Nguyễn Andy Salesperson Cell: 416-894-8162 E mail: andy649@gmail.com |
Trang Nhà | Tìm Nhà | Thị trường | Kiểm Tra | Mortgage | Mua Nhà | Bảo hiểm | Chủ nhà nên biết | Bán Nhà | Tài Liệu Khác | Máy Tính | Liên Kết |
Các bài khác về Chủ Nhà nên Biết |
Nhân quyền ở OntarioXin trích đăng 9 tài liệu của Ủy Ban Nhân Quyền Ontario: 1. Nhân quyền trong vấn đề gia cư – thông tin khái quát dành cho những người chủ nhà 2. Nhân quyền cho những người ở nhà thuê 3. Nhân quyền và tình trạng gia đình 4.Tàn tật và nhân quyền 5.Kỳ thị tuổi tác 6. Kỳ thị chủng tộc 7. Sách nhiễu chủng tộc: hãy biết các quyền của quý vị 8. Đặc điểm phái tính 9. Định hướng tình dục và nhân quyền |
1. Nhân quyền trong vấn đề gia cư – thông tin khái quát dành cho những người chủ nhàGia cư là một vấn đề về nhân quyềnLuật quốc tế nói rằng những người ở tại Canada có quyền tìm được nơi cư ngụ tốt vừa với khả năng tài chánh của họ. Để giúp thực hiện điều này tại Ontario, những người ở nhà thuê và những người chủ nhà (hay các công ty gia cư) có các quyền và trách nhiệm theo Luật Nhân Quyền (Human Rights Code). Theo Luật, tất cả mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳng trong vấn đề gia cư mà không bị kỳ thị hay sách nhiễu. Là một người chủ nhà, quí vị có trách nhiệm bảo đảm rằng nhà mà quí vị cho thuê thì không có sự kỳ thị và sách nhiễu. Người ta không thể bị từ chối cho thuê nhà, bị quấy rầy bởi người chủ nhà hay những người ở thuê khác, hay bị đối xử bất công bởi:
Người dân cũng được bảo vệ nếu họ bị kỳ thị bởi vì họ là bạn hay là thân nhân của một người thuộc các dạng kể trên. Các quyền về gia cư áp dụng tại nơi nào?Quyền được đối xử bình đẳng không bị kỳ thị áp dụng khi thuê hay mua một đơn vị cư trú [ví dụ, trong một tòa cao ốc chúng cư, một căn condo, gia cư hợp tác (co-op) hay một căn nhà]. Quyền này cũng được áp dụng trong vấn đề chọn để cho thuê hay tống xuất những người ở thuê, các điều lệ về việc quy định số người cư trú trong một đơn vị và các quy định, các sự sửa chữa, việc sử dụng các dịch vụ và cơ sở tiện nghi liên hệ, và sự hưởng dụng các tiện nghi tổng quát của tòa nhà nơi cư ngụ. Là một người chủ nhà hay một công ty gia cư, quí vị là một trong số những người chịu trách nhiệm bảo đảm cho nhân quyền của những người ở thuê được tôn trọng. Các nhà lập pháp, những người làm chính sách, các nhà hoạch định và những người thiết kế chương trình, các hội đồng và các tòa án cũng phải chắc chắn là các hoạt động, các chiến lược và quyết định của họ phải giải quyết các vấn đề về kỳ thị trong gia cư. Chọn những người ở thuêLuật qui định những phương thức cho thuê nào thì được chấp nhận và thông tin nào quí vị có thể hỏi trong việc chọn lựa người ở thuê để cho thuê nhà:
Quí vị có thể yêu cầu một “người bảo chứng” để ký hợp đồng cho thuê nhà – nhưng chỉ khi nào quí vị áp dụng các yêu cầu này với tất cả những người ở thuê, chứ không phải riêng với những người được Luật nhận dạng bảo vệ, ví dụ như những người di dân mới đến hay những người lãnh trợ cấp xã hội. Sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu của người ở thuêQuí vị có một nghĩa vụ pháp lý trong việc cố gắng sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu của người ở thuê (đáp ứng các nhu cầu đặc biệt mà họ có thể có) nếu họ thật sự có các nhu cầu đó, dựa trên các căn cứ của Luật. Quí vị phải sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu cho tới mức bị khó khăn quá đáng, dựa trên vần đề chi phí, sự có sẵn các nguồn tài trợ từ bên ngoài, hay các lo ngại về vấn đề sức khỏe và sự an toàn. Ví dụ, một người ở thuê bị tàn tật, quí vị có thể phải cần thực hiện những sự thay đổi trong căn hộ, lối vào chúng cư, các vỉa hè hay các khu vực đậu xe. Một số những người ở thuê cần những sự thay đổi về luật lệ và cách thực thi để đáp ứng các sự thay đổi về hoàn cảnh gia đình hay các sự thực hành tín ngưỡng. Đôi khi một người ở nhà thuê nào mà không khỏe hay làm phiền những người khác (hoặc do bị tàn tật hay vì chính họ là mục tiêu của sự kỳ thị) có thể cần sự giúp đỡ. Quí vị nên thẩm định vai trò của mình để xem quí vị, với tư cách là người chủ nhà, có những điều gì có thể giúp được hay không. Quí vị và những người ở thuê của quí vị chia sẻ trách nhiệm trong việc sắp xếp để đáp ứng nhu cầu. Quí vị phải đóng một vai trò tích cực trong tiến trình và làm việc với những người ở thuê trong tinh thần hợp tác để tìm giải pháp tốt nhất. Nếu người ở thuê cung cấp cho quí vị các thông tin cá nhân hay y khoa khác của họ, quí gị phải bảo mật các chi tiết này. Những người chủ nhà phải làm việc với những người thuê nhà để tìm và thực hiện sự sắp xếp để đáp ứng nhu cầu càng sớm càng tốt. Nếu điều này không thể thực hiện được mà không gây quá đáng, hay nếu phải mất một thời gian dài để thực hiện, quí vị phải cung cấp giải pháp tạm thời hay “giải pháp tốt nhất kế tiếp có được (next-best)” để đáp ứng nhu cầu. Các chương trình và các hoàn cảnh đặc biệt trong vấn đề gia cưTheo Luật, các chương trình đặc biệt thì được cho phép để giúp một nhóm những người nào bị bất lợi theo các căn cứ của Luật với điều kiện các chương trình này đáp ứng các yêu cầu do Luật định ra. Các ví dụ bao gồm việc xây những căn nhà dành cho cao niên, cho những người bị tàn tật hay các sinh viên đại học với gia đình của họ. Khi nào thì Luật không áp dụngLuật không áp dụng trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến hay “mâu thuẫn cá tính” với một người chủ nhà hay một người ở thuê khác mà không có liên hệ đến các điều được Luật bảo vệ, hay nếu người ở thuê dùng chung phòng tắm hay nhà bếp với người chủ nhà hay với gia đình của người chủ nhà. Quí vị có thể thăng tiến vấn đề nhân quyền trong gia cưNhững người cung cấp gia cư có thể thực hiện một số bước để ngăn ngừa sự kỳ thị và sách nhiễu đồng thời giải quyết vấn đề nhân quyền trong sự cho thuê nhà bằng cách phát triển:
Việc bảo đảm sao cho các điều lệ, chính sách, thủ tục, các tiến trình làm quyết định và phong cách hoạt động của cơ quan, tổ chức không tạo ra các rào cản và không gây nên sự kỳ thị là điều quan trọng. Các lĩnh vực là nơi các sự cản trở có thể hiện hữu bao gồm các tiêu chuẩn về chờ đợi và sự hội đủ điều kiện để thuê nhà, và các quy định về số người được quyền cư ngụ trong nhà bao gồm các chính sách về khách đến thăm và các yêu cầu về số phòng ngủ. Hãy làm theo một số các nguyên tắc nhân quyền chủ yếu:
Để biết thêm chi tiết về các quyền và trách nhiệm của chủ nhà và người ở thuê trong vấn đề thuê nhà, xin xem Chính sách về Nhân quyền và Nhà cho thuê (Policy on Human Rights and Rental Housing) của Ủy ban Nhân quyền Ontario (Ontario Human Rights Commission). Chính sách này và các thông tin khác của OHRC thì có sẵn trên mạng tại địa chỉ: www.ohrc.on.ca
|
2. Nhân quyền cho những người ở nhà thuêGia cư là một vấn đề về nhân quyềnLuật quốc tế nói rằng những người ở tại Canada có quyền tìm được nơi cư ngụ tốt vừa với khả năng tài chánh của họ. Để giúp thực hiện điều này tại Ontario, những người ở nhà thuê và những người chủ nhà (hay các công ty gia cư) có các quyền và trách nhiệm theo Luật Nhân Quyền (Human Rights Code). Là một người ở thuê, quí vị có quyền được đối xử công bằng về vấn đề gia cư mà không bị kỳ thị hay sách nhiễu. Quí vị không thể bị từ chối cho thuê một căn hộ, bị sách nhiễu bởi một người chủ nhà hay bởi những người ở thuê khác, hay là bị đối xử bất công bởi:
Quí vị cũng được bảo vệ nếu quí vị bị kỳ thị bởi vì quí vị là bạn hay thân nhân của một người thuộc các dạng kể trên. Các quyền về gia cư áp dụng tại nơi nào?Luật áp dụng cho mọi mặt của việc mua nhà hay thuê nhà. Khi thuê một nơi để sống, Luật áp dụng:
Chọn những người ở thuêLuật qui định những điều mà người chủ nhà có thể hỏi khi chọn người cho thuê nhà:
Nếu quí vị cần nơi cư ngụ cho vấn đề tàn tật hay vì có nhu cầu đặc biệtKhi quí vị có những nhu cầu hợp pháp, dựa trên các căn cứ của Luật (ví dụ như sự tàn tật hay tình trạng gia đình), những người chủ nhà có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp chỗ ở để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt mà quí vị có thể có. Họ phải sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu của quí vị cho tới mức bị khó khăn quá đáng, dựa trên chi phí, các nguồn tài trợ từ bên ngoài hay các điều lo ngại về vấn đề y khoa và sự an toàn. Quí vị và người chủ nhà của quí vị chia sẻ trách nhiệm trong việc sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu. Quí vị phải làm việc chung với nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn và cung cấp bất cứ thông tin nào mà người chủ nhà có thể cần để sắp xếp đáp ứng nhu cầu. Chủ nhà của quí vị phải giữ kín bất cứ thông tin y khoa hay chi tiết cá nhân nào khác mà quí vị cung cấp. Ví dụ, nếu quí vị có một sự tàn tật, chủ nhà của quí vị có thể phải thực hiện những sự thay đổi về các hộ cho thuê, lối vào chúng cư, các vỉa hè hay các khu vực đậu xe để đáp ứng nhu cầu của quí vị. Một số những người ở thuê cần những sự thay đổi về luật lệ và cách thực thi để đáp ứng sự thay đổi về hoàn cảnh gia đình hay các sự thực hành tín ngưỡng. Đôi khi một người ở thuê nào mà không khỏe hay làm phiền những người khác (hoặc do bị tàn tật hay vì chính họ là mục tiêu của sự kỳ thị) có thể cần sự giúp đỡ. Những người chủ nhà phải thẩm định vai trò của họ để xem họ có thể giúp được điều gì hay không với tư cách là người chủ nhà. Những người chủ nhà phải làm việc với quí vị để tìm và làm được sự sắp xếp đáp ứng thích hợp nhất càng sớm càng tốt. Khi nhu cầu của quí vị ảnh hưởng đến những người khácĐôi khi các nhu cầu hay hạnh kiểm của quí vị có thể ảnh hưởng những người khác. Chủ nhà và những công ty cho thuê nhà phải cân bằng và giải quyết các sự lo ngại thật sự của tất cả những người ở thuê. Ngay cả nếu hành vi của một người ở thuê là gây phiền toái (disruptive) (ví dụ, tiếng ồn có liên quan đến trẻ em được luật bảo vệ theo hoàn cảnh gia đình), thì người chủ nhà được mong muốn là phải tìm các biện pháp để xem có thể giải quyết được vấn đề hay không. Khi nào thì Luật không áp dụngLuật không áp dụng nếu quí vị có “một sự mâu thuẫn về cá tính” với người chủ nhà hay với một người ở thuê khác mà không có liên hệ đến các điều được Luật bảo vệ. Đồng thời, Luật cũng không áp dụng nếu quí vị dùng chung phòng tắm hay nhà bếp với người chủ nhà hay với gia đình của người chủ nhà. |
3. Nhân quyền và tình trạng gia đìnhLuật Nhân Quyền (Human Rights Code) của OntarioLuật Nhân Quyền Ontario (gọi tắt Luật) cung cấp các quyền và các cơ hội bình đẳng, và sự tự do không bị kỳ thị. Luật công nhận phẩm giá và giá trị của mỗi một người tại Ontario, trong lĩnh vực việc làm, gia cư, các tiện nghi và dịch vụ, các hợp đồng, và trong vấn đề tham gia nghiệp đoàn, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn. Luật (Code) bảo vệ quý vị không bị kỳ thị trong các lĩnh vực này dựa trên tình trạng gia đình của quý vị. Tình trạng gia đình là gì?Luật định nghĩa “tình trạng gia đình” là “mối quan hệ cha hay mẹ và con.” Điều này cũng có nghĩa là “hình thức” quan hệ giữa người cha hay người mẹ và đứa con, quan hệ đó có thể không dựa trên căn bản huyết thống hay do nhận làm con nuôi, nhưng dựa trên sự chăm sóc, trách nhiệm và sự cam kết. Các ví dụ bao gồm cha mẹ chăm sóc cho con ruột (đồng thời cũng có thể là con nuôi, con được xã hội bảo trợ (fostering) và con của cha kế hay mẹ kế), những người chăm sóc cho cha mẹ già yếu hoặc cho thân nhân bị tàn tật, và những gia đình mà người đứng đầu là nữ đồng tính, nam đồng tính, lưỡng tính (bisexual) hay những người chuyển đổi giới tính (transgendered persons). Ngăn ngừa sự kỳ thịNhư là bước đầu tiên để ngăn ngừa sự kỳ thị, những người chủ, những người cung cấp dịch vụ, những người chủ nhà và công chúng cần phải công nhận các vấn đề về nhân quyền là dựa trên tình trạng gia đình. Nếu các nhu cầu của họ không được công nhận hoặc hỗ trợ, những người chăm sóc cho gia đình thường phải đối mặt với các trở ngại trong việc tiếp cận vấn đề gia cư, tìm việc làm và dùng các dịch vụ. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ, những người làm công việc chăm sóc nhiều nhất trong xã hội của chúng ta, và những gia đình có lợi tức thấp, những người có thể không có được việc làm vững chắc và gặp khó khăn trong việc xin các dịch vụ về sự chăm sóc và gia cư vừa với túi tiền. Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống của chúng ta, hầu hết chúng ta sẽ cần chăm sóc hay nhận sự chăm sóc, và các quyền về tình trạng gia đình của chúng ta sẽ cần được sắp xếp để đáp ứng nhu cầu (accommodated). Những người chăm sóc cho gia đình cũng được bảo vệ không bị kỳ thị và sách nhiễu liên quan đến các điều mà Luật cấm kỳ thị, bao gồm sự tàn tật, tình trạng hôn nhân, phái tính (mang thai, cho con bú sữa mẹ, nhân dạng giới tính), định hướng tình dục, sắc dân, màu da, tổ tiên, tín ngưỡng, tuổi tác và đang nhận trợ cấp xã hội (về gia cư). Sự bảo vệ này áp dụng ngay cả nếu người làm công việc chăm sóc chỉ liên hệ với một người, mà người đó có một điều trong những điều mà Luật cấm kỳ thị. Một ví dụ có thể là một người đàn ông sống với, và làm công việc chăm sóc cho, một thân nhân bị tàn tật liên quan đến vấn đề đi đứng. Người đàn ông đó bị chủ nhà từ chối cho thuê bởi chủ nhà sợ họ có thể yêu cầu việc nâng cấp căn hộ cho các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng dành cho người tàn tật. Người đàn ông nộp đơn khiếu nại về sự kỳ thị dựa trên việc ông ta có quan hệ với một người tàn tật. Một số các ví dụ khác của những người có thể có những điều lo ngại về vấn đề nhân quyền dựa trên tình trạng gia đình (và dựa trên những điều khác) là:
Việc làm và tình trạng gia đìnhNhững người có một hình thức quan hệ cha mẹ-con cái có quyền được đối xử công bằng tại nơi làm việc. Những người chủ không thể kỳ thị trong vấn đề thuê mướn, đề bạt, huấn luyện, cấp phúc lợi, các điều kiện lao động hay cho nghỉ việc bởi vì người đó đang chăm sóc cho một người thân trong gia đình. Những người chăm sóc cho người thân trong gia đình có thể bị đánh giá không đúng là kém năng lực, ít tận tâm hay ít hoài bão hơn những người khác – thường do định kiến về giới tính – và có thể bị bỏ qua không được xét đề bạt, cho các cơ hội học hỏi và công nhận thành tích. Những nơi làm việc mà cơ cấu, chính sách, thủ tục hoặc phong cách làm việc, loại trừ hay đối xử bất lợi với những người có trách nhiệm phải chăm sóc cho người thân, thì những người chủ có nghĩa vụ pháp lý phải xem xét những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu này. Điều này được gọi là nghĩa vụ phải sắp xếp để đáp ứng nhu cầu. Một số các ví dụ của việc sắp xếp để đáp ứng nhu cầu là:
Đưa ra và cung cấp các phúc lợi việc làm linh động và bao gồm hết thảy mọi người cho tất cả nhân viên, có thể giúp những người chủ thuê mướn, giữ lại và có được những công nhân giỏi nhất. Gia cư và tình trạng gia đìnhLuật nghiêm cấm các người chủ nhà kỳ thị những gia đình có con hay những người trong các mối quan hệ khác của người làm công việc chăm sóc. Điều này áp dụng vào việc cho thuê nhà, đuổi nhà, các điều lệ và quy định về chúng cư, các sửa chữa, và việc sử dụng các dịch vụ và tiện nghi cơ sở. Những người chủ cho thuê nhà không thể từ chối hay gây khó khăn cho các đơn xin nhà của những gia đình có con vì lý do cho rằng trẻ em thì ồn ào và sẽ làm hư tài sản, chẳng hạn dùng các thuật ngữ như “chung cư yên tĩnh,” “không có cách âm” hoặc “dành cho người trưởng thành.” Tuy cha mẹ có trách nhiệm trong việc gây tiếng ồn của con cái và phải là những xóm giềng tốt, gia đình không thể bị sách nhiễu hay bị đuổi nhà vì những tiếng ồn bình thường của trẻ em. Luật cấm các chính sách về thuê mướn mà gây trở ngại cho các gia đình có con, bao gồm:
Những người chủ nhà và những người ở thuê khác không được phép kỳ thị bất cứ một người ở thuê (hoặc người đang nộp đơn xin thuê nhà) bởi vì họ đang chăm sóc cho người nào đó hay đang nhận sự chăm sóc của người khác. Một người cha hay mẹ mà không ở hẳn với con, một người cha hay mẹ đơn thân, một người mẹ đang mang thai, các gia đình đang nhận trợ cấp xã hội và các gia đình có người thân bị tàn tật, già yếu, có người thân là nữ đồng tính, là nam đồng tính hoặc thuộc các sắc tộc thiểu số thì được quyền bình đẳng trong vấn đề thuê mướn và hưởng dụng gia cư. Những người chủ nhà phải:
Các chính sách cũng như các tiện nghi cơ sở và cấu trúc nhà cửa có thể cần phải được nâng cấp để đáp ứng các nhu cầu này và để thực thi vấn đề nhân quyền. Các dịch vụ và tình trạng gia đìnhCác cá nhân có thể gặp trở ngại và sự kỳ thị khi sử dụng dịch vụ và tiện nghi cơ sở bởi tình trạng gia đình của họ. Những người cung cấp dịch vụ cần thừa nhận và sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của những người làm công việc chăm sóc và cho gia đình của họ. Điều này áp dụng cho các lĩnh vực như nhà hang, cửa hiệu, khách sạn và rạp hát. Điều này cũng áp dụng cho trường học, phương tiện chuyên chở công cộng, nơi vui chơi giải trí, các dịch vụ xã hội và các dịch vụ khác. Các ví dụ của việc sắp xếp để đáp ứng nhu cầu do tình trạng gia đình bao gồm:
Các chương trình đặc biệt dành cho những người dựa trên tình trạng gia đình của họ thì được cho phép nếu các chương trình đó được thực hiện để làm nhẹ bớt sự bất lợi hay để thúc đẩy cơ hội bình đẳng. Nghĩa vụ phải sắp xếp để đáp ứng nhu cầuTheo Luật, các người chủ, các công đoàn, những người chủ nhà và những người cung cấp dịch vụ, tất cả đều có nghĩa vụ pháp lý phải sắp xếp để đáp ứng nhu cầu dựa trên tình trạng gia đình của một người nào đó. Mục đích là cho phép nhân viên, những người ở thuê, các khách hàng và thân chủ quyền lợi bình đẳng và quyền tham gia tại nơi làm việc, trong vấn đề gia cư, các tiện nghi cơ sở và các dịch vụ, tới mức mà không gây khó khăn quá đáng. Đây là một trắc nghiệm pháp lý và người chủ, công đoàn, chủ nhà hay người cung cấp dịch vụ sẽ phải chứng minh rằng sự sắp xếp để đáp ứng nhu cầu thì quá đắt, tốn kém, hoặc gây nên những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe và sự an toàn. Việc sắp xếp để đáp ứng nhu cầu là một trách nhiệm được chia sẻ chung. Mọi người có liên hệ nên chia sẻ thông tin liên quan và cùng nhau nghiên cứu để tìm giải pháp. Không có một công thức cố định. Các sự sắp xếp để đáp ứng nhu cầu có thể làm lợi cho nhiều người, nhưng các nhu cầu của cá nhân phải được xem xét cho từng trường hợp cụ thể. Nhiều sự sắp xếp để đáp ứng nhu cầu có thể thực hiện một cách dễ dàng, ít tốn tiền hay không tốn kém gì cả. Ngay cả khi giải pháp tốt nhất có thể đưa đến tình trạng bị khó khăn quá đáng, thì vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện những bước kế tiếp hay nhất cho đến khi có thể thực hiện được các giải pháp lý tưởng. Là người với các nhu cầu về tình trạng gia đình: Nói cho người chủ, công đoàn, chủ nhà, hay người cung cấp dịch vụ của quý vị biết các nhu cầu có liên quan đến tình trạng gia đình của quý vị là gì, kèm theo các thông tin hỗ trợ nếu cần, và giúp tìm các giải pháp có thể thực hiện được. Là người chủ, công đoàn, chủ nhà hay người cung cấp dịch vụ: Chấp nhận với thiện ý các thỉnh cầu xin được sắp xếp để đáp ứng nhu cầu. Chỉ hỏi những thông tin nào cần thiết và giữ bí mật các thông tin đó. Nhanh chóng tìm giải pháp và trong nhiều trường hợp, - bao trả các chi phí, kể cả tiền trả cho bất cứ các tài liệu hay ý kiến của các nhà chuyên môn nếu cần. |
4. Tàn tật và nhân quyềnLuật Nhân Quyền của Ontario (Ontario’s Human Rights Code)Luật Nhân Quyền Ontario (gọi tắt Luật) cung cấp các quyền và các cơ hội bình đẳng, và sự tự do không bị kỳ thị. Luật công nhận phẩm giá và giá trị của mỗi một người tại Ontario. Luật áp dụng cho các lĩnh vực việc làm, gia cư, các tiện nghi và dịch vụ, các hợp đồng, và trong vấn đề tham gia nghiệp đoàn, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn. Tại sở làm, nhân viên bị tàn tật được quyền hưởng các cơ hội và quyền lợi y như những người không bị tàn tật. Trong một số trường hợp, họ có thể cần những sự sắp đặt hay “các sự sắp xếp để đáp ứng nhu cầu” để họ có thể làm các nhiệm vụ công việc của mình. Các khách hàng, các thân chủ và những người ở thuê bị tàn tật cũng có quyền bình đẳng trong việc đối xử và quyền tiếp cận các tiện nghi và dịch vụ. Các ví dụ của các tiện nghi và dịch vụ là nhà hàng, cửa tiệm, khách sạn và rạp hát, cũng như các chúng cư, phương tiện vận chuyển công và các nơi công cộng khác. Các nơi cung cấp dịch vụ giáo dục, công cũng như tư, cũng phải chắc chắn là những người tàn tật có thể sử dụng các tiện nghi và dịch vụ của họ, và học sinh bị tàn tật phải được sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt. Tàn tật là gì?“Sự tàn tật” bao gồm các điều kiện và tình trạng bao quát khác nhau, một số điều có thể nhìn thấy và một số điều có thể không thể nhìn thấy. Một sự tàn tật có thể có từ khi mới sanh, do tai nạn gây nên, hoặc theo thời gian mà có. Có những sự tàn tật về thể chất, về tâm thần và năng lực học hỏi, các rối loạn về tâm thần, bị khiếm thính hay khiếm thị, bị động kinh, bị nghiện thuốc hay nghiện rượu, nhạy cảm với môi trường, và các tình trạng khác. Luật bảo vệ người dân không bị kỳ thị bởi những sự tàn tật trong quá khứ, hiện tại và các tàn tật nhận thấy được. Ví dụ, Luật bảo vệ một người không bị kỳ thị vì người đó đã bình phục từ việc nghiện rượu. Luật cũng bảo vệ cho người mà tình trạng của người đó không giới hạn các năng lực làm việc của họ tại sở làm, nhưng người đó bị tin là có nhiều nguy cơ hơn để có thể làm được ít hơn trong tương lai. Dẹp bỏ các trở ngại và thiết kế để không loại trừ bất cứ một người nàoNhững người bị tàn tật gặp nhiều sự trở ngại hàng ngày. Những điều này có thể là về thể chất, sự khó chịu trong thái độ hoặc các trở ngại do hệ thống xã hội. Tốt hơn hết là tự nguyện nhận dạng và tháo gỡ các trở ngại thay vì chờ giải quyết các yêu cầu xin sắp xếp để đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc giải quyết những khiếu nại. Nhận diện và tháo gỡ các trở ngại cũng là điều tốt nên làm. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu của những khách hàng hay nhân viên bị tàn tật, việc dẹp bỏ các trở ngại cũng có thể giúp cho những người khác, chẳng hạn như những người già và các gia đình có con nhỏ. Các người chủ, các nghiệp đoàn, các chủ nhà và những người cung cấp dịch vụ có thể bắt đầu bằng cách duyệt lại xem cơ sở của họ có tiện lợi cho người tàn tật sử dụng hay không, duyệt lại các dịch vụ và các phương thức của họ xem có các trở ngại nào hay không. Sau đó quý vị có thể thực hiện một kế hoạch về sự tiện nghi cho người tàn tật sử dụng và bắt đầu dẹp bỏ các trở ngại. Lập một chính sách về sự tiện nghi cho người tàn tật sử dụng và một thủ tục về khiếu nại cũng là điều hữu ích. Các bước này sẽ giúp quý vị dẹp bỏ các trở ngại hiện có và tránh tạo nên các trở ngại mới. Cách hay nhất để ngăn ngừa các chướng ngại là thiết kế sao cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng được. Điều này có nghĩa khi lập kế hoạch xây dựng các cơ sở mới, tân trang cái cũ, mua các hệ thống máy điện toán hay các thiết bị khác, khai trương các trang mạng, lập ra các chính sách và thủ tục, hoặc cung ứng các dịch vụ mới, hãy chắc chắn các sự chọn lựa của quý vị không tạo nên những trở ngại mới cho những người bị tàn tật. Các trở ngại không chỉ đơn thuần về mặt vật chất. Hãy tiến hành các bước để ngăn ngừa “chủ nghĩa chỉ phục vụ cho những người có khả năng (ableism)” – các thái độ trong xã hội xem thấp giá trị và giới hạn năng lực của những người bị tàn tật – sẽ giúp cổ vũ sự tôn trọng và phẩm giá, và giúp những người bị tàn tật tham gia trọn vẹn vào đời sống cộng đồng. Nghĩa vụ phải cố gắng sắp xếp để đáp ứng nhu cầuNgay cả khi các cơ sở và dịch vụ đã được thiết kế để bao gồm tất cả mọi người, quý vị có thể vẫn cần phải sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu cá nhân của một số người bị tàn tật. Theo Luật, các nghiệp đoàn, các người chủ nhà và những người cung cấp dịch vụ có một “nghĩa vụ pháp lý phải sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu” của những người bị tàn tật. Mục tiêu của việc sắp xếp để đáp ứng nhu cầu là cho phép những người bị tàn tật được hưởng sự bình đẳng và tham gia vào các dịch vụ, vấn đề gia cư hay nơi làm việc. Sự cố gắng sắp xếp để đáp ứng nhu cầu là một trách nhiệm được chia sẻ chung. Mọi người đều tham gia, kể cả người yêu cầu sự sắp xếp, phải làm việc chung với nhau, trao đổi thông tin có liên quan, và cùng nhau tìm giải pháp để đáp ứng các nhu cầu. Không có một công thức cố định trong việc cố gắng sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu của những người bị tàn tật. Ngay cả khi một số các sắp xếp có thể làm cho nhiều người được hưởng lợi, quý vị vẫn cần phải xét đến các nhu cầu cá nhân mỗi khi có người xin được sắp xếp để đáp ứng nhu cầu đặc biệt. Một giải pháp cho một người này có thể không thích hợp cho một người khác. Một số các ví dụ của việc sắp xếp để đáp ứng nhu cầu gồm có:
Nhiều sự sắp xếp để đáp ứng nhu cầu có thể thực hiện một cách dễ dàng, và với chi phí thấp. Trong một số các trường hợp, đưa ra ngay một giải pháp hay nhất có thể gây nên “sự khó khăn quá đáng” do vấn đề chi phí hay các yếu tố về sức khỏe và sự an toàn. Ngay cả nếu điều này xảy ra, quý vị vẫn có nghĩa vụ phải tìm và thực hiện những bước kế tiếp tốt nhất mà sẽ không gây nên sự khó khăn quá đáng. Các bước như vậy chỉ nên được tiến hành cho đến khi các giải pháp lý tưởng hơn có thể được thực hiện hay thực hiện từng giai đoạn. Các trách nhiệm của việc cố gắng sắp xếp để đáp ứng nhu cầuLà người bị tàn tật:
Là người chủ, công đoàn, chủ nhà hay người cung cấp dịch vụ:
|
5. Kỳ thị tuổi tácQuý vị đã có bao giờ nghe …
Những lời nói như thế này có thể cho thấy sự phân biệt tuổi tác – có nghĩa là đưa ra các giả định dựa trên hình thức bề ngoài và quan điểm về tuổi tác. Những người trẻ và những người lớn tuổi có thể bị phân biệt tuổi tác. Sự phân biệt tuổi tác phát xuất từ việc nhìn và thiết kế xã hội dựa trên các nhu cầu hoặc của người trẻ hoặc của người cao niên, mà không để ý đến những cách để bao gồm tất cả mọi người, bất kể tuổi tác. Quý vị có thể bị kỳ thị bất cứ lúc nào trong cuộc đời của quý vị, và một số các nhóm tuổi có khuynh hướng kinh nghiệm những hình thức kỳ thị khác nhau. Quý vị được bảo vệ không bị kỳ thị vì tuổi tácLuật Nhân Quyền Ontario (Ontario Human Rights Code) bảo vệ dân chúng không bị kỳ thị vì lý do tuổi tác. Luật (Code) định nghĩa tuổi trưởng thành là khi được 18 tuổi hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, những người 16 tuổi hoặc lớn hơn cũng được luật bảo vệ không bị kỳ thị trong vấn đề gia cư nếu họ không sống chung với cha mẹ. Điều này có nghĩa quý vị không thể bị kỳ thị vì vấn đề tuổi tác tại nơi quý vị làm việc hay sinh sống, hoặc khi được cung ứng các dịch vụ. Một số các chương trình và phúc lợi đặc biệt, chẳng hạn như các chương trình giảm giá cho cao niên hay các chương trình giúp tìm việc làm cho thanh thiếu niên, giải quyết các nhu cầu thuần túy liên quan đến tuổi tác. Ngoài các loại chương trình này thì khi quý vị bị đối xử bất công vì vấn đề tuổi của quý vị, đó có thể là sự kỳ thị về tuổi tác. Là người trên 18 tuổi:Quý vị có quyền được hưởng các cơ hội nghề nghiệp như tất cả mọi người khác. Quý vị không thể bị từ chối công việc, sự huấn luyện hay đề bạt, hoặc bị buộc phải về hưu, vì tuổi tác của mình. Với một số rất ít các trường hợp ngoại lệ, việc bắt buộc về hưu là điều không được cho phép tại Ontario. Quý vị có quyền được hưởng cùng mức độ phục vụ như bất cứ người nào khác, chẳng hạn như chữa trị về y tế hay chăm sóc sức khỏe khác. Nếu quý vị là cao niên, quý vị có thể trông đợi các chủ nhà và các công ty gia cư sửa lại các nơi cư ngụ hoặc điều chỉnh các chính sách về gia cư (chẳng hạn như, cho phép quý vị chuyển sang một đơn vị nhà ở phù hợp hơn) để đáp ứng các nhu cầu có liên quan đến vấn đề tuổi tác của quý vị trừ khi điều này gây nên sự khó khăn phi lý. Là người chủ:
Là người cung cấp dịch vụ cho công chúng:
Là chủ nhà hay công ty gia cư:
|
6. Kỳ thị chủng tộcLuật Nhân Quyền Ontario (Ontario’s Human Rights Code)Luật Nhân Quyền Ontario (gọi tắt Luật) cung cấp các quyền và các cơ hội bình đẳng, và sự tự do không bị kỳ thị. Luật công nhận phẩm giá và giá trị của mỗi một người tại Ontario. Luật áp dụng cho các lĩnh vực việc làm, gia cư, các tiện nghi và dịch vụ, các hợp đồng, và trong vấn đề tham gia nghiệp đoàn, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn. Theo Luật, mỗi người có quyền tự do không bị kỳ thị và sách nhiễu chủng tộc. Quý vị không nên bị đối xử khác biệt bởi vì lý do chủng tộc của quý vị hay các lý do có liên quan khác, chẳng hạn như tổ tiên, màu da, nguyên quán, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch hay tín ngưỡng. Điều này áp dụng cho các lĩnh vực được Luật bảo vệ như tại sở làm, tại trường, trong việc thuê nhà, hoặc ở lĩnh vực dịch vụ. Các dịch vụ bao gồm những nơi như cửa tiệm và thương xá, các khách sạn, các bệnh viện, những nơi vui chơi giải trí và các trường học. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự kỳ thị chủng tộcTại Canada, có các luật lệ và hệ thống nhân quyền vững mạnh để giải quyết sự kỳ thị. Đồng thời, chúng ta cũng có một di sản về chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc – đặc biệt là đối với những người Thổ dân, cũng như đối với các nhóm người khác, bao gồm người Canada gốc Phi Châu, gốc Hoa, gốc Nhật, gốc Nam Á, gốc Do Thái và gốc Hồi giáo. Di sản này ảnh hưởng đến các hệ thống và các cơ cấu của chúng ta ngay cả ngày hôm nay, ảnh hưởng đến đời sống của những những người da màu và của tất cả mọi người tại Canada. Ủy ban Nhân quyền Ontario (Ontario Human Rights Commission) miêu tả các cộng đồng bị kỳ thị chủng tộc như “người khác chủng tộc (racialized).” Chủng tộc là cấu trúc xã hội. Điều này có nghĩa là xã hội hình thành các ý tưởng về chủng tộc dựa trên các yếu tố địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như các đặc điểm thể xác, mặc dù không có bất cứ yếu tố nào trong những yếu tố trên có thể dùng để biện hộ cho tư tưởng có sắc dân ưu việt hơn hoặc cho những thành kiến về chủng tộc. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một kinh nghiệm và sự thực hành rộng lớn hơn sự kỳ thị chủng tộc. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là niềm tin cho rằng một nhóm người nào đó thì ưu việt hơn các nhóm khác. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể biểu hiện công khai dưới hình thức các lời nói giễu cợt, những lời gièm pha hay các tội ác chủng tộc. Nó cũng có thể bắt rễ ăn sâu trong các hành vi thái độ, các giá trị và các niềm tin thiên kiến. Trong một số các trường hợp, thậm chí người ta không ý thức là mình có các niềm tin này. Thay vào đó, chúng chỉ là những giả định đã phát triển theo thời gian và đã trở thành một phần của các hệ thống và tổ chức, và đồng thời kết hợp với quyền lực và đặc quyền của nhóm áp đảo. Kỳ thị chủng tộc là biểu hiện bất hợp pháp của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nó có thể bao gồm bất cứ hành động nào, cố ý hay không cố ý, gây hậu quả tách riêng một người dựa trên chủng tộc của họ, và áp đặt các gánh nặng lên riêng họ chứ không phải cho những người khác, hoặc giữ lại hay giới hạn việc sử dụng các phúc lợi có sẵn cho các thành viên khác trong xã hội, trong các lĩnh vực được Luật bảo vệ. Chỉ riêng một yếu tố sắc tộc cũng đủ để cho sự kỳ thị chủng tộc xảy ra. Sách nhiễu chủng tộc là một hình thức của sự kỳ thị. Nó bao gồm các lời phê bình, giễu cợt, gọi tên để chọc ghẹo, trưng bày hình ảnh hay có hành vi nhục mạ, xúc phạm hay coi khinh quý vị vì lý do sắc tộc của quý vị hay vì các lý do có liên quan khác. Kỳ thị chủng tộc thường có thể rất tinh tế khó nhận ra, chẳng hạn như bị chỉ định làm các công việc ít được ưa thích, hoặc bị từ chối đề bạt và huấn luyện. Nó cũng có thể đồng nghĩa với việc phải chịu những tiêu chuẩn việc làm khác hơn những công nhân khác, bị từ chối không cho thuê phòng bởi vì quý vị trông giống như người mà tổ tiên là gốc Thổ dân, hay bị cảnh sát dò xét tỉ mỉ một cách bất công khi đang lái xe hay bị nhân viên an ninh của thương xá chú ý kỹ lưỡng. Kỳ thị chủng tộc ngầmKỳ thị chủng tộc ngầm có thể xảy ra ở tầm mức - cơ quan hay toàn bộ, từ các điều lệ và cấu trúc hàng ngày mà không cố tình hay được thiết kế để kỳ thị. Các khuôn mẫu hành vi, các chính sách hay cách thực hành mà thuộc một phần cơ cấu của một tổ chức hay toàn thể một lĩnh vực có thể gây bất lợi hoặc thất bại trong việc làm đảo lộn tác động và di sản đang diễn ra mà theo truyền thống gây thiệt hại cho những người thuộc chủng tộc da màu. Điều này có nghĩa thậm chí ngay cả khi quý vị đã không cố tình, “những cách sinh hoạt bình thường hàng ngày của quý vị” có thể đã tạo một tác động tiêu cực cho những người khác chủng tộc với quý vị.
Nhận dạng và giải quyết sự kỳ thị chủng tộcCác tổ chức phải thực hiện những bước tích cực chủ động để không tham gia vào, bỏ qua hoặc cho phép sự kỳ thị hay sách nhiễu chủng tộc được xảy ra. Một bước khởi đầu tốt như phát triển một chính sách vững chắc về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể giúp ngăn ngừa và giải quyết các hình thức kỳ thị chủng tộc riêng lẻ hay ngấm ngầm. Điều này có thể bao gồm:
Một chương trình chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc cũng sẽ tạo dễ dàng hơn cho các cơ quan trong việc thúc đẩy các mục tiêu về sự bình đẳng và đa dạng, và đây cũng là điều tốt chung cho doanh nghiệp. |
7. Sách nhiễu chủng tộc: hãy biết các quyền của quý vịSách nhiễu chủng tộc là gì?Sách nhiễu chủng tộc có nghĩa là một người nào đó làm phiền, hăm dọa hoặc đối xử quý vị một cách bất công vì những điều nhận thấy được của quý vị như:
Sách nhiễu chủng tộc có thể dựa trên sự kết hợp của bất cứ một trong những đặc điểm nào kể trên. Sự sách nhiễu cũng có thể là do những điều có liên quan đến chúng, chẳng hạn như nếu quý vị vận trang phục có liên hệ đến nguồn gốc chủng tộc của quý vị, quý vị nói chuyện có âm giọng hoặc thực hành một tín ngưỡng tôn giáo nào đó. Bất cứ người nào sách nhiễu, nhục mạ, hoặc đối xử với quý vị một cách bất công vì bất cứ một trong những lý do nào kể trên đều là phạm pháp. Luật Nhân Quyền Ontario (Ontario Human Rights Code) (gọi tắt Luật) bảo vệ quý vị không bị sách nhiễu hay bị kỳ thị chủng tộc. Các quyền của quý vị được bảo vệ nơi quý vị làm việc, sinh sống, hay khi quý vị nhận dịch vụ. Các dịch vụ này bao gồm những nơi như nhà hàng, cửa tiệm và thương xá, khách sạn, bệnh viện, các nơi vui chơi giải trí và trường học. Luật cũng bảo vệ quý vị không bị kỳ thị và sách nhiễu khi quý vị ký một khế ước hoặc khi quý vị là thành viên của một công đoàn, một hiệp hội ngành nghề chuyên môn. Sách nhiễu chủng tộc có thể xảy ra khi một người nào đó nơi quý vị làm việc, sinh sống hay khi quý vị nhận dịch vụ:
Sự sách nhiễu chủng tộc đôi lúc thậm chí không có liên quan đến những từ hay hành động có liên hệ trực tiếp đến chủng tộc của quý vị. Điều đó có thể chỉ là một người nào đó đã bất công tách riêng quý vị ra để làm nhục vì nguồn gốc chủng tộc của quý vị. Một môi trường độc hạiSách nhiễu chủng tộc có thể có một tác động xấu, hoặc “gây độc hại,” cho những nơi mà quý vị sinh sống, làm việc hay nhận các dịch vụ. Thậm chí khi sự sách nhiễu không trực tiếp nhắm vào quý vị, nó vẫn có thể đầu độc môi trường của quý vị và của những người khác. Sự sách nhiễu có thể khiến cho việc sống và làm việc chung với nhau trở nên rất khó khăn. Làm thế nào để quý vị biết là môi trường đã bị đầu độc? Một cách để biết là nhìn hậu quả của những lời phê bình hoặc hành động tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một số những sự miệt thị, hành động hay “đùa giỡn” chủng tộc làm quý vị hay những người khác cảm thấy khó chịu tại nơi làm việc hoặc sợ phải đến sở làm, thì điều này có thể cho thấy là môi trường làm việc đã bị đầu độc. Tôi có thể làm được điều gì?Người sách nhiễu quý vị có thể là:
Nếu quý vị nghĩ mình đã bị sách nhiễu, quý vị có thể tìm cách bảo người đó ngưng sách nhiễu. Quý vị có thể cảm thấy nói hay làm một điều gì đó có thể khiến cho vấn đề công ăn việc làm hay việc cư ngụ của quý vị bị nguy hiểm. Nếu là trường hợp như vậy, hãy đến gặp một người có thẩm quyền. Nếu điều này xảy ra tại sở làm, quý vị có thể nói với phòng nhân lực, nói với giám đốc hay liên lạc với đại diện công đoàn của quý vị. Nếu điều này xảy ra trong chung cư của quý vị, quý vị có thể báo cho chủ chung cư biết. Nếu không có điều nào trong những sự chọn lựa trên cải thiện tình trạng của quý vị, hoặc quý vị lo sợ phải thực hiện những bước này, quý vị cũng có thể chính thức nộp đơn khiếu nại vấn đề nhân quyền – gọi là đơn khiếu nại – với Tòa Nhân Quyền Ontario (Human Rights Tribunal of Ontario). Tôi có trách nhiệm chăng trong việc chận đứng điều này?Quý vị có thể tiến hành các bước để tin chắc là một người có thẩm quyền đã biết là quý vị đang bị sách nhiễu – nhưng quý vị không phải là người có trách nhiệm để làm ngưng chuyện đó. Tại Ontario, các nhân viên, những người thầu, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn, các công đoàn và những công ty cung cấp gia cư và các dịch vụ khác, phải chắc chắn là việc sách nhiễu chủng tộc không xảy ra tại địa điểm của họ, tại nơi làm việc, hoặc tại các cơ sở của họ. Họ không thể bỏ qua những than phiền, khiếu nại về sự sách nhiễu và họ phải thực hiện các bước để chắc chắn là môi trường của họ được an toàn và thoải mái cho tất cả mọi người. Sách nhiễu chủng tộc có thể dẫn đến bạo lựcSự yên lặng thường sẽ không làm cho việc sách nhiễu chủng tộc mất đi, và nhiều khi nếu không làm gì cả, điều này sẽ làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu quý vị cảm thấy khó chịu hay bị đe dọa, hãy nói với một người có thẩm quyền về điều đó (đốc công, chủ cửa tiệm, vân vân). Nếu hành vi sách nhiễu khiến quý vị cảm thấy bị nguy hiểm hay dẫn đến bạo lực, hãy gọi cho cảnh sát ngay lập tức. Trả thù là điều trái luậtLuật cũng bảo vệ quý vị không bị trả thù (hay trừng phạt). Điều này có nghĩa quý vị có quyền nêu lên các vấn đề hay than phiền về sự kỳ thị hay sách nhiễu chủng tộc mà không bị kỷ luật (hoặc bị đe dọa bởi làm điều đó) hay bị đối xử tiêu cực. Sự bảo vệ này được áp dụng nếu quý vị nói lên sự sách nhiễu hay kỳ thị tại sở làm của mình, tại nơi cư trú của quý vị hay khi nhận dịch vụ và khi chính thức khiếu nại bằng cách nộp đơn với Tòa Nhân Quyền Ontario. |
8. Đặc điểm phái tínhLuật Nhân Quyền (Human Rights Code) của OntarioLuật Nhân Quyền của Ontario (gọi tắt Luật) cung cấp các quyền và các cơ hội bình đẳng, và sự tự do không bị kỳ thị. Luật công nhận phẩm giá và giá trị của mỗi một người tại Ontario, trong lĩnh vực việc làm, gia cư, các tiện nghi và dịch vụ, các hợp đồng, và trong việc tham gia nghiệp đoàn, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn. Những người bị kỳ thị hay sách nhiễu vì đặc điểm giới tính thì được luật pháp bảo vệ trên căn cứ phái tính. Điều này bao gồm những người được giải phẫu đổi giống (transsexual), những người chuyển đổi giới tính (transgender) và những người bán nam bán nữ (intersex persons), những người thích mặc trang phục của người khác phái (cross-dressers), và những người nào khác mà đặc điểm hay biểu hiện phái tính thì, hay được xem như là, khác với giới tính được nhận dạng khi mới chào đời. Đặc điểm phái tính là gì?Đặc điểm phái tính thì liên kết với bản sắc của một người, và với sự cảm nhận mình là nam hay nữ. Đặc điểm phái tính của một người thì khác với định hướng tình dục của họ, điều mà cũng được Luật bảo vệ. Đặc điểm phái tính của một người có thể khác với giới tính mà họ được ghi nhận khi mới chào đời, và có thể bao gồm:
Kỳ thị và sách nhiễuKỳ thị vì đặc điểm giới tính là bất cứ hành động nào dựa trên giới tính hay phái tính của một người, cố ý hay không cố ý, hành động đó đặt gánh nặng lên một người hay chỉ một nhóm người nào đó, hoặc giữ lại hay giới hạn việc sử dụng các phúc lợi có sẵn cho những thành viên khác của xã hội. Điều này có thể hiển nhiên hoặc ngấm ngầm. Sự kỳ thị cũng có thể xảy ra trên một bình diện rộng lớn hơn, ở mức độ tiềm ẩn, chẳng hạn như một điều lệ hay chính sách trông có vẻ trung dung, nhưng không được lập ra với hình thức bao gồm tất cả mọi người. Điều này có thể làm hại các quyền của dân chúng vì đặc điểm phái tính của họ. Sách nhiễu là một hình thức kỳ thị. Nó bao gồm những lời bình phẩm, nói đùa, chửi bằng tên này tên nọ (name-calling), hoặc hành vi hay sự trưng bày các hình ảnh gây xúc phạm hay làm mất phẩm giá quý vị vì đặc điểm phái tính của quý vị. Không được đối xử bất cứ người nào một cách khác biệt tại sở làm, tại trường học, khi họ thuê nhà để ở, khi họ đang ăn ở nhà hàng, hoặc vào bất cứ lúc nào khác, bởi vì đặc điểm phái tính của họ.
Các cơ quan không thể kỳ thị, phải giải quyết các khiếu nại về sự sách nhiễu, và phải cung cấp một môi trường không có sự kỳ thị cho những người thuộc dạng đồng tính luyến ái (trans people). Điều này cũng áp dụng cho “các phía thứ ba,” chẳng hạn như những người làm công việc được hợp đồng hay những người thường xuyên liên lạc với cơ quan. Các cá nhân phải được công nhận với giới tính của họ, và được quyền sử dụng các phòng vệ sinh và phòng thay đồ trên cơ sở phái tính của họ, trừ khi họ cụ thể yêu cầu được sắp xếp khác hơn (ví dụ như vì các lý do an toàn hay tư riêng). Nghĩa vụ phải sắp xếp để đáp ứng nhu cầuTheo Luật, các người chủ, các công đoàn, những người chủ nhà và những người cung cấp dịch vụ, tất cả đều có nghĩa vụ pháp lý phải sắp xếp để đáp ứng nhu cầu của một người nào đó vì nhân dạng giới tính của họ. Mục đích của sự sắp xếp để đáp ứng nhu cầu là để cho phép họ được hưởng quyền lợi một cách bình đẳng và để họ tham gia đầy đủ trong vấn đề dịch vụ, gia cư hay tại sở làm. Việc sắp xếp để đáp ứng nhu cầu là một trách nhiệm được chia sẻ chung. Mọi người đều phải tham gia vào, kể cả người xin được sắp xếp để đáp ứng nhu cầu, phải hợp tác trong tiến trình, chia sẻ thông tin, và cùng nhau tìm các giải pháp để đáp ứng nhu cầu.
Giữ kín thông tinMột người chủ hay một người cung cấp dịch vụ phải có một lý do hợp lệ để thu thập và sử dụng thông tin cá nhân, chẳng hạn như bằng lái xe hay giấy khai sanh, mà trực tiếp hoặc gián tiếp liệt kê phái tính của một người khác với nhân dạng giới tính hiện có của người đó. Họ cũng phải chắc chắn bảo đảm tuyệt đối giữ kín và bảo mật tối đa thông tin. Điều này áp dụng cho tất cả các trường hợp, bao gồm các hồ sơ và tài liệu về nhân sự, các hồ sơ công ty bảo hiểm, thông tin y tế, vân vân. |
9. Định hướng tình dục và nhân quyềnĐịnh hướng tình dục nghĩa là gì?“Định hướng tình dục” là đặc điểm của cá nhân tạo nên một phần bản sắc con người quý vị. Nó lbao gồm một loạt giới tính của con người từ nữ đồng tính và nam đồng tính luyến ái đến người lưỡng tính và người khác phái tính. Luật Nhân Quyền Ontario (Ontario Human Rights Code) bảo vệ những gì?Luật Nhân Quyền Ontario (gọi tắt Luật) là luật cung cấp các quyền và các cơ hội bình đẳng cũng như công nhận phẩm giá và giá trị của mỗi một người tại Ontario. Luật quy định kỳ thị hay sách nhiễu một người nào vì lý do định hướng tình dục hoặc tình trạng hôn nhân của họ là điều bất hợp pháp. Điều này bao gồm các mối quan hệ với người cùng giới tính. Quyền tự do không bị kỳ thị và sách nhiễu này áp dụng cho lĩnh vực việc làm, các dịch vụ và tiện nghi, nơi cư ngụ và gia cư, các khế ước và sự tham gia nghiệp đoàn hay các hiệp hội ngành nghề chuyên môn. Một người không thể bị đối xử bất công hay bị sách nhiễu trong những lĩnh vực này bởi vì họ là nam đồng tính, là nữ đồng tính, vì họ là người luyến ái người khác phái hay là người lưỡng tính. Kỳ thị một người nào vì người đó có mối quan hệ với người cùng phái tính cũng là điều phạm pháp. Hành vi và những lời bình phẩm có tính cách sợ và kỳ thị người đồng tính luyến ái cũng bị nghiêm cấm như một phần của sự bảo vệ của Luật chống kỳ thị dựa trên định hướng tình dục, bất kể mục tiêu của định hướng tình dục là gì, hoặc được nhận thức như thế nào. Khi nào mới là sách nhiễu?Sách nhiễu là nói những lời bình phẩm hay có hành động làm mất nhân phẩm và gây tổn thương, những điều ai cũng biết hay phải biết là không được người khác hoan nghênh. Một số các ví dụ là:
Sự sách nhiễu có thể xảy ra ngay cả khi những lời bình phẩm hay hành động không cụ thể nhắm vào vấn đề định hướng tình dục.
Không phải lúc nào hành vi không thích hợp cứ phải xảy ra nhiều lần mới bị xem là phạm pháp. Một sự việc duy nhất xảy ra cũng đủ là sự vi phạm nghiêm trọng. Trong một số các môi trường, những lời bình phẩm mang tính kỳ thị người đồng tính có thể phổ biến, và người ta cho rằng ở nơi đó mọi người đều là những người thích người khác phái. Nhưng thật ra thường thì không phải như vậy, và những lời bình phẩm như “thiệt đúng là bóng” có thể là tổn thương và gây căng thẳng cho những người mà không tiết lộ rằng họ có một khuynh hướng tình dục khác. Các người chủ, các công ty gia cư, những người cung cấp dịch vụ và những người khác phải chắc chắn rằng môi trường và các dịch vụ của họ thì hoàn toàn không có sự kỳ thị và sách nhiễu. Họ phải có biện pháp nếu họ biết hay có thể đã biết về hành vi sách nhiễu dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc quan hệ đồng phái tính. Biện pháp này bao gồm việc không cho phép sử dụng ngôn ngữ kỳ thị người cùng phái tính, ngay cả khi không có ai than phiền, khiếu nại về điều này. Khi nào mới là kỳ thị?Sự kỳ thị xảy ra khi một người bị đối xử bất công hay bị đối xử khác biệt bởi định hướng tình dục hay vì có quan hệ với người cùng phái tính, và việc này khiến họ bị thiệt thòi. Bảo những người khác kỳ thị vì định hướng tình dục cũng là điều trái luật. Sự kỳ thị có thể là do hành động của một người hay bởi các quy định và chính sách của một cơ quan, tổ chức.
Người ta không thể bị từ chối dịch vụ bởi định hướng tình dục của họ, cho dù người cung cấp dịch vụ hay các khách hàng khác có thể nghĩ gì đi chăng nữa.
Sự sách nhiễu có thể dẫn đến vấn đề bạo lựcYên lặng hay không làm gì cả thường sẽ không làm cho sự sách nhiễu mất đi, và đôi khi hành vi như vậy có thể dẫn đến bạo lực. Nếu quý vị cảm thấy khó chịu hay bị đe dọa, hãy nói với một người có thẩm quyền về vấn đề này (đốc công, chủ cửa tiệm, vân vân). Quý vị có thể liên lạc với Tòa Nhân Quyền Ontario (Human Rights Tribunal of Ontario) để nộp đơn khiếu nại nhân quyền, hiện được gọi là đơn khiếu nại. Nếu hành vi sách nhiễu khiến quý vị cảm thấy bị nguy hiểm hay đưa đến vấn đề bạo lực, hãy gọi cảnh sát.
Để biết thêm chi tiếtXin tham khảo Chính sách và Các Hướng dẫn của Ủy Ban Nhân Quyền Ontario về Sự Tàn tật và Nghĩa vụ phải Sắp xếp để Đáp ứng Nhu cầu, Nhân quyền tại Nơi làm việc, (Ontario Human Rights Commission’s Policy and Guidelines on Disability and the Duty to Accommodate, Human Rights at Work), cũng như các chính sách, hướng dẫn, báo cáo và các ý kiến đệ trình để giải quyết các vấn đề về sự tàn tật trong lĩnh vực giáo dục, nhà hàng, Luật Xây Dựng (Building Code), vận chuyển công cộng và cao niên. Tất cả những tài liệu này có sẵn trên trang mạng của OHRC tại địa chỉ www.ohrc.on.ca. Chính sách và tập tài liệu nhỏ này làm theo các quyền và nghĩa vụ được bao gồm trong Hiệp định của Liên Hiệp Quốc về Các Quyền của Những Người Bị Tàn tật (United Nations Convention on the Rights of Persons with Disabilities/CRPD). Để biết thêm chi tiết, xin viếng mạng: www.un.org/disabilities. Để nộp đơn khiếu nại nhân quyền – gọi là đơn khiếu nại – xin liên lạc với Tòa Nhân Quyền Ontario (Human Rights Tribunal of Ontario): Nếu quý vị cần sự giúp đỡ về pháp lý, xin liên lạc với Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý Nhân quyền (Human Rights Legal Support Centre):
|