trái ngược. Đây là một lãnh vực về luật đặc biệt cần tham vấn luật sư chuyên môn tin cậy để sao song hành phù hợp với luật lệ mới quan trọng cùng đề nghị biện pháp thay đổi kịp thời.

Tiểu bang California có một luật gọi là “California's Natural Death Act” - tạm dịch là “Đạo Luật Cho Chết Tự Nhiên” - cho phép các cá nhân trên 18 tuổi trong tình trạng tâm thần minh mẫn có quyền viết một bản “tuyên bố” (a declaration) trong đó người viết an bài trước theo ý muốn những sự việc xảy ra sau này để được chết “tự nhiên” - không kéo dài mạng sống nhờ phương tiện nhân tạo - trong trường hợp không may mắc bệnh nan y không cứu nổi mà cũng không còn cách nào đảo ngược tình hình để sống sót. Kiểu “tuyên bố” như vậy tại các tiểu bang khác được gọi là “di chúc sống” (a living will). Các loại tuyên cáo thường gây tranh luận và dù rằng bị nhiều tiểu bang từ chối không nhìn nhận nhưng riêng ở California thì được tòa án chấp thuận. Theo luật của tiểu bang, California đồng thời cũng công nhận mọi bản “tuyên bố” hoặc “di chúc sống” viết ở các tiểu bang khác.

Bất cứ người thành niên nào có đủ khả năng thể chất và tâm thần đều có quyền lập tuyên ngôn cho mình. Mặc dù nhiều người nhờ luật sư thảo ra văn bản này cùng một lượt khi lập di chúc, tuy nhiên không bắt buộc phải do luật sư viết. California có ấn hành sẵn một loại mẫu đơn để cư dân tiểu bang sử dụng nếu muốn. Nhiều người nhờ đến bác sĩ cố vấn riêng trước khi lập tuyên cáo để giúp diễn tả rõ ràng ý nguyện của mình trong đó có tính đến cả các loại kỹ thuật y khoa nào dùng được cho họ lúc đó. Bản “tuyên bố” xác định một cách chính xác ước nguyện của người lập ra nhất là trong trường hợp đương sự bị bệnh nan y vào thời kỳ cuối có hai y sĩ chẩn bệnh công nhận; những ý nguyện đó gồm cả việc từ chối hoặc bãi bỏ trị liệu hay dưỡng sinh nhân tạo có mục đích trì hoãn ngày giờ chết. Thật là tiện lợi cho người ký văn kiện để sau này dễ dàng thông báo cho bác sĩ điều trị biết những gì nói trong bản đó. Điểm quan trọng nhất của tuyên cáo kiểu này là chính cá nhân người ký tự định đoạt trước mức độ cùng phương pháp an bài sức khỏe lẫn mạng sống của mình theo ý muốn.

Luật Qui Định California (California statutory) còn cho phép lập ra một văn kiện đặc biệt gọi là “a request to forego resuscitative measures” - tạm dịch là bản “yêu cầu an bài trước các biện pháp cứu tỉnh.” Tại California, những người không muốn nhân viên cấp cứu, bệnh viện, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ săn sóc sức khỏe trong tình trạng khẩn cấp dùng mọi phương cách cứu sống mình thì có thể đăng ký trước ý muốn theo loại văn bản này. Tài liệu này phải do chính cá nhân có ý muốn đó ký hoặc do một người đại diện đã được pháp luật nhìn nhận cho phép quyết định thay về sức khỏe người ấy hoặc thay cho bác sĩ. Nếu người đại diện và vị y sĩ cùng ký nhận trên văn bản đó thay cho đương sự thì phải có một câu nêu rõ rằng “lời yêu cầu từ chối cứu tỉnh” đáp lại đúng nguyện vọng của đương sự đã được biết trước. Cá nhân nào lập văn bản trên có thể xin cấp và đeo một tấm thẻ bài trước ngực có khắc hàng chữ “không được cứu tỉnh” (do not resuscitate hoặc DNR) cùng với những chi tiết nhận dạng căn cước của người ấy.

Một loại văn kiện khác chi phối việc lập những quyết định về sức khỏe và mạng sống gọi là bản “durable power of attorney for health care” - tạm dịch là “luật quyền lâu bền về săn sóc sức khỏe.” Đây là một văn bản do một cá nhân gọi là “người ủy nhiệm” (the principal) lập và ký ra để trao quyền cho một “người thụ ủy” (the attorney-in-fact or agent) trong việc định đoạt thay cho mình về các vấn đề sức khỏe và sinh mạng trong trường hợp người ủy nhiệm bị tàn phế mất khả năng (incapacitated). Cũng cần nói rõ từ ngữ “power of attorney” không có nghĩa đen là “quyền lực của luật sư” mà có nghĩa là “luật quyền” (quyền hạn trao phó trước pháp luật) là một văn bản được tòa án nhìn nhận trao quyền hạn cho người khác quyết định thay mình về vấn đề nào đó. Tương tự “người thụ ủy” nêu trên cũng không hẳn là một luật sư theo nghĩa đen của từ ngữ “attorney” mà chỉ có nghĩa là “người được trao phó quyền hạn” một cách hợp pháp. Ngoài ra tình trạng sức khỏe của người ủy nhiệm cũng không cần phải trong thời kỳ cuối sắp chết thì “luật quyền lâu bền về săn sóc sức khỏe ” mới có hiệu lực.

Bản “luật quyền lâu bền về săn sóc sức khỏe ” an bài rõ ràng mọi điều mà “người thụ ủy” sẽ phải thi hành trong trường hợp “người ủy nhiệm” không còn khả năng tự quyết được nữa về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và sinh mạng cho chính mình. Tổng quát ra văn kiện này trao cho “người thụ ủy” quyền nhận biết những tin tức liên quan đến tình trạng sức khỏe của “người ủy nhiệm;” nhận hay phổ biến hồ sơ bệnh lý của đương sự cũng như đồng ý cho điều trị kể cả biện pháp phá thai, gửi vào nhà thương điên, hay những quyết định khác liên quan đến sức khỏe của người ủy nhiệm. Văn kiện đó cũng xác định rằng”người thụ ủy” có toàn quyền định đoạt về tình trạng sức khỏe căn cứ theo những gì mà “người thụ ủy” tin chắc là “người ủy nhiệm” mong muốn, hoặc có thể nói rõ ràng những điều ấn định về sức khỏe sẽ phải thi hành như thế nào. Thí dụ như văn bản có thể ghi một lời tuyên bố tổng quát rằng “người thụ ủy” có quyền đồng ý, khước từ, hoặc rút bỏ lời đồng ý liên quan đến sức khỏe của “người ủy nhiệm.” Thí dụ như văn bản có thể ghi một lời tuyên bố tổng quát rằng “người thụ ủy” có quyền đồng ý, khước từ, hoặc rút bỏ lời đồng ý liên quan đến sức khỏe của “người ủy nhiệm.”

Bất cứ người nào cũng có thể được chỉ định làm “người thụ ủy” định đoạt việc săn sóc sức khỏe liên quan đến người khác ngoại trừ chính nhân vật cung cấp dịch vụ y tế và một vài nhân viên làm việc cho cơ sở phục vụ. Tiểu bang California có ấn định một mẫu thiết lập “luật quyền lâu bền về săn sóc sức khỏe,” hoặc “người ủy nhiệm” có thể tự viết lấy theo ý mình miễn sao là bản này có chứa đựng một số tin tức cần thiết mà luật pháp qui định phải có.

Trong bản “luật quyền lâu bền về săn sóc sức khỏe” phải nêu rõ tên của “người thụ ủy,” giải thích rõ ràng những quyền hạn trao phó và phải được “người ủy nhiệm” ký có ghi ngày tháng; viết ra trong lúc người ấy tỉnh táo và có khả năng quyết định lấy một mình. Bản văn này cũng phải có người chứng ký tên, một trong những người chứng có thể là thân nhân của đương sự. Nhân viên thuộc cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị không được quyền làm chứng văn bản này. Ngoài ra mọi bản “luật quyền lâu bền về săn sóc sức khỏe” lập hợp pháp tại các tiểu bang khác cũng được công nhận tại California.

Trong kỳ tới chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập các điều khoản khác của Luật Cao Niên California. Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở địa chỉ 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, CA 92708. Điện thoại: (714) 531-7080. Website:lylylaw.com.




Tìm hiểu di chúc  

Sunday, March 08, 2015 1:43:24 PM

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204104&zoneid=269#.VQAn-PnF_hk
Luật Sư LyLy Nguyễn

Di chúc hay chúc thư (a will) là một văn kiện truyền lại gia tài cho thừa kế lúc chết. Di chúc đã được nhân loại áp dụng từ thủa cổ xưa và vẫn đắc dụng cho tới ngày nay. Tuy nhiên nội dung mọi di chúc đều khác biệt không những tùy thuộc vào số của cải để lại, ai là người được kế thừa mà còn tùy theo hoàn cảnh và tình trạng gia đình của người chủ tài sản để lại. Nói chung di chúc hiện hành theo luật pháp Hoa Kỳ gồm có nhiều loại và trong vài trường hợp đặc biệt còn có di chúc không theo đúng thể thức qui định nhưng vẫn được tòa án chấp nhận.

Tuy nhiên một di chúc hợp lệ phải hội đủ bảy yếu tố căn bản sau đây:

(1) Tuổi hợp pháp - Người lập di chúc phải thành niên thông thường từ mười tám tuổi trở lên theo nhiều tiểu bang nhưng cũng có nhiều nơi nhìn nhận tuổi nhỏ hay lớn hơn.

(2) Tâm thần lành mạnh - Người lập di chúc phải có tâm trí sáng suốt khi viết, nghĩa là biết rõ việc mình đang làm là để lại gia sản cho kế thừa, phạm vi gia sản bao nhiêu và thừa kế được chia phần là những ai. Đã có nhiều vụ tranh chấp gia tài thân nhân bất bình thưa kiện vì không có phần hay được ít, họ thường nại cớ người lập không đủ khả năng suy nghĩ lúc lập di chúc. Nhiều trường hợp đặc biệt được thâu băng video đính kèm theo văn bản để làm bằng chứng người lập có tinh thần minh mẫn lúc lập di chúc.

(3) Có ý định truyền lại tài sản - Trong di chúc phải ghi rõ điều khoản nêu ý định để lại tài sản và văn kiện lập ra là lời nói cuối cùng xác nhận mục đích phân phối gia tài để lại.

(4) Di chúc viết thành văn - Căn bản một di chúc phải được viết thành văn bản tuy rằng có vài trường hợp đặc biệt được tòa án chấp nhận di chúc nói miệng sẽ đề cập sau.

(5) Ký tên rõ ràng - Di chúc phải được người lập ký tên trước nhân chứng, ngoại trừ vài trường hợp bất khả kháng như bị tai nạn hoặc bệnh hoạn hay mù chữ không ký được thì người lập có thể chỉ định cho luật sư hoặc người chứng ký thay. Việc ủy nhiệm này phải thi hành theo chỉ dẫn của luật tiểu bang để được có giá trị.

(6) Có nhân chứng hợp lệ - Theo luật nhiều tiểu bang khi ký tên lập di chúc phải có ít nhất hai người lớn chứng kiến, hiểu rõ nhiệm vụ làm chứng và sẵn sàng ra khai trước tòa khi được gọi đến.

(7) Thi hành đứng đắn - Trong phần cuối của văn bản di chúc phải ghi một câu xác nhận đây chính là di chúc của mình, chứng thực ngày và nơi ký có chứng kiến và nhân chứng cũng phải ký theo.

Bản di chúc nào không hội đủ các yếu tố trên thì có thể bị tòa án bác bỏ không chấp nhận và tòa sẽ cho chia di sản theo chúc thư đã lập trước đó hoặc nếu không có thì sẽ phân phối theo “luật chết không trăng trối” (intestacy laws) của tiểu bang.

Ngoài di chúc căn bản như trên có một số tiểu bang nhìn nhận một số di chúc không theo tiêu chuẩn thí dụ như:

(1) Di chúc nói miệng (oral will) - là lời dặn dò của một người thều thào trăng trối lúc hấp hối, phần lớn thường áp dụng cho các tài sản cá nhân không kể đến bất động sản đòi hỏi nhiều giấy tờ hơn.

(2) Di chúc viết tay không người chứng (holographic will) - loại này được khoảng một nửa số tiểu bang ở Hoa Kỳ chấp nhận và có hiệu lực bao gồm cả bất động sản lẫn tài sản cá nhân. Dĩ nhiên loại di chúc này không được khuyến khích sử dụng vì không hội đủ tính cách hợp pháp căn bản nên đôi khi khó chứng minh được ý nguyện cuối cùng của người muốn để lại tài sản. Hơn nữa di chúc kiểu này có yếu điểm dễ bị giả mạo và thường không bao gồm đủ mọi khoản di sản có thể truyền lại.

(3) Di chúc của quân nhân và thủy thủ (soldiers’ and seamen’ will) - loại này cũng được khoảng một nửa số tiểu bang chấp nhận theo đó là di chúc miệng hay di chúc viết tay không chính thức của những quân nhân tại ngũ trong quân đội. Loại này thường chỉ có giá trị trong thời chiến khi đi chiến đấu hay thi hành công vụ, lúc trở về sẽ mất hiệu lực tùy theo thời gian và điều kiện khác nhau của từng luật tiểu bang.

(4) Di chúc pháp định (statutory will) - là một loại di chúc đồng hạng lập theo mẫu áp dụng tại một vài tiểu bang thay thế cho di chúc chính thức, ai muốn lập chỉ việc xin mẫu ở tòa, điền vào rồi ký tên có người chứng là đủ hiệu lực. Loại này không được thông dụng vì nội dung gò bó theo mẫu nên có nhiều hạn chế, người lập sẽ để lại toàn bộ tài sản cho người hôn phối và các con, chỉ có một phần rất nhỏ có thể làm tặng phẩm cho người khác. Theo luật, di chúc này bắt buộc phải điền theo mẫu và hoàn toàn không sửa đổi được.

Nói chung khi viết chúc thư người lập có quyền truyền lại bất cứ phần tài sản nào hay cho bất cứ ai theo ý muốn của mình. Tuy nhiên luật pháp có đặt ra một số giới hạn hay cấm chỉ trong việc để lại gia tài, do đó khi tham khảo luật sư và bắt đầu phân định tài sản để cho thừa kế nào thì phải lưu ý để di chúc được hợp pháp.

Theo luật nhiều tiểu bang, khi một người chết đi thì vợ hoặc chồng còn sống được quyền hưởng “phần chia luật định” (statutory share) của di sản. Phần chia là số phần trăm gia tài ấn định theo luật bất kể di chúc để lại tất cả cho những ai khác. Ngoài ra người hôn phối còn được luật tiểu bang dành “quyền cư ngụ” (homestead right) ở ngôi nhà chính, cho nên một di chúc muốn để lại nhà cho người khác không phải là vợ hoặc chồng thì phải có sự đồng ý của người hôn phối. Nếu có tranh tụng thì vợ hoặc chồng được quyền giữ ngôi nhà cho tới khi chết hoặc tự ý bỏ nhà ra đi. Riêng luật của Louisiana còn cho con cái của người chết được cũng hưởng quyền cư ngụ cùng với cha hoặc mẹ còn sống.

Luật tiểu bang còn hạn chế người chết chỉ được phép cho cơ quan từ thiện một phần nhỏ nếu vẫn còn vợ hoặc chồng hay con cái sống sót. Luật còn cấm chỉ hay hạn chế những di chúc truyền gia tài có tính cách khác thường hay có mục đích bất hợp pháp hoặc đi ngược lại công ích thí dụ như để lại di sản thiết lập một cơ sở có hoạt động vi phạm an ninh công cộng hay đi ngược luân lý, xã hội chẳng hạn. Cũng có người ích kỷ khi chết còn muốn đặt điều kiện tiên quyết cho thừa kế nhưng phần lớn không được luật sư hay tòa án tán thành vì sẽ đưa đến tình trạng vô hiệu hóa di chúc, thí dụ một người cha không thể lập chúc thư đặt điều kiện bắt con gái phải ly dị chồng thì mới được hưởng di sản. Tương tự một ông chồng không có quyền viết di chúc đặt điều kiện buộc bà vợ hứa hẹn sau này phải ở vậy suốt đời thì mới được nhận gia tài (tuy rằng nếu hưởng di sản dưới hình thức tiền do tín mục trả định kỳ thì vẫn có thể đặt điều kiện ngưng trả nếu người này tái giá).

Ngoài những hạn chế trên của luật pháp thông thường ý muốn của người lập di chúc đều được toại nguyện. Di chúc được chi phối theo luật địa phương (thành phố, quận hạt) có nghĩa là nơi người lập đang cư ngụ, thông thường ở địa điểm có ngôi nhà chính tọa lạc. Địa phương đó sẽ xác định việc an bài tài sản cá nhân như xe cộ, cổ phiếu hay tiền mặt còn bất động sản sẽ do luật tiểu bang thẩm định. Nhiều người muốn dùng tín mục sinh thời (living trust) thay thế di chúc để tránh khỏi phải qua thủ tục thanh toán di sản (probate) của tòa án vì tín mục là một phương pháp dự trù tài sản đắc dụng. Tuy nhiên để được đầy đủ hơn vẫn nên lập di chúc áp dụng song hành thí dụ dùng di chúc chỉ định giám hộ cá nhân (personal guardian) cho con cái. Hơn nữa còn dùng di chúc để an bài những khoản tài sản không muốn chuyển vào tín mục. Đối với các tài sản nhỏ hoặc trung bình cùng thừa kế chỉ định rõ ràng không phức tạp thì chỉ cần lập di chúc cũng đầy đủ và đỡ tốn kém.

Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 223, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại (714) 531-7080. Website: www.lylylaw.com.



Thi hành di chúc

Sunday, March 22, 2015 3:59:29 PM 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204776&zoneid=269#.VSJ2j_nF_hk

Luật Sư LyLy Nguyễn

Sau khi lập di chúc chưa hẳn là đã lo xong hết mọi việc để chỉ còn chờ đến ngày giờ rũ sạch bụi trần yên lòng rời cõi trần thế vì đã an bài mọi việc đúng theo tâm nguyện. Trên thực tế vẫn thường xảy ra những trục trặc ngoài ý muốn của người lập như câu chuyện kể sau.

Ông Sáu là người vốn tính vô tư chẳng bao giờ bận tâm để ý đến những vấn đề luật pháp rắc rối. Một hôm ông bị ngất xỉu do cơn tim cấp tính phải kêu 911 đem xe cứu thương đưa gấp vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi được cứu tỉnh ông được bác sĩ cho biết sẽ phải giải phẫu tim vì mạch máu bị nghẹt. Biết mình đang ở tình trạng thập tử nhất sinh ông bèn cho gọi tất cả thân nhân trong gia đình đến bên giường bệnh để chứng kiến ông lập di chúc. Ông có hai con trai, cậu anh rất có hiếu đã tận tụy chăm sóc cho ông cùng bà mẹ cậu vừa mất trước đó một năm nên ông muốn để trọn gia tài cho cậu này. Còn cậu em rất lêu lổng chẳng bao giờ lo cho cha già, mới đây còn cuỗm một mớ tiền lớn của bố rồi bỏ nhà đi giang hồ. Không may cuộc giải phẫu thất bại khiến ông Sáu từ trần ngay sau đó. Đáng tiếc là bản di chúc của ông cũng chết theo vì lúc ông ký không có công chứng viên (notary public) chứng kiến và thị thực. Kết quả tòa tuyên bố di chúc vô hiệu và xử theo luật tiểu bang cho chia đôi gia tài cho hai cậu con kể cả là đứa em bê bối. Dưới suối vàng chắc hẳn ông Sáu không ngậm cười được vì chẳng được toại nguyện vì chính sơ suất của mình.

Tóm lại sau khi viết xong di chúc còn phải qua một thủ tục pháp lý nữa là “thi hành di chúc” (executing the will). Thủ tục này đòi hỏi phải có người chứng kiến (witness) lúc ký bản chúc thư trước mặt công chứng viên thì mới có hiệu lực. Theo luật của nhiều tiểu bang di chúc cần có ít nhất hai nhân chứng ký tên trước tòa án, tuy nhiên đối với chúc thư không rắc rối thì chỉ cần chữ ký có công chứng cũng được kể hợp pháp. Nhân chứng phải hội điều kiện không dính dáng tranh chấp quyền lợi (conflict of interest) có nghĩa tuyệt đối không phải là người có tên được hưởng gia tài. Thực tế chẳng phải tìm đâu xa, khi đến văn phòng luật sư để lập di chúc thì chính thư ký tại văn phòng đó có thể giúp đứng ra nhìn người lập ký tên rồi cũng ký nhận đã chứng kiến sự việc đó vì thông thường họ cũng là công chứng viên.

Tòa án chỉ nhìn nhận một bản chúc thư chính mà thôi, do đó cần phải lưu giữ cẩn thận nhưng dễ kiếm khi cần đến. Tốt nhất nên gửi luật sư giữ giùm hoặc cất trong hộp an toàn (safety box) mướn ở ngân hàng. Thêm vào đó phải cho người thi hành di chúc hay thân nhân tín cẩn biết rõ nơi cất và giao chìa khóa ủy nhiệm thẩm quyền mở hộp lấy di chúc ra khi qua đời. Đã từng có nhiều người mướn hộp ở ngân hàng mà không chỉ định người thay thế, chẳng may bị chết bất chợt không có ai mở ra lấy di chúc khiến việc thanh toán di sản bị đình trệ kéo dài rất lâu mới giải quyết được. Người lập có thể giữ một bản sao tại nhà nhưng cần ghi chú rõ nơi cất bản chính. Trường hợp lỡ đánh mất thì cần phải nhờ luật sư thảo ngay bản di chúc mới, nếu các chi tiết trong bản cũ không thay đổi thì luật sư có thể viết lại di chúc mới theo nội dung bản sao.

Cuộc đời chẳng bao giờ đứng yên do đó sau khi viết xong di chúc tất nhiên có nhiều sự việc hay biến cố xảy ra làm thay đổi hiện trạng của người ấy. Thí dụ điển hình như tăng giảm tài sản, sinh con, đau ốm bệnh hoạn, ly dị, con cháu lớn lên vào đại học hay ra trường. Cũng có trường hợp luật lệ thay đổi khiến cho bản chúc thư nguyên thủy trở thành lỗi thời hoặc vô giá trị không thể thi hành được. Ngoài ra còn những biến chuyển trong xã hội có ảnh hưởng đến dự trù tài sản, thí dụ thị trường chứng khoán và địa ốc lên xuống khiến nhiều người có thể có tài sản tăng hay giảm một cách rõ rệt. Vì vậy cần phải cập nhật (updating) ít ra mỗi năm một lần những kế hoạch dự trù tài sản đã có để phản ảnh trung thực tình trạng tài chánh mới. Nên nhớ luật tài sản của mọi tiểu bang có nhiều khác biệt nhiều khi trái nghịch lẫn nhau cho nên cần kiểm điểm hoặc nhờ luật sư duyệt lại những bản dự tính đã lập sao cho chắc chắn phù hợp với luật tiểu bang nhà.

Khi còn sống người lập có quyền thay đổi hay hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào nếu hội đủ năng lực thể chất và tâm thần. Nếu muốn thay đổi mục nào trong di chúc mà vẫn giữ được hiệu lực thì có thể đính kèm một bản “tu chính di chúc” (a codicil) vì luật không cho phép gạch bỏ hay viết bất cứ gì vào bản chính. Điều cần thiết là tu chính di chúc phải ghi ngày tháng và cùng chính thức thi hành chung với di chúc khi tòa án thẩm định thanh toán di sản. Luật cũng bắt buộc khi lập tu chính di chúc phải hội đủ điều kiện khả năng tâm trí và tự do không bị cưỡng ép, cho nên nếu có thay đổi quan trọng lớn lao thì bắt buộc phải lập di chúc mới. Nên hội ý với luật sư trước những quyết định hủy bỏ hay tu chính di chúc.

Như đã đề cập trước đây nếu di sản gồm có nhiều của cải cá nhân thì có thể đính kèm theo di chúc một phụ bản gọi là “bản tài sản hữu hình” (tangible personal property memoranda gọi tắt là TPPM). Đây là một văn bản viết tay riêng biệt liệt kê các món truyền lại, có ghi ngày tháng và tên họ thừa kế từng món. Dùng TPPM có lợi điểm không phải tu chính di chúc thường xuyên mà chỉ cần tu chính TPPM bằng cách viết chữ “hủy bỏ” (revoke) trên mỗi trang muốn bỏ, ký từng trang và ghi ngày tháng. Đính kèm thêm vào đó những trang TPPM mới rồi cất chung với di chúc để sau khi chết có thể tìm ra để thi hành. Mỗi khi gia cảnh thay đổi quan trọng thì tốt hơn hết nên viết lại di chúc mới và hủy bỏ bản cũ thay vì lập tu chính. Có hai ý kiến đối chọi nhau về việc lưu lại bản di chúc cũ, một đàng khuyên nên tiêu hủy bản cũ trước mặt luật sư và nhân chứng cho khỏi lẫn lộn mới cũ, ngược lại cũng có ý kiến khác khuyên nên giữ bản cũ để làm bằng chứng là di chúc đã thay đổi nhất là lúc có kiện thưa để chứng minh tính cách hợp pháp của di chúc mới. Khi viết di chúc mới cần phải kiểm điểm chắc chắn có ghi ngày ký và ngày thi hành và còn phải viết thêm một câu xác nhận “bản di chúc mới này hoàn toàn thay thế và hủy bỏ tất cả các di chúc cũ.” Có như vậy tòa án sẽ không nhầm lẫn trong trường hợp có tranh chấp thưa kiện. Đôi khi cũng có những điều tòa xử theo luật bất kể di chúc viết ra sao, thí dụ tòa cho người hôn phối vẫn được chia phần gia tài dù rằng di chúc viết cho người khác tất cả.

Ngoài ra còn có điều khoản về “tài sản dư” là những của cải khác không kê trong di chúc. Nhiều người viết câu xác định tất cả những món tài sản dư sẽ để lại cho đích danh vợ hoặc chồng hay một cá nhân, cơ sở từ thiện nào khác. Muốn phù hợp với ý nguyện tốt hơn hết nên duyệt chúc thư định kỳ để cập nhật thêm vào những món mới mua sắm sau này.

Tóm lại sau khi viết di chúc khi thi hành cần nhớ:

(1) Sau khi chết di chúc sẽ vô dụng không có hiệu lực nếu không theo hình thức pháp định thí dụ ký tên không nhân chứng và công chứng viên.

(2) Phải luôn luôn duyệt di chúc để cập nhật những thay đổi quan trọng về lợi tức, tài sản, liên hệ gia đình, thuế má và những mục có liên quan khác.

(3) Tu chính di chúc những khoản nhỏ nhặt hay lập di chúc mới nếu có thay đổi quan trọng.

Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại (714) 531-7080. Website:www.lylylaw.com.

 



Để gia tài bằng tín mục ủy thác 

Sunday, March 29, 2015 1:53:37 PM 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=205093&zoneid=269#.VSUZXPnF_hk

Luật Sư LyLy Nguyễn

Như đã trình bày trong những bài trước, tại Hoa Kỳ còn có thể dùng “tín mục ủy thác” là một phương cách dự trù tài sản quan trọng, không những có tác dụng bảo vệ tài sản mà còn có mục đích để lại gia tài cho thừa kế trong nhiều trường hợp đặc biệt thay vì di chúc.

Không phải bất cứ ai cũng cần đến tín mục. Tuy nhiên đây là một phương cách dự trù tài sản rất đắc dụng tốt hơn di chúc, phù hợp với những ai có tài sản lớn nhiều hơn mức miễn giảm thuế liên bang và hợp với ý nguyện của những người có thân nhân không đủ khả năng tự quán xuyến lấy phần gia tài được chia.

Trước hết tín mục rất hợp với cha mẹ có con vị thành niên. Những ai có con còn nhỏ mà muốn cho học hành đến nơi đến chốn về sau, điều cần phải có đủ của cải (kể cả tiền bảo hiểm nhân thọ) để lại giúp chúng cho đến khi thành tài. Muốn vậy thì nên nghĩ đến việc viết một điều khoản về tín mục (trust provision) trong di chúc hoặc lập một tín mục sinh thời (living trust) cho phúc lợi các con. Tín mục có tính chất mềm dẻo hơn di chúc khi để gia tài cho các con vị thành niên. Theo luật di chúc muốn để gia tài cho trẻ vị thành niên thì phải chỉ định giám hộ (guardian) quản trị và chỉ truyền lại khi các trẻ này tới tuổi mười tám hoặc hai mươi mốt tùy từng tiểu bang.

Trước khi lập tín mục cho quyền lợi các trẻ nhỏ cần lưu ý tới vài vấn đề. Nhiều người chỉ cần lập một tín mục chung cho tất cả các con, chỉ định mỗi đứa được cấp tiền chi phí học hành cho tới khi học xong hoặc tới tuổi phải tốt nghiệp. Sau đó phần tiền vốn trong tín mục sẽ chia đều cho tất cả con thừa hưởng. Ủy thác như vậy sẽ giúp cho tín viên (a trustee) được dễ dàng linh động trong việc phân phối tiền tùy theo nhu cầu của từng đứa con mà nhất thiết không bắt buộc phải chia đồng đều. Thí dụ một đứa muốn tiếp tục theo đuổi học vấn cao hơn tại những trường tư đắt tiền trong khi những đứa khác chỉ muốn tốt nghiệp trường đại học cộng đồng. Hiển nhiên chi phí theo học sẽ khác nhau kẻ ít người nhiều tùy theo trình độ cho nên giữa anh em trong gia đình có thể sinh mầm mống bất mãn. Chắc chắn những đứa càng nhỏ tuổi bao nhiêu thì càng cần được xếp đặt linh động hơn cho phù hợp với nhu cầu gia tăng của trẻ này mỗi năm một lớn hơn. Tuy nhiên luật sư kinh nghiệm có thể giúp lập một tín mục cung cấp được công bằng cho mọi người trong gia đình dù hoàn cảnh có khác nhau.

Có hai ý kiến trái ngược trong cách phân chia gia tài khi có chênh lệch tuổi tác giữa các con. Một đàng cho rằng những đứa lớn trước đó đã được hưởng nhiều lợi lộc và sự chăm sóc của cha mẹ lúc còn sống cho nên tín viên phải có thẩm quyền chia cho các đứa nhỏ nhiều hơn để đền bù lại. Đằng khác phe kia nghĩ rằng nên chia gia tài đồng đều và lập cho mỗi đứa một tín mục riêng rẽ để những đứa lớn khỏi phải chờ đợi lâu cho đến lúc lũ em nhỏ lớn lên, thông thường phải đợi tới lúc đứa út trưởng thành. Dĩ nhiên người chủ gia sản phải tự quyết định để lại gia tài cách nào cho hợp với tình trạng gia đình mình. Nói chung gia sản càng ít bao nhiêu thì càng nên để chung vào một tín mục và cấp nhiều hơn cho đứa con nào cần nhiều nhất. Ngược lại nếu gia tài càng lớn bao nhiêu thì càng nên lập riêng rẽ cho mỗi thân nhân một tín mục riêng để mọi người đều được hưởng đồng đều.

Trong tín mục nên ấn định từng mục tiền chi tiêu về học hành, sức khỏe, ăn uống, nhà cửa cùng những nhu cầu sinh sống cần thiết khác. Tuy nhiên trong cuộc đời có nhiều đổi thay khó tiên đoán trước được một cách chính xác, do đó nội dung tín mục nên viết một cách tổng quát thí dụ như “tiền dành nuôi nấng các con tôi” và ủy thác cho tín viên đủ thẩm quyền quyết định mọi khoản chi tiêu sao cho chính đáng. Thí dụ bất chợt có một đứa trẻ ngã bệnh nặng cần nhiều tiền để điều trị, dĩ nhiên tín viên phải cấp nhiều hơn những đứa khác. Tuy nhiên lời lẽ viết trong văn bản chính thức phải vừa đủ rõ ràng tránh mơ hồ có thể bị đám con kiện cáo. Nhiều bậc cha mẹ chọn tuổi thành niên cho các con là mười tám tuổi hoặc muốn tuổi con ra trường là hai mươi mốt hoặc lâu hơn. Nếu dự tính để tất cả tài sản đặt trong tín mục cho vài đứa con thì tốt hơn hết nên ấn định sẽ chia khi đứa út vừa lớn tới số tuổi đã định. Ngược lại khi lập nhiều tín mục riêng rẽ thì có thể ấn định tuổi hưởng gia tài cho mỗi đứa. Nếu không chắc đến tuổi nào mỗi đứa con mới đủ trí khôn để nắm giữ tiền bạc thì nên giao cho tín viên ấn định cấp phát nhiều thời kỳ, thí dụ như chia một nửa khi đứa đầu tới hai mươi lăm tuổi và nửa còn lại khi đứa út vừa đủ hai mươi mốt. Hoặc giả có thể giữ trọn số vốn trong tín mục suốt đời của mỗi đứa con. Cách này bảo vệ tài sản được không sợ rơi vào tay chủ nợ của đám con nhưng cũng vừa đủ linh động để giữ chủ quyền trên gia tài kế thừa kể cả bất động sản, nghiệp vụ hay các tài sản khác.

Hơn nữa tín mục rất đắc dụng cho những người để lại gia tài cho thừa kế không đủ khả năng quán xuyến thí dụ như cha mẹ già cả hoặc con cái không tin cậy được về tiền bạc. Thí dụ một người có đứa con từng vào tù vì nghiện hút ma túy thì tốt hơn hết nên ủy thác cho tín viên chỉ phát tiền cho đứa này chi dụng từng thời kỳ thay vì giao trọn gia tài một lúc. Loại tín mục này còn được gọi là “tín mục nhiệm ý” (discretionary trust) theo đó tín viên có toàn quyền tùy tiện muốn phát cho người thụ hưởng bao nhiêu miễn là nhận thấy vừa phải. Một loại tín mục khác gọi là “tín mục chống phí phạm” (spendthrift trust) đặc biệt áp dụng riêng cho những kế thừa có tật xài tiền vung tay quá trán. Tín mục này chỉ thị tín viên phải cẩn thận kiểm soát chặt chẽ sự phân phối tiền bạc từng thời kỳ để ngăn không cho những người thừa hưởng vô trách nhiệm lạm dụng rút ra được nhiều tiền một lúc mà xài hoang phí. Tín mục này ủy nhiệm cho tín viên chỉ trả các khoản chi phí hợp lệ định trước cho người thừa hưởng thí dụ như tiền nhà, tiền điện nước, hay thực phẩm. Ngoài ra người thừa hưởng không được quyền bán đi tài sản tín mục hay dùng tài sản này để cầm thế vay mượn và cũng không được quyền sang nhượng cho chủ nợ hay bất cứ ai. Khi thiết lập loại tín mục này cần thảo luận rõ với luật sư để viết minh bạch các điều khoản hạn chế tránh thưa kiện về sau.

Ngoài ra dùng tín mục rất có lợi cho những người có tài sản lớn bởi vì giảm được nhiều thuế, thí dụ có thể lập tín mục hàng năm cấp tiền cho con cháu dưới hình thức tặng phẩm miễn thuế (tax-free gifts) tới mức tối đa ấn định theo luật và có quyền tặng trong suốt đời mình cũng được dù người hưởng thụ là con cháu còn nhỏ. Nhờ vậy sẽ tiết kiệm được một số tiền thuế đáng kể đáng lẽ đánh trên tài sản đó và kéo dài cho tới khi qua đời. Tóm lại tín mục có nhiều lợi điểm hơn di chúc như sau:

1. Tín mục có thể được đặt ra để điều hành gia sản và chi tiêu lâu dài trong suốt thời gian người thừa hưởng còn vị thành niên hay thiếu khả năng quán xuyến lấy tài sản được cho.

2. Tín mục bảo vệ riêng tư trong nội bộ gia đình một cách kín đáo không lộ liễu phổ biến ra công chúng như di chúc.

3. Tín mục có tác dụng giảm được thuế tài sản tùy theo cách viết.

4. “Tín mục sinh thời” (living trust) thì có thể ủy thác cho tín viên điều hành tài sản thay cho mình lúc còn sống, giúp săn sóc cho mình nếu chẳng may bị tật nguyền hay bất lực. Khi qua đời thì tín mục sinh thời cũng tránh được thủ tục giải quyết di sản (probate) của tòa án, giảm thiểu rất nhiều chi phí hành chánh đồng thời thanh toán gia tài nhanh chóng cho các kế thừa.

5. Tín mục thường khó bị tranh chấp kiện cáo hơn di chúc.

6. Tín mục được thi hành một cách linh động hơn di chúc, có thể qui định tiền cấp phát lên xuống theo giá biểu sinh hoạt, cho phép xuất thêm tiền cho những trường hợp khẩn cấp, hoặc lập ngân sách chi dụng hàng năm. Nếu lợi tức tạo ra ít hơn tiền chi thì có thể trích thêm từ vốn số tiền sai biệt còn thiếu.

7. Có thể dùng tín mục để buộc người thừa hưởng phải giữ kỷ luật bằng cách ra điều kiện sống trong khuôn khổ định trước, chỉ cho nhận một khoản tiền nhất định hàng năm bất kể đến các nhu cầu, tình trạng kinh tế leo thang hay ảnh hưởng thị trường chứng khoán đối với vốn trong tín mục.

8. Tín mục đôi khi được đặt ra để cung cấp tiền học cho con của những cặp vợ chồng ly dị.

9. Tín mục được đắc dụng nếu muốn tặng cho cơ quan từ thiện nhưng vẫn muốn dành quyền sử dụng một phần tài sản ấy.

Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại (714) 531-7080. Website:www.lylylaw.com.

 



Tìm hiểu về tín mục sinh thời 

Sunday, April 05, 2015 2:26:32 PM 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=205399&zoneid=269#.VS-mmSHBzRY

Luật Sư LyLy Nguyễn

Một phương cách dự trù tài sản thông dụng thời nay tại Hoa Kỳ rất được ưa chuộng là lập “tín mục sinh thời” (a living trust). Loại này - có nghĩa giản dị như tên đặt - là một thủ tục pháp lý cho một người được quyền chuyển tất cả gia sản để ủy thác quản trị thay cho mình khi còn sống.

Phần lớn các “tín mục sinh thời loại hủy bỏ được” (revocable living trust) có một đặc tính rất mềm dẻo là chính chủ nhân hoặc ủy thác người thân tín quán xuyến tài sản đem phúc lợi cho mình và gia đình. Nhiều người tự chỉ định mình làm tín viên (trustee) và điều hành tín mục như bình thường bởi vì họ vẫn có quyền mua, bán hay cho đi bất cứ phần tài sản nào giống hệt trước khi đem vào tín mục. Khác biệt duy nhất chỉ ở danh xưng mới là “tín viên” thay vì trước đó là “chủ nhân tài sản.” Tuy tín mục sinh thời có lợi điểm giản dị, hữu dụng và tương đối đỡ nhiều tốn phí hơn các cách dự trù tài sản khác nhưng không hẳn thích hợp rộng rãi khiến ai cũng dùng được. Quyết định dùng tín mục sinh thời có hiệu quả hay không tùy thuộc vào các yếu tố tài sản có cỡ lớn nhỏ, loại tài sản gồm có những gì và dùng kế hoạch nào sẽ đem lợi ích nhất cho chủ nhân và gia đình người ấy.

Tín mục sinh thời là một phương cách chính để tránh sự can thiệp của tòa án tiểu bang qua thủ tục thanh toán di sản (probate) bất kể có di chúc hay không có di chúc. Thủ tục này do tòa thi hành với mục đích xác định kế thừa và phân phối tài sản của người chết để lại. Dĩ nhiên tài sản trong tín mục do tín viên đứng tên nắm giữ do đó khi người chủ tài sản chết đi thì khỏi phải qua thủ tục thanh toán di sản. Ngoài tín mục còn vài cách khác để tránh thanh toán di sản gồm có “liên chủ quyền với quyền kế thừa sống sót” (joint tenancy with right of survivorship), chỉ định người thụ hưởng (beneficiary) cho bảo hiểm nhân thọ hay tiền hưu trí, hoặc tặng tài sản cho người khác lúc còn sống. Do đó trước khi quyết định dùng tín mục hay phương pháp thay thế nào khác cần phải tham khảo với luật sư chuyên môn để biết chắc kết quả thi hành phù hợp với ý định của mình.

Thủ tục thiết lập tín mục khác nhau tùy từng tiểu bang, nói chung “người cấp” (grantor) tức là chủ tài sản lập văn kiện tuyên cáo hợp đồng tín mục (truth agreement) để ủy thác quản trị tài sản với mục đích tạo phúc lợi cho chính mình và gia đình hay cho bất cứ người thụ hưởng nào được chỉ định. Có tín mục liệt kê thẳng những tài sản chính được đưa vào đó như nhà đất hay trương mục đầu tư, còn một số khác kèm theo một bản phụ lục (a schedule) có ghi chính xác những món tài sản được tuần tự đem vào tín mục, hoặc giản dị hơn chuyển tất cả tài sản cho tín viên chiếu theo hợp đồng tín mục. Bất cứ trường hợp nào người cấp đều có quyền thêm vào hay bớt đi tài sản theo ý muốn, chỉ cần thay đổi tên trên tất cả mọi giấy tờ xác nhận chủ quyền như văn tự nhà đất, trương mục ngân hàng, ... sang tên của tín viên (thí dụ như “Nguyễn văn X., Trustee of The Nguyễn Văn X., Trust”). Nếu chỉ định chính mình là tín viên thì nhớ khi ký tên phải viết là “Nguyễn Văn X., Trustee” thay vì chỉ viết tên của mình. Khi chuyển vào tín mục thì tín viên trở thành chủ nhân tài sản đó nên phải sang tên trên mọi văn kiện liên hệ. Tuy nhiên người cấp vẫn được quyền sử dụng những tài sản đã chuyển vào tín mục và vẫn phải đóng thuế như trước. Tín mục sinh thời có đặc điểm duy trì lâu dài sau khi người cấp qua đời, thí dụ lập tín mục cho đứa cháu còn thơ ấu theo đó ấn định cung cấp tiền nuôi dưỡng tới khi đứa trẻ này trưởng thành hoàn toàn.

Người cấp vẫn giữ quyền điều hành tài sản trong “tín mục sinh thời loại hủy bỏ được” cho dù chính mình có là tín viên hay không bởi vì đương sự có quyền thay đổi các điều khoản bất cứ lúc nào hay chỉ định tín viên khác hoặc thêm bớt tài sản trong tín mục. Khi người cấp qua đời thì tín viên kế nhiệm sẽ chiếu theo các điều khoản trong tín mục mà phân phối tài sản. Thông thường tín viên kế thừa là vợ hoặc chồng hay là con cái của người cấp nhưng cũng có thể mướn ngân hàng hay công ty tín mục (trust company) làm tín viên.

 Có rất nhiều cách phân phối tài sản trong tín mục sinh thời. Tùy theo chỉ thị của người cấp ghi trong văn bản tín mục, tín viên có thể tiếp tục quản trị tài sản được ủy thác cho phúc lợi người khác, phân phối tài sản cho người được chọn, hay phối hợp cả hai cách đó. Nếu người thụ hưởng bị chết trước người cấp thì hậu quả ra sao tùy theo điều khoản ấn định trong tín mục nếu có, hoặc theo luật tiểu bang thí dụ như phần tài sản ấy được trả lại nhập vào tín mục hoặc tiếp tục chuyển cho thừa kế của người chết. Để tránh nhầm lẫn, trong tín mục phải chỉ định người thụ hưởng thay thế (contingent beneficiaries), nếu xảy ra trường hợp người thụ hưởng chính chết trước. Trừ phi có quan tâm về vấn đề thuế vì tài sản lớn hơn mức miễn trừ, hoặc có nhiều món phải đóng thuế nặng, người cấp bao giờ cũng nên dành quyền thay đổi hoặc tu chính tín mục khi muốn, bằng cách nhờ luật sư thảo ra “tín mục hủy bỏ được” để có thể đổi bất cứ điều khoản nào, hoặc thay tín viên, hay phế bỏ toàn diện.

Lợi điểm chính yếu của tín mục như đã đề cập ở trên là tránh được thủ tục thanh toán di sản của tòa án tiểu bang. Ngoài ra tín mục sinh thời còn là phương cách để săn sóc cho chủ nhân tài sản khi không may bị mất năng lực thể chất hay tâm thần. Thông thường chỉ cần lập ra tín mục sinh thời, chuyển đầy đủ tiền bạc vào đó, ủy thác một tín viên đáng tin cậy (thường là con trai lớn) để quản trị tín mục đó khi bị lâm bệnh. Làm như vậy sẽ tránh được trì trệ và tốn kém vì thủ tục bắt buộc giám hộ do tòa án chỉ định (court-ordered guardianship). Đồng thời ngay lúc đó tín viên này sẽ đảm nhiệm tiếp tục ngay những nghĩa vụ chu cấp các thân nhân khác trong gia đình. Dĩ nhiên nếu không bị mất năng lực thì tín mục sinh thời cũng vẫn đắc dụng, vì nếu chỉ định tín viên thì người này sẽ giúp quán xuyến thay cho chủ nhân, thí dụ một người có một khu chung cư cho thuê thì tín viên điều hành cơ sở ấy thâu tiền thuê hàng tháng nộp cho chủ nhân sau khi trừ tiền công đã thỏa thuận.

Lợi điểm khác của tín mục là bảo vệ đời tư của chủ nhân tốt hơn di chúc vì luật không bắt buộc đăng ký tín mục vào công báo. Muốn được hoàn toàn kín đáo thì không nên chuyển vào tín mục những tài sản kê trong di chúc (pourover provision). Theo luật của vài tiểu bang có vài loại tài sản phải đăng ký thì cần lập tín mục chỉ định (nominee trust) để giải trừ các điều kiện này, nên cần tham khảo luật sư cho rõ có bị bắt buộc hay không. Đối với phần nhiều tài sản đơn giản các luật sư thường không gặp khó khăn nào trong việc lập một tín mục đáp ứng đúng mọi ước muốn của thân chủ, không như các hình thức trang trọng khi thi hành hay thay đổi di chúc. Tuy nhiên cũng vẫn phải hội vài điều kiện căn bản là người lập tín mục có tâm trí bình thường; các văn tự liên quan đến chủ quyền bất động sản phải có nhân chứng và công chứng viên thị nhận chữ ký.

Dùng tín mục sinh thời trong việc phân phối tài sản sẽ dễ dàng và nhanh chóng và còn có hiệu lực lâu dài sau khi chết như thí dụ trường hợp lập tín mục chu cấp cho cháu nhỏ đã nêu ở trên. Ngoài ra tín mục còn tiện dụng để quản trị những tài sản ở xa thí dụ như nhà đất ở ngoài tiểu bang tránh được thủ tục thanh toán tài sản phụ thuộc (ancillary probate procedure) theo luật tiểu bang.

Tín mục cũng có vài điểm bất lợi, chẳng hạn vấn đề giấy tờ nhiều món thông thường không được xác định chủ quyền rõ ràng, thí dụ như nữ trang, nên nhiều luật sư phải thảo riêng chứng thư tặng phẩm (deed of gift) khi liệt kê nữ trang vào tín mục. Hơn nữa tín mục cũng sinh ra nhiều loại thủ tục hành chánh vặt vãnh cần phải theo dõi cập nhật thường xuyên. Ngoài ra trong một vài trường hợp tín mục có thể làm trở ngại một số phúc lợi được hưởng theo luật, thí dụ ở một vài tiểu bang chuyển bất động sản vào tín mục có thể làm mất đi khoản miễn trừ nhà ở (homestead exemption), nhà ở sẽ bị đánh giá cao hơn để đóng thêm thuế. Do đó cần phải tham khảo với luật sư để phòng ngừa các trở ngại trên. Mặt khác tuy tín mục không phải đem ra tòa sẽ được lợi về mặt kín đáo riêng tư, nhưng ngược lại nếu có tranh chấp thì tòa án không can thiệp mạnh mẽ được như theo di chúc.

Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại (714) 531-7080. Website: www.lylylaw.com.



Di chúc và tín mục cho vợ chồng

Sunday, April 26, 2015 1:38:17 PM 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=206360&zoneid=269#.VT4qoiFVhBc

Luật Sư LyLy Nguyễn

Trong cuộc sống hôn nhân một vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm đến là lập di chúc hoặc tín mục để an bài tài sản trong tương lai nếu chẳng may mệnh hệ nào qua đời sớm. Tuy nhiên lập các phương cách này sao có lợi cho người thành hôn đều khác nhau tùy theo tuổi tác và hoàn cảnh từng gia đình.

Thông thường nhiều gia đình có mức tài sản nhỏ hoặc trung bình chỉ cần lập một di chúc đơn giản theo đó người nào chết trước sẽ để lại tất cả của cải chung cho vợ hoặc chồng còn sống. Điều này rất đúng nếu cặp vợ chồng này đã vượt qua thời kỳ mưu sinh căn bản, hoặc một người còn dựa vào người kia, hoặc có con đã trưởng thành ra đời kiếm được tiền không cần bám vào cha mẹ. Tuy nhiên dù cho tài sản không quá sung túc nhưng cách khôn ngoan nhất vẫn là lập tín mục. Như đã trình bày trong nhiều bài trước đây, lợi điểm đặc biệt của tín mục là bảo vệ được tài sản trong trường hợp bị mất năng lực tâm trí hay thể chất, đồng thời tránh được thủ tục “giải quyết di sản” (probate) của tòa án và nhất là bảo vệ đời tư được kín đáo. Dùng kế hoạch này có thể lập tín mục chung (joint trust) cho cả hai vợ chồng hoặc lập riêng rẽ cho từng người kết quả đều như nhau. Tài sản chung của vợ chồng thường luôn thay đổi theo thời gian do nhiều yếu tố, thí dụ như dành dụm được thêm vốn liếng, sinh thêm con cái, thay đổi công ăn việc làm, hay tình trạng sức khỏe suy yếu khiến một người có cơ ra đi vĩnh viễn trước người kia. Để có ý niệm về khác biệt theo hoàn cảnh từng gia đình, chúng tôi xin đan cử sau đây vài trường hợp điển hình của gia đình vợ chồng trẻ tuổi lẫn vợ chồng có tuổi với giả thiết mỗi gia đình đều có một hoặc cả hai người cùng đi làm.

Trước hết là một cặp vợ chồng rất trẻ, cô Hoa và cậu Tú cùng ở lứa tuổi trên dưới ba mươi. Hai người mới thành hôn với nhau cách đây vài năm và đã có hai con nhỏ. Cả hai đều rất thương con nên cùng đồng lòng muốn lo cho các con sau này đủ sống và có tiền ăn học nếu không may cha mẹ cùng chết bất đắc kỳ tử. Ngoài ra vợ chồng này cũng tính trường hợp một trong hai người chết sớm thì để của sao cho người còn lại đủ tiền sinh sống mà nuôi con. Hai người vừa mới mua nhà không lâu nên còn nợ lớn, do đó họ có mua bảo hiểm nhân thọ bao che nợ nhà. Các món nợ khác cũng được dàn xếp trả góp và cũng có bảo hiểm để lỡ một người chết sớm thì bớt hẳn gánh nặng cho người còn sống. Hai vợ chồng này vì còn quá trẻ, vốn liếng chưa có bao nhiêu nên không cần lập kế hoạch dự trù tài sản nào cả. Cả hai chỉ cần lập mỗi người một di chúc hoặc tín mục đơn giản theo đó nếu người nào bất ngờ chết trước sẽ để lại mọi thứ cho người kia để đạt mục tiêu chính yếu là cung cấp đầy đủ tiền bạc cho người còn lại có thể sống thêm vài chục năm nữa mà nuôi con. Thêm vào đó cả hai chỉ định lẫn nhau làm người thụ hưởng trong bảo hiểm nhân thọ của từng người và những chương trình tương tự. Sau khi đã thi hành như vậy cả hai vợ chồng cô Hoa và cậu Tú đều yên tâm vui sống không lo nghĩ gì nữa ngoài việc lưu ý cập nhật di chúc mỗi khi có thay đổi gia cảnh quan trọng.

Một cặp vợ chồng khác, bà Phương và ông Hoàng đều ở tuổi trung niên trên dưới bốn mươi. Hai người thành hôn trên mười mấy năm nên có tài sản tương đối khá hơn kể cả một cửa hàng buôn bán nhỏ. Vợ chồng nhà này lập một “tín mục sinh thời thay đổi được” (a revocable living trust) và ủy thác cho tín viên trường hợp chẳng may một người chết đi thì sẽ đứng ra cai quản gia sản cho phúc lợi của người vợ hoặc chồng còn sống. Tín mục này trước nhất có lợi là tránh không để tài sản bị lôi ra tòa theo thủ tục “giải quyết di sản,” vừa đỡ tốn tiền tòa án và đỡ rắc rối lôi thôi. Vợ chồng này cũng có mua bảo hiểm để thanh toán nợ nần nếu chết, và sau hết bà Phương và ông Hoàng cũng lập thêm di chúc để thâu góp tất cả các tài sản ngoài di chúc và phần tiền còn lại sau khi trả nợ sẽ đem vào tín mục để người còn sống được hưởng suốt đời còn lại.

Bây giờ đến hai thí dụ trường hợp vợ chồng lớn tuổi. Trước hết là ông bà Thành tuổi tác khoảng giữa năm mươi, sáu mươi; hai người mua nhà từ lâu và đã trả xong nợ nhà. Hơn thế ông bà còn có được một tài sản đáng kể tuy chưa đến mức phải đóng thuế. Thấy ngày về hưu cũng không xa lắm nên cả hai ông bà đều tính làm sao cho người ở lại được đầy đủ tiền an hưởng cuộc sống thoải mái một khi người kia từ giã cõi trần. Cũng như hầu hết các cặp vợ chồng đứng tuổi khác, họ muốn truyền lại tất cả tất cả tài sản cho người sống sót cùng dự tính sau này khi chết nốt thì tới lượt cho con cháu thừa hưởng.

Trường hợp sau là hai cụ Lân xấp xỉ bảy mươi và cùng đã về hưu. Các cụ may mắn có lũ con trưởng thành từ lâu nên dĩ nhiên đâu cần lo gì về con cái nữa. Thay vào đó hai cụ nghĩ đến việc khi chết đi sẽ để lại toàn bộ của cải cho lũ cháu nội ngoại và giao cho cha mẹ chúng quản trị đến sau này chúng lớn khôn. Cả hai cụ đều tuổi hạc đã cao cho nên nếu một cụ có ra đi thì cụ còn lại chắc chắn cũng chẳng “thọ” được bao lâu. Có thể vài tháng hay vài năm sau cụ bà cảm thấy “nhung nhớ” cụ ông (hay ngược lại) thế rồi một ngày đẹp trời nào đó cụ cũng “thăng” luôn để diễn một màn “tìm nhau nơi thiên đường.” Nghĩ đến tương lai sáng sủa đó nên mỗi cụ bèn lập một “tín mục hôn nhân” (a marital trust) có hiệu lực ngay khi qua đời. Cụ nào còn lại sẽ sống bằng lợi tức do chính tín mục của mình, còn nếu không đủ chi tiêu thì sẽ rút vốn tín mục do “điều khoản xâm phạm vào vốn” (encroachment provisions) đã định trước. Lúc chết luôn thì số vốn còn lại trong tín mục sẽ về tay con cháu và lợi điểm của “tín mục hôn nhân” là được giảm thuế.

Khác với trường hợp trên, vợ chồng ông bà Mẫn khá giàu nên ông bà rất lo về khoản tiền thuế khổng lồ đánh trên tài sản đáng giá hàng chục triệu của mình. Nhằm mục đích giảm thuế ông bà lập ra tín mục riêng rẽ từng người hoặc đứng chung, khi một người chết đi sẽ trở thành “tín mục hôn nhân” có tác dụng né thuế (bypass). Lối dàn xếp này có tác dụng tránh được thủ tục “giải quyết di sản” của tòa án đồng thời được giảm thuế theo “tín mục hôn nhân.” Làm như vậy khi một người qua đời thì vợ hoặc chồng còn sống sẽ hưởng lợi tức do tín mục sinh ra, nếu không đủ thì rút vốn theo “điều khoản xâm phạm vào vốn” như đã nêu trên cho đến hết đời mình. Cuối cùng khi người còn lại chết luôn thì vốn trong tín mục sẽ sang tay con cháu. Khi lập tín mục có thể chỉ định con cái làm người kế vị. Nếu tài sản quá lớn thì có thể mướn một tín viên chuyên nghiệp (professional trustee) có khả năng quản trị tài sản cho phúc lợi của các cháu. Dĩ nhiên lập loại tín mục này cần tham khảo và nhờ luật sư chuyên môn đảm trách.

Đúng ra cuộc sống vợ chồng nào cũng ngọt ngào như nước suối mùa xuân, nhưng trên thực tế không thiếu gì những gia đình “cơm không lành, canh không ngọt.” Dĩ nhiên không ai đợi đến lúc đua nhau ra tòa ly dị rồi mới tính đến phân chia tài sản. Trong cuộc đời có nhiều người bị cú “sốc” bất ngờ khi khám phá ra rằng cô vợ hoặc ông chồng yêu quí của mình đã gạt nhẹ tênh mình ra khỏi di chúc không nhắc nhở gì đến mà lại còn để của cho những người xa xôi khác. Tuy nhiên luật pháp không để xảy ra những cảnh oái oăm như vậy vì thời buổi bây giờ nếu có người vợ nào đang sống tùy thuộc vào chồng mà gặp cảnh này chắc chắn cuộc đời bà ấy sẽ đen tối như đêm ba mươi. Mặc dù luật pháp có ý bênh các bà quả phụ nhưng cũng công bằng bảo vệ luôn các ông góa bụa vì theo luật phụ nữ cũng không có quyền gạt tên chồng ra khỏi di chúc. Nếu ông chồng hoặc bà vợ chết đi nhưng di chúc không để tên người còn lại làm kế thừa, hay có tên nhưng được ít hơn số phần trăm theo luật định (phần trăm này thay đổi tùy theo luật từng tiểu bang) thì người ấy có quyền “chống di chúc” (take against the will) để đòi phần mình chia theo luật định. Phần này thường là một nửa hoặc một phần ba thay vì phần trăm ít ỏi hay không có gì trong di chúc. Dĩ nhiên nếu người ấy cam phận bằng lòng nhận ít thì khỏi cần chống báng gì cứ thế mà thi hành theo di chúc.

Luật pháp còn có “điều khoản chia phần bắt buộc” (forced share provision) làm nhiều người muốn tái hôn trễ phải e dè vì họ không muốn chỉ sau vài năm chung sống lỡ chết đi thì nửa phần gia tài sẽ về tay người vợ hoặc chồng mới lấy thay vì để cho cha mẹ hay con riêng. Gần đây có tu chính của bộ “Luật Giải Quyết Di Sản Đồng Nhất” (Uniform Probate Code) có ấn định tỉ lệ chia phần cho người quả phụ tùy theo số năm chung sống, có nghĩa là càng sống chung lâu bao nhiêu thì càng được chia phần nhiều bấy nhiêu. Luật này đã cất đi mối lo cho nhiều tay tỷ phú dù già vẫn hăng hái đòi cưới vợ trẻ, nay không còn sợ chết sớm của cải về hết tay người “góa phụ trẻ thơ” như tin trên báo vẫn thường đăng về các tài tử giai nhân nổi tiếng. Đối với những người lập tín mục thay vì di chúc, người hôn phối sẽ không bị chi phối vì “điều khoản chia phần bắt buộc” tài sản để trong tín mục. Dĩ nhiên tại các tiểu bang theo luật này một trong hai vợ chồng có quyền “tước” quyền hưởng gia tài của người kia do đó cần tham khảo luật sư chuyên môn chi tiết về vấn đề này.

Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại (714) 531-7080. Website:www.lylylaw.com.


 

Về Đầu trang