Nguyễn Viết Tốn
Broker

Cell: 416-300-7653
E mail: tonguyen@trebnet.com
CITY REALTY Inc., Brokerage
Tel: 416-248-8880  Fax: 416-762-9910
546 Annette St., Toronto   M6S 2C2

Nguyễn Andy
Salesperson

Cell: 416-894-8162
E mail: andynguyen@trebnet.com

  Trang Nhà  |  Tìm Nhà  |  Thị trường  |  Kiểm Tra  |  Mortgage  |  Mua Nhà  |  Bảo hiểm  |  Chủ nhà nên biết  |  Bán Nhà  |  Tài Liệu Khác  |  Máy Tính  |  Liên Kết


Giá bán và Giá tính thuế Số ngày chờ bán Thị trường năm 2011 Thị trường năm 2012 Chỉ Số Giá Bán Nhà MLS® Home Price Index

Ngân Hàng Trung Ương, cổ phiếu và lãi suất tại Hoa Kỳ

 
Wednesday, August 26, 2015 12:50:01 PM 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=213358&zoneid=403#.Veg0SRFVhBc


Hùng Tâm/Người Việt

Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ có nên tăng lãi suất hay không?

Trong mươi ngày qua, những dao động mãnh liệt trên thị trường tài chánh Hoa Kỳ khiến mọi người chú ý và đây đó đã nêu câu hỏi rằng trong hoàn cảnh bất trắc này, Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ (Federal Reserve) có nên tăng lãi suất hay không. Hồ sơ Người Việt phải đào sâu vào thực tế quá chuyên môn để hiểu ra nguyên nhân và hậu quả của vấn đề lãi suất đó.

Cổ phiếu đến giờ điều chỉnh

Thông thường, thị trường cổ phiếu có thể lên hay xuống vì hai loại nguyên nhân. Nguyên nhân loại “căn bản” thuộc về tình hình kinh tế và kinh doanh của xí nghiệp có thể làm mức doanh lợi tăng hay giảm và trực tiếp ảnh hưởng đến trị giá của cổ phiếu. Loại nguyên nhân “kỹ thuật” là điều gì đó mơ hồ khó hiểu hơn vì thuộc về tâm lý của thị trường hoặc cả những thông tin đồn đãi ở bên ngoài. Giới giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (gồm có cổ phiếu và trái phiếu) phải chú ý đến nguyên nhân căn bản để đoán biết là vì sao giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm. Nhưng nếu muốn biết là tăng giảm cỡ nào và bao giờ xoay chuyển thì người ta phải để ý tới các nguyên nhân “kỹ thuật.” Hồ sơ Người Việt không đi vào lãnh vực quá chuyên môn ấy.

Thông thường thì sau một giai đoạn tăng trưởng kéo dài nhiều năm, thị trường cổ phiếu có thể có lúc tạm ngưng và sút giảm chút đỉnh rồi mới lại tăng. Nếu giảm quá 10% thì đấy là một sự “điều chỉnh.” Khi mức sút giảm lại cao hơn, vượt quá 10% và lên tới 20% hoặc gần 40% thì đấy là một sự đảo ngược trào lưu, từ tăng qua giảm, từ bull qua bear, sau khi hung hăng như con trâu thì âu sầu như con gấu.

Khi thị trường đi tới điểm lật sau một giai đoạn hưng phấn thì người ta quan tâm đến các yếu tố “kỹ thuật” để kịp thời bán cổ phiếu hầu có thể tránh bị lỗ - từ 10% đến cao hơn nữa. Vào thời điểm này, bất cứ một yếu tố hay tin tức nào cũng có thể dẫn tới phản ứng thái quá. Tại Hoa Kỳ sau bốn năm tăng giá khả quan, thị trường cổ phiếu đang đi tới điểm lật, tức là có thể điều chỉnh, mất chừng 10%. Ðấy là lúc tin xấu dồn dập từ thị trường cổ phiếu và hối đoái Trung Quốc đã gây dao động mạnh. Song song, người ta cũng chờ đợi Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh lãi suất, là nâng khỏi số không hiện nay để trở lại tình trạng bình thường. Nói vắn tắt thì có hai yếu tố đang gây tác động mạnh là Trung Quốc và lãi suất, nhưng về căn bản thì hầu hết đều chờ đợi một vụ điều chỉnh.

Ở đây, chúng ta sẽ nói về lãi suất.

Quantitative Easings và giá cổ phiếu

Kinh tế Hoa Kỳ đang ở giữa nạn suy trầm (recession) khởi sự từ Tháng Mười Hai năm 2007 thì xảy ra vụ khủng hoảng tài chánh, từ Tháng Ba (Bear Sterns vỡ nợ) đến Tháng Chín (Lehman Brothers phá sản cùng nhiều doanh nghiệp tài chánh khác) vào năm 2008. Khi ấy, cả hai chính quyền George W. Bush đang chấm dứt và Barack Obama vừa nhậm chức từ Tháng Giêng năm 2009, đều cố gắng kích thích kinh tế.

Chính quyền Bush chỉ còn vài tháng tại chức nên chẳng làm được gì nhiều ngoài việc bơm thêm khoảng 180 tỷ đô la cho kinh tế và cho ba doanh nghiệp xe hơi Hoa Kỳ đang mấp mé vỡ nợ. Mạnh nhất là các biện pháp thời Obama, khi Hành pháp và Lập pháp đều nằm trong tay đảng Dân Chủ. Sau khi gây bội chi và đi vay tới mức kỷ lục, các biện pháp thuộc loại ngân sách và thuế khóa ấy đã thất bại. Giới chính trị thường khỏa lấp sự thất bại ấy, còn và truyền thông lại thiếu khả năng hay sự chân thực để giải thích cho rõ.

Ðấy là lúc Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (từ nay xin viết tắt là Fed) phải ra tay cấp cứu, bằng biện pháp tiền tệ mà thống đốc đương nhiệm là Ben Bernanke gọi là “bất thường,” unconventional.

Sau khi hạ lãi suất liên ngân hàng tới gần số không, Fed mua trái phiếu dài hạn (trả bằng tiền, tức là bơm thêm tiền vào kinh tế) và hứa duy trì lãi suất ngắn hạn ở gần số không trong một thời gian lâu dài. Biện pháp bơm tiền qua việc mua trái phiếu gọi là “quantitative easing” (viết tắt là QE) là tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng. Có định lượng (quantitative) vì tùy vào lượng trái phiếu mua vào, thay vì chỉ cầu âu hạ lãi suất và chờ đợi thị trường phản ứng qua tiêu thụ và sản xuất.

Mục tiêu do chính ông Bernanke giải thích là làm giảm lãi suất dài hạn (là phân lời trái phiếu, do quy luật cung cầu quyết định chứ không thuộc thẩm quyền của Fed) khiến giới đầu tư chuyển dần tiền từ thị trường trái phiếu có phân lời (yield) thấp qua thị trường cổ phiếu có triển vọng sinh lời cao hơn. Nói cho đơn giản thì biện pháp kích thích của Fed là phân bố hay sung đương tư bản từ trái phiếu sang cổ phiếu, nhằm tăng trị giá cổ phiếu, nâng lợi tức của các hộ gia đình khiến tiêu thụ sẽ tăng và tạo ra nhu cầu sản xuất cho doanh nghiệp.

Fed muốn tạo ra sự thịnh vượng và hiệu ứng thịnh vượng (wealth effect) ấy sẽ nâng mức cầu. Ðây là một diện khác của trường phái kinh tế Keynesian (do tên của kinh tế gia John Maynard Keynes) nhằm nâng mức cầu để tạo ra sức hút cho sản xuất.

Kết quả là tài sản của các hộ gia đình có tăng khoảng 10 ngàn tỷ đô la vào năm 2013, chi tiêu cũng vậy và kinh tế được kích thích trong khi thất nghiệp giảm. Thật ra, phẩm chất của đà tăng trưởng xuất phát từ kế hoạch bất thường ấy còn phải được đánh giá lại, nhưng không là mục tiêu kỳ này.

Mục tiêu kỳ này là để cho thấy biện pháp kích thích của Fed đã nâng trị giá cổ phiếu: giới đầu tư cổ phiếu có lời, doanh nghiệp có lãi và bung ra làm ăn, v.v... Cổ phiếu lên giá tới cỡ nào và vì sao nay đã đến thời “điều chỉnh”?

Lời to nên lo nặng

Hồ sơ Người Việt trở lại chuyện hôm nay.

Trong năm năm qua, nhờ ba đợt QE khiến hơn bốn ngàn tỷ đô la đã được bơm vào kinh tế qua ngả ngân hàng, cổ phiếu tại Hoa Kỳ đã ngoạn mục tăng giá. Nếu dùng chỉ số Standard & Poor's 500 của 500 doanh nghiệp lớn nhỏ (có tính chất tiêu biểu hơn chỉ số Dow Jones Industrial Average DJIA tập trung vào 30 doanh nghiệp lớn nhất) người ta có thể đo lường mức gia tăng ấy. Nó rất bất thường: trước khi thị trường chao đảo và mất giá tuần qua thì giá cổ phiếu của thị trường S&P tại Mỹ đã cao quá mức trung bình lịch sử đến 30%. Con số lịch sử.

Một cách đếm khác là so sánh trị giá cổ phiếu với mức lợi nhuận của doanh nghiệp (Price Earning Ratio, hay P/E). Nếu giảm trừ hiệu ứng của lạm phát thì P/E của các doanh nghiệp đã vượt quá trung bình của 10 năm qua đến 50%. Tính nhẩm cho dễ nhớ thì nếu tỷ số P/E thường ở khoảng 12 (giá cao bằng 12 lần mức lời) thì nhờ biện pháp kích thích của Fed, tỷ số P/E hiện nay là 18.

Tức là việc Ngân Hàng Trung Ương kích thích kinh tế bằng cách hạ lãi suất và hướng dòng tiền từ trái phiếu qua cổ phiếu khiến giới đầu tư (là người có tiền) rút khỏi thị trường trái phiếu có phân lời quá thấp qua thị trường cổ phiếu có mức lời quá cao. Chuyện lý thú ở đây là trong khi đảng Cộng Hòa đả kích biện pháp kích thích bất thường ấy thì đảng Dân Chủ lại hoan hô, nhưng phê phán tình trạng bất công của kinh tế Hoa Kỳ. Chính trị gia thường không có khả năng nhìn ra hay sự chân tín để công nhận mâu thuẫn của lập trường chính trị. Ða số truyền thông cũng vậy.

Trên thị trường cổ phiếu, giới đầu tư chuyên nghiệp, tức là có hiểu biết, thì cho rằng tình trạng tăng giá như vậy chỉ là bong bóng đầu tư và trái bóng sẽ xì khi Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất ngắn hạn. Nhưng dù là có hiểu biết, hoặc chính là nhờ có hiểu biết, họ vẫn tin là sẽ kịp thời bán để kiếm lời tối đa trước khi trái bóng bị xì. Vì vậy, vào thời điểm này, mọi người đều ngóng đợi bất cứ một tín hiệu gần xa để tháo chạy.

Trong khi đó cũng có nhiều người tác động vào dư luận và cả sự suy luận của Fed (bà Janet Yellen lẫn các giới chức có thẩm quyền về lãi suất trong Hội Ðồng Tiền Tệ FOMC), để khuyên là hãy tăng lãi suất để sớm trở về trạng thái bình thường, hoặc hãy tạm hoãn quyết định nâng lãi suất.

Bên cánh tả, phe Dân Chủ với chủ trương đừng nâng lãi suất thì có Giáo Sư Lawrence Summers. Ông từng là tổng trưởng Ngân Khố và được Tổng Thống Obama chọn làm thống đốc Ngân Hàng Trung Ương sau Ben Bernanke, nhưng phải rút lui vì nhiều đợt tấn công của các bà bên đảng Dân Chủ. Bên cánh hữu, phe Cộng Hòa có Giáo Sư Martin Felstein lên tiếng ủng hộ việc tăng lãi suất. Ông từng là cố vấn kinh tế của Tổng Thống Ronald Reagan và hiện đang dạy môn kinh tế tại Ðại Học Harvard, y như Larry Summers! Khi những người am hiểu như vậy mà bất đồng ý kiến thì làm sao chúng ta biết được thế nào là đúng thế nào là sai?

Từ nay đến cuối năm, Hội Ðồng FOMC dự trù có ba buổi họp định kỳ vào ngày 17 Tháng Chín, cuối Tháng Mười hay qua Tháng Mười Hai. Thời sự và bình luận sẽ tập trung vào mọi biến cố khả dĩ tác động đến lãi suất - và cổ phiếu - vào ba thời điểm này.

Kết luận ở đây là gì?

Chính Hoa Kỳ, từ chính quyền Obama qua Ngân Hàng Trung Ương, đã thổi lên trái bóng cổ phiếu và đem lại mối lời rất to cho thiểu số có tiền.

Nhưng biện pháp ấy cũng gây lệch lạc trong thị thường tài chánh vì đánh sụt phân lời trái phiếu.

Trái bóng cổ phiếu có thể bể nay mai. Chuyện Trung Quốc chỉ là cái cớ.


Tìm hiểu Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ - FED

http ://www.giavangonline.com/technicaldetail.php?id=9
I. Lịch sử hình thành -- II. Cơ cấu : Các ngân hàng dự trữ ; Các ngân hàng thành viên ; Hội đồng thống đốc ; Ủy ban thị trường tự do liên bang(FOMC Federal Open Market Committee) -- III. Nhiệm vụ : Cách thức FED tạo ra tiền ; Chính sách tiền tệ của FED

Hiến pháp Mỹ mục 8 chương 1: "Quốc hội có quyền in và quy định giá trị đồng tiền quốc gia" - "To coin money, regulate the value thereof, and of foreign coin, and fix the standard of weights and measures." Câu nói của tổng thống Woodrow Wilson, người chính thức ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: "Tôi là người bất hạnh nhất. Tôi đã vô ý hủy hoại đất nước mình. Quốc gia công nghiệp vĩ đại này bị không chế bới chính hệ thống tín dụng của nó ... Vì thế sự phát triển của cả quốc gia và mọi hoạt động kinh tế của chúng ta đều nằm trong tay của một số ít người" - "I am the most unhappy man. I have unwittingly ruined my country. A great industrial nation is controlled by its system of credit. ... The growth of the nation, therefore, and all our activities are in the hands of a few men." Woodrow Wilson, after signing the Federal Reserve into existence.

Nguyên nhân vì sao tổng thống Wilson trước khi qua đời lại day dứt đến như vậy? Phải chăng vẫn còn những bí ẩn đằng sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System) mà chúng ta chưa hiểu hết.

I. Lịch sử hình thành:

1791-1811: Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The First Bank of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Washington đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm.

1816-1836: Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The Second Bank of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Madison đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm.

23/12/1913: Tổng thống Wilson ký dự luật Cục Dự trũ Liên bang Mỹ. Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản. Và một khi hệ thống ngân hàng đã không thể hoạt động đúng với vai trò của mình càng khiến cho nền kinh tế càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các khoản tín dụng ngắn hạn giờ đây là nguồn vốn quan trọng có tính thanh khoản cao.

Trước tháng 10 năm 1907, khoảng một nửa các khoản tiền gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư ủy thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu có độ rủi ro cao, thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ. Khi công ty Kinkerbocker Trust - công ty ủy thác lớn thứ ba nước Mỹ lúc bấy giờ có tin đồn phá sản thì khủng hoảng niềm tin lan rộng và cuộc chạy đua rút tiền gửi và bán tháo cổ phiếu xảy ra. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 1907 xảy ra đã thôi thúc quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một Ủy ban tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Sau các cuộc thảo luận kỹ lưỡng, Quốc hội Mỹ đã thông qua Hiệp ước Dự trữ liên bang nhằm "tạo cơ sở cho sự ra đời của các ngân hàng dự trữ liên bang, cung cấp các phương tiện đủ khả năng để tái chiết khấu các chứng từ thương mại, thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn ở Mỹ, và vì nhiều mục đích khác nữa". Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký thông qua hiệp ước thành luật vào 23/12/1913, chính thức thành lập Cục dự trữ liên bang Mỹ.

II. Cơ cấu:

Federal Reserve System (FED) có một lịch sự lâu dài với các hoạt động, sự kiện lịch sử đi kèm với nó, nhưng cho đến nay không hẳn nhiều người thực sự hiểu rõ về FED nhưng khi tìm hiểu về nó thì người ta sẽ hẳn phải sửng sốt với những sự thật chấn động.

Nắm giữ quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia gần như đồng nghĩa với việc nắm giữ quyền hành về chính trị của quốc gia đó, thế nên giữa Nhà trắng và trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington D.C, thực sự ai mới là người có quyền lực cao nhất nước Mỹ?

Hầu hết mọi người đều nghĩ FED là một cơ quan nhà nước nhưng thật ra FED vừa là tư nhân, vừa là nhà nước.

1. Các ngân hàng dự trữ:

FED bao gồm 12 ngân hàng và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ nên nó là một hệ thống ngân hàng trung ương tư nhân. Mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò "nổi bật hơn một chút"so với các ngân hàng còn lại. Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của chính quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương. Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của chính quyền liên bang theo một số mục đích nhất định. Trong một phán quyết khác ở tòa án cấp bang, sự khác biệt giữa Hội đồng thống đốc và các Ngân hàng được quy định rõ ràng. Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.

2. Các ngân hàng thành viên:

Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED, phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc, được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt động bởi FED.

3. Hội đồng thống đốc:

Lãnh đạo FED là Hội đồng thống đốc gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì, là cơ quan quyết định các chính sách tiền tệ của Mỹ. Nhiệm kì của mỗi thành viên Hội đồng thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Hội đồng ấn định mức dự trữ bắt buộc và kiểm soát lãi suất tái chiết khấu.

4. Ủy ban thị trường tự do liên bang(FOMC):

Ủy ban bao gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc, chủ tịch ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và các chủ tịch của 4 ngân hàng Dự trữ Liên bang khác thường xuyên tiến hành việc chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường tự do. Vì các nghiệp vụ thị trường tự do là một công cụ quan trọng của FED để kiểm soát cung ứng tiền tệ nên FOMC là tiêu điểm cho việc hoạch định chính sách cuả hệ thống Dự trữ Liên bang.

Nhìn bề ngoài cơ cấu phức tạp của FED, hẳn không phải ai cũng đặt ra câu hỏi là ai thực sự nắm giữ FED. Theo Eustace Mullins, tác giả của cuốn sách "Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ" - Secrets of Federal Reserve thì Ngân hàng New York là ngân hàng "khống chế thực tế" của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Tuy nhiên Ban Thống Đốc của FED vẫn "chịu sự thao túng" của các nhà tài phiệt, vì vấn đề ở chỗ bên cạnh sự tồn tại của Hội đồng Thống Đốc còn có Hội đồng tư vấn Liên bang. Hội đồng tư vấn liên bang này do 12 đại diện của các ngân hàng địa phương thuộc cục dự trữ Liên bang, có quyền bỏ phiếu như nhau khi thông qua các quyết định. Chính Hội đồng tư vấn Liên bang này là người đề xuất các kiến nghị chinh sách tiền tệ cho Hội đồng thống đốc. Bề ngoài là công bằng, khách quan nhưng không ai đảm bảo ràng quyền của ngân hàng nhỏ ở Dallas có quyền ngang hàng với ngân hàng ở New York mà ngân hàng ở New York thì luôn là đại diện cho các nhà tài phiệt phố Wall. Vậy thì ai thực sự nắm giữ FED hẳn đã rõ đến 99% là các nhà tài phiệt phố Wall - nhưng cụ thể họ là ai thì chưa ai xác định rõ, họ vẫn đứng đằng sau tấm rèm chỉ đạo các hoạt động của FED.

III. Nhiệm vụ:

Sứ mệnh mà FED vẫn thường tự cho mình là luôn đi đúng với "mục đích cao thượng" gồm một số nhiệm vụ chính như:

1. Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.

2. Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.

3. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền...

4. Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website.

IV. Có hai điều liên quan tới FED mà khiến cho người ta sửng sốt nếu lần đầu tiên tìm hiểu về FED đó là cách FED tạo tiền và chính sách tiền tệ của FED.

Bài thảo luận chỉ xin được phân tích hai phần này với mục đích làm rõ hơn về FED.

1. Cách thức FED tạo ra tiền

Tạm thời không bàn luận đến việc bằng các nào mà một hệ thống ngân hàng tư nhân như FED lại có quyền phát hành tiền tệ, ta sẽ đi sâu tìm hiểu cách thức mà đồng đôla Mỹ được tạo ra và đi vào lưu thông. Quy trình tạo ra tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không hề phức tạp nhưng cũng chẳng đơn giản để bất kỳ ai cũng hiểu được. Nó không khác gì nhiều so với các Ngân hàng Trung ương khác nhưng bản chất của nó thì lại hoàn toàn khác biệt, cả một "âm mưu sâu sắc" và "sự nực cười bất ngờ".

Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết FED tạo ra tiền từ "hư không", kèm theo nó một lãi suất vô lý, một loại thuế bí ẩn mang tên lạm phát tiền tệ, và chu trình bủng nổ - boom-bust period.

Phải có nợ thì mới tạo ra được tiền hay không có vay mượn thì không tạo ra được tiền. Chính hành động vay mượn đã tạo ra tiền! Một khi trả hết nợ thì tiền cũng biến mất. Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ tạo ra tiền cũng giống như các thợ vàng trước đây chỉ có điều các thợ vàng trước kia có dự trự lại lượng vàng để đảm bảo cho các giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng thì FED chẳng có gì, hay nói chính xác hơn là họ có một kho vàng khổng lồ Fort Knox nhưng lại bé xíu so lượng tiền họ phát hành ra. Cái mà FED dự trữ chỉ toàn là giấy nợ, là trái phiếu chính phủ, và các loại giấy nhận nợ khác, tất cả chỉ là tài sản vô hình. Nhìn vào bảng tổng kết tài sản của Mỹ thì chỉ thấy giấy nợ, hầu hết là giấy nợ. Và chỉ bằng các giấy nợ đấy, FED thỏa sức in tiền trong khi họ chẳng có gì ngoài một đống giấy tờ ghi nợ; ngân hàng thông qua "tiền tệ hóa" các khoản nợ để tạo ra tiền. Mà tiền thì cũng là một loại giấy nợ mà thôi, kết quả là ở đâu cũng nhan nhản tiền, nhan nhản nợ!

"Tuyệt đại đa số người Mỹ hoàn toàn không thể hiểu được chính xác phương thức vận hành của các thể chế cho vay quốc tế. Sổ sách của cục dự trữ liên bang Mỹ vốn dĩ chưa từng được kiểm tra. Nó hoàn toàn được vận hành bên ngoài phạm vi khống chế của quốc hội, và nó đang thao túng cung ứng nguồn tín dụng của nước Mỹ". Thượng nghị sĩ Barry Goldwater

a. Quy trình, cách thức:

Do chính phủ trao quyền phát hành tiền tệ cho Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ nên chính phủ Mỹ chỉ huy động được tiền từ việc Bộ tài chính phát hành chứng khoán (trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc).
Nếu lượng công trái bán ra không được người dân mua hết thì chính phủ gom lại và đem thế chấp cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để có thể phát hành tiền tệ thông qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hoặc chính phủ Mỹ chi tiêu và trả bằng trái khoán, sau đó FED sẽ mua lại trên thị trường tự do. Lúc này trên bảng cân đối tài sản của FED sẽ có tài sản chứng khoán ở bên tài sản có (là chủ yếu) còn bên tài sản nợ là tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang lưu thông (là chủ yếu). Các quốc gia khác cũng nắm giữ một lượng không nhỏ công trái của chính phủ Mỹ. Nếu đã là công trái thì ắt hẳn phải có lãi suất và đến kỳ phải trả lãi, cuối kỳ hoàn trả gốc. Vậy chính phủ Mỹ lấy tài sản gì để đảm bảo cho khoản vay này, đặc biệt khi họ không có quyền in tiền như các ngân hàng Trung ương khác? Quyền lực và tiền bạc luôn đi kèm với nhau, ở đây chính phủ Mỹ có một tài sản thế chấp tuyệt vời, một tài sản đảm bảo an toàn cao nhất - tiền thu thuế trong tương lai của người dân Mỹ. Dù cho nó có là khoản tiền thu về trong tương lai thì nó vẫn được đảm bảo chắc chắn bằng quyền thu thuế của người dân. Nếu nước Mỹ tồn tài vĩnh viễn thì chẳng bao giờ có chuyện chính phủ Mỹ lại vỡ nợ! Trong khi đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã biến không thành có, một quy trình tài tình! Ngay khi chính phủ tiêu tiền, lượng tiền này được người nhận tiền gửi vào hệ thống các ngân hàng thương mại, lúc này tiền đôla thể hiện vai trò kép của mình. Thứ nhất nó đóng vai trò là tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng, quyền sở hữu của nó thuộc về người gửi, họ có thể rút ra bất cứ lúc nào. Còn vai trò thứ hai mới là điều quan trọng, giờ đây nó là vốn của ngân hàng và ngân hàng có toàn quyền sử dụng chúng để đem cho vay. Quá trình tiếp theo diễn ra ở các ngân hàng thương mại hẳn ai học kinh tế cũng sẽ hiểu, lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng vọt theo cách mà các nhà kinh tế học vẫn tính MS=MB*m. Chẳng những sáng tạo ra MB mà FED cùng hệ thống các ngân hàng thương mại còn tạo ra hệ số nhân tiền - vấn đề nảy sinh thêm là chỉ với khoản dự trữ bắt buộc (10% tiền gửi chẳng hạn), các ngân hàng lại có thể đem tiền đi cho vay.

"Đồng đôla không thể hoán đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ."

Nhìn qua thì mọi thứ đều được đảm bảo an toàn, thật đơn giản và dễ hiểu nhưng nếu rọi ánh sáng vào hơn chút nữa ta sẽ nhìn ra hơn vấn đề. Chính phủ Mỹ có quyền thu thuế nhưng không có quyền đem tiền thuế của dân để thế chấp mà vay với lãi suất cao như vậy. Nó có nghĩa là của cải của người dân, sức lực lao động và cả tương lai thế hệ người dân Mỹ đã bị đem ra làm vật thế chấp cho một số ít người. Sự vô lý càng thể hiện rõ ở chỗ họ phải bỏ ra mồ hôi, nước mắt, thành quả lao động của mình cho một số ít người - những người hầu như không cần làm gì mà lại có khoản tiền lãi khổng lồ để hưởng. Mỹ - quốc gia vốn rất tự hào cho mình là quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới lại có sự bất công lớn đến như vậy tồn tại gần 100 năm. Có thể khẳng định chắc chắn rằng không thể xem nhẹ việc Chính phủ trực tiếp phát hành tiền với việc để ngân hàng phát hành tiền. Chính phủ không thể hoàn trả các khoản nợ đã vay nếu như họ không xóa bỏ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Năm 2006, tổng vay của chính phủ Mỹ lên đến 860 nghìn tỷ đôla, vậy thì bao giờ chính phủ mới trả được hết nợ gốc chứ chưa nói gì đến lãi.

 

 

b. Kết quả:

Cái vòng vay, nợ, vay, nợ rồi lại vay, nợ ... đó cứ liên tục tiếp diễn và gánh nặng lên người dân càng ngày càng nhiều hơn, và song song với cái vòng vay nợ đó thì người dân Mỹ vẫn cứ nai lưng ra làm, sau vài chục năm nữa thôi, chắc con cháu họ đời đời không thể trả hết được nợ. Nói quả không sai chút nào.

Với khoản nợ lên đến 50.000 tỷ đôla thì với lãi suất 5% mỗi năm nước Mỹ phải trả lãi 2500 tỷ đôla trong khi GDP của cả nước Mỹ là 13675 nghìn tỷ đôla thì nó đã chiếm tới gần 1/5 GDP nước Mỹ, tính ra mỗi người dân Mỹ phải gánh chịu 165.000 đôla và hàng năm trả lãi hơn 8.000 đôla. Đó là những con số thực, những con số không hề dễ chịu chút nào đối với người dân lao động Mỹ. Và cứ thế, các khoản thuế của người dân được chính phủ Mỹ lấy ra đảm bảo cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tiếp tục phát hành tiền vào lưu thông. Chỉ cần dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền FED phát hành ra lưu thông sẽ có thể tăng tối đa lên gấp 10 lần. 1 đôla công trái biến thành 10 đôla trong lưu thông. Thuật ngữ hay công cụ mang tên "dự trữ bắt buộc" quả là một sản phẩm tuyệt vời của các nhà kinh tế, chỉ cần giữ lại 10% số tiền gửi là họ có thể nhân số tiền ban đầu lên 10 lần, và làm cho lạm phát trở nên phổ biến hơn. Chỉ cần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là họ có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế mà trong khi báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng lại luôn hô hào, ủng hộ cho khoản dự trữ bắt buộc để thi hành chính sách tiền tệ.

"Tôi tin chắc rằng, sự đe dọa của tổ chức ngân hàng đối với tự do của chúng ta còn nghiêm trọng hơn uy lực quân sự của kẻ thù. Họ đã tạo ra một tầng lớp quý tộc rủng rỉnh tiền bạc và coi thường chính phủ. Quyền phát hành tiền tệ phải được đoạt lại từ tay ngân hàng, nó phải thuộc về những người chủ thực sự của nó - nhân dân." Thomas Jefferson

Giả sử có một ngày nào đó chính phủ Mỹ thu hồi hết đôla trên thị trường để trả cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ thì nó cũng chỉ là phần gốc còn phần lãi thì họ lấy gì ra để trả đây. Vì mỗi đồng đôla là một phiếu nợ nên nó phải được trả nợ cả gốc và lãi, như thế thì rõ ràng số lãi đã nằm ngoài lượng giấy nợ, có hai cách để giải quyết. Thứ nhất là lấy vàng ra trả, nếu tính giá vàng bây giờ rồi nhân với lượng vàng thì không đủ để trả nợ! Cách thứ hai thì khả thi hơn, tạo ra thêm đôla cho khoản lãi này. Nếu tạo ra thêm các giấy nợ thì sẽ lại làm tăng nợ phải trả, và cái vòng luẩn quẩn vay nợ phát hành tiền đó diễn ra cho đến khi con nợ chính phá sản! Âm mưu của các nhà ngân hàng đã lộ rõ, họ tạo ra một cho khoản vay rất hợp pháp nhưng thực ra chẳng hợp lý chút nào cả, một âm mưu "tuyệt vời" mà các nhà tài phiệt phố Wall đã vạch ra. Lạm phát là loại thuế vô hình đè nặng lên cổ người dân, với lượng tiền cung ứng tăng cao như thế thì giá cả hàng hóa ắt phải tăng lên. Nhưng sao không tăng lên quá cao mà chỉ ở mức vài phần trăm, các nhà kinh tế học thiên tài phố Wall đã sáng tạo các sản phẩm phái sinh - một công cụ hữu hiệu để giải quyết lượng tiền tệ thừa mứa do lạm phát và dùng nó làm công cụ bóc lột nhân dân.

c. Điều gì đã tạo ra sự khác biệt:

Giấy bạc dự trữ liên bang là các giấy nợ (IOU) từ FED tới người mang nó và cũng là các tài sản nợ, nhưng không giống như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trả cho người mang nó chỉ bằng các giấy bạc Dự trữ Liên bang, nói cách khác FED thanh toán các giấy nợ IOU bằng các IOU khác.

Một câu hỏi đặt ra là các ngân hàng trung ương khác - các ngân hàng trung ương của chính phủ khác gì với ngân hàng trung ương Mỹ. Họ cũng in tiền ra cho chính phủ tiêu đấy thôi, và chính phủ đảm bảo bằng công trái. Điểm khác biết lớn nhất, rõ ràng nhất là khoản lãi chính phủ trả cho Ngân hàng Trung ương không thuộc về một số ít người. Khoản lãi này suy cho cùng cũng là thuộc về người dân mà thôi. Trước đây việc phát hành tiền phải được đảm bảo bằng vàng, chế độ bản vị vàng thống trị hệ thống tiền tệ đã không gây ra tình trạng này nhưng rồi nó bị xóa bỏ để các nhà tài phiệt phố Wall thi nhau bóc lột của cải của nhân dân thông qua nạn lạm phát tiền tệ. Chính nó đã tạo ra điểm khác biệt giữa tiền giấy không có vàng hoặc bạc đảm bảo - tiền luật định và tiền đuợc đảm bảo bằng vàng hoặc bạc.

"Chỉ cần khống chế được quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia, tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ thứ pháp luật nào do ai đặt ra." Mayer Rothschild

Có rất nhiều loại tiền nhưng tựu chung lại thì chỉ có hai loại đó là tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ. Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo.

Để làm rõ hơn vấn đề chúng ta nên quay lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiều về bản vị vàng. Tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi ...) Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền luật định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy.

Alan Greenspan - cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang trong 19 năm, và nhà kinh tế học vĩ mô Robert Barro đã chỉ ra vàng mới là thước đo chuẩn cho giá cả. Năm 2000, Greenspan đã phát biểu: "Nếu anh sống trong chế độ bản vị vàng hoặc một cơ chế khác mà các ngân hàng trung ương không có quyền thao túng, thì hệ thống đó vận hành một cách tự động. Lý do mà có rất ít sự ủng hộ bản vị vàng đó là những hệ quả của sự tự điều chỉnh đó không được coi là thích đáng ở thế kỷ 20 và 21. Tôi là một trong số ít người vẫn còn cái nhìn lưu luyến về chế độ bản vị vàng ngày xưa, anh biết điều này rồi, nhưng tôi vẫn phải nói với anh, tôi ở trong đám thiểu số giữa các đồng nghiệp vẫn tranh luận về vấn đề này." Hệ thống tiền tệ ngày nay dựa vào đồng đôla Mỹ như một đồng tiền để neo vào, đồng tiền mà các giao dịch lớn được đo lường.

Thay vào bản vị vàng giờ đây chúng ta có bản vị đôla - chúng ta có thể chuyển đổi các đồng tiền với đồng đôla. Có điều từ khi hệ thống tiền tệ thế giới tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới 94%. Đồng đôla Mỹ không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Một con nợ khổng lồ như nước Mỹ thì chẳng ai dám mạo hiểm nắm giữ giấy nhận nợ của nó cả. Có 2 sự khác nhau căn bản giữa bản vị vàng và bản vị đôla là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp, hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ. Thứ hai là do Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ, và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla và tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát.

Việc xóa bỏ bản vị vàng để áp dụng tiền pháp định không có đảm bảo đã tước đi quyền lợi chính đáng của người dân. Khi không tin tưởng vào đồng tiền mình có họ đáng nhẽ ra phải có quyền đổi lấy vàng - vàng là sản phẩm từ thiên nhiên và có hạn chứ không như tiền - một thứ rất dễ mất giá trị. Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hiện hiện trước mắt chúng ta.

Nhìn bề ngoài thì FED không "tham lam nuốt trọn" toàn bộ thu nhập nó tạo ra mà lại rất "tốt bụng" khi gửi lợi nhuận sau khi chia cổ tức vào Bộ Tài chính. Phải chăng các ngân hàng Dự trữ Liên bang chỉ cần mức cổ tức chi trả 6%/năm thôi? Mục đích ở chỗ FED nhờ vào khoản tiền gửi đấy mà có được lợi thế không chịu sự kiểm soát từ chính phủ liên bang như các cơ quan nhà nước khác. Đặc quyền! Nắm quyền lực về kinh tế ắt có ảnh hưởng chính trị, rồi sẽ có lúc quyền lực chính trị sẽ thuộc về tay FED chăng? Thêm vào đó, các ngân hàng đã bội thu từ hoạt động của mình, khoản thu nhập của FED chia ra không đáng là bao so với số lợi nhuận khổng lồ họ thu được. Chúng ta hay cùng xem xét một số chính sách tiền tệ của FED để hiểu rõ vấn đề này.

2. Chính sách tiền tệ của FED

Lấy ra một ví dụ khủng hoảng kinh tế để làm rõ chính sách tiền tệ của FED sẽ là hợp lý hơn việc nghiên cứu tình bộ phận nhỏ của chính sách tiền tệ, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát về hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ qua cuộc Đại suy thoái 1929-1933.

"Hiểu được Đại suy thoái như tìm được chén thánh của kinh tế học vĩ mô... Và trên thực tế, tìm một lời giải thích cho sự kiện nền kinh tế thế giới những năm 1930 vẫn còn là một thử thách trí tuệ đầy lôi cuốn." Ben Bernanke

a. Nền kinh tế Mỹ và châu Âu những năm 20 thế kỷ 20:

Sau cuộc suy thoái nông nghiệp 1921 nền kinh tế Mỹ phát triển khá nhanh chóng, lạm phát ở mức thấp. Từ năm 1922 đến năm 1929, tốc độ tăng tổng sản lượng nội địa là 4.7% trong khi tỷ lệ thấp nghiệp trung bình là 3.7%. Tuy nhiên nền nông nghiệp Mỹ vẫn yếu kém, giá nông sản thấp, người dân vẫn nợ cao từ cuộc suy thoái 1921. Trong khi đó, phía bên kia Đại Tây Dương, nền kinh tế các quốc gia châu Âu suy yếu do phải bồi thường chiến tranh, các khoản nợ với Mỹ, nền kinh tế tăng trưởng rất chậm. Đồng bảng Anh bị định giá cao và nền kinh tế Anh lâm vào trì trệ.

b. Nguyên nhân:

Trước khi xem xét cuộc Đại suy thoái diễn ra như thế nào chúng ta hãy xem nguyên nhân từ đâu mà nó xảy ra. Mùa hè năm 1927, FED đã nới lỏng chính sách tiền tệ với "mục đích" làm giảm áp lực thâm hụt cán cân thương mại cho Anh, vì đồng bảng Anh lúc này đang bị định giá cao khiến cho xuất khẩu của Anh gặp nhiều khó khăn. Thực ra từ trước đó 2 năm, năm 1925 giữa chỉ tịch Ngân hàng New York là Benjamin Strong và chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Anh đã có một thỏa hiệp ngầm để mức lãi suất ở Anh cao hơn mức lãi suất ở Mỹ. Cụ thể FED đã mua vào 80 triệu đôla Mỹ trái phiếu trong vòng 8 tháng; cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất chiết khấu và để các ngân hàng trung ương châu Âu mang đi một lượng vàng trị giá 500 triệu đôla Mỹ, và lãnh đạo của FED đã nói rằng họ có thể thu về lượng vàng đó đơn giản bằng cách nâng lãi suất. Vị thế của đồng đôla Mỹ bị đảo lộn, việc thay đổi chính sách liên tiếp nới lỏng đã trực tiếp dẫn đến trạng thái không bình thường của hệ thống tài chính. FED giảm lãi suất chiết khấu từ 4% xuống 3.5%, cho các ngân hàng thành viên vay 58 tỷ đôla. Thị trường cổ phiếu New York tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng 1% vốn, nếu cần thì có thể vay thêm ngân hàng. Các ngân hàng được vay từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ với lãi suất thấp rồi cho các nhà đầu tư vay với mức lãi suất 12%. Thị trường cổ phiếu New York phát triển nhanh chóng. Người dân Mỹ đầu cơ vào cổ phiếu một cách điên cuồng! Miller - chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố "không thể nói chính xác các khoản vay của nhà đầu tư chứng khoán có quá cao hay không, nhưng tôi chắc chắn họ là những người an toàn và bảo thủ". Người dân Mỹ đem hết của cải tích lũy được đầu tư vào thị trường cổ phiếu mà không biết rằng thảm họa sắp đổ lên đầu họ, thị trường tài chính Mỹ nóng lên đỉnh điểm.

Tháng 3 năm 1929, Paul Warburg - "cha đẻ" của Cục dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo nguy cơ khủng hoảng. ngày 20 tháng 4 năm 1929, ủy ban tư vấn Liên Bang họp kín và xây dựng khung nghị quyết cho Hội đồng thống đốc. Ngày 9 tháng 8 năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bất ngờ nâng lãi suất cho vay lên 6%. Ngay lập tức Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang tại New York tăng lãi suất cho vay đầu tư chúng khoán từ 5% lên 20%! Lãi suất tăng chóng mặt khiến cho nhà đầu tư rút chạy, bán tống bán thảo cổ phiếu và cuộc khủng hoàng bắt đầu. Ngày thứ 3 đen tối 29/12/1929 đã cho toàn bộ thế giới chứng kiến "tác phẩm" của các nhà tài phiệt, một tác phẩm sẽ trở thành bài học cho bất kỳ ai tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán.

c. Diễn biến:

Do các nhà đầu tư bán đổ bán tháo cổ phiếu, chỉ trong 2 tháng khối tài sản trị giá 160 tỷ đôla đã bốc hơi. Lượng cung ứng tiền của nền kinh tế sụt giảm mạnh, tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi có thể phát hành séc tăng, tỷ lệ dự trữ quá mức tăng lên nhanh chóng.

Người dân đổ xô đi rút tiền từ ngân hàng, số các ngân hàng vỡ nợ tăng lên nhanh chóng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hoàn toàn thụ động trong việc ngăn chặc các vụ hoảng loạn ngân hàng và không thực hiện được vai trò là người cho vay cuối cùng. Các nhà lãnh đạo của FED cho rằng các vụ ngân hàng vỡ nợ là những hậu quả đáng tiếc do việc quản lý ngân hàng hoặc thực hiện các hoạt động ngân hàng không tốt, hoặc như những phản ứng không tránh khỏi đối với sự đầu cơ quá mức từ trước, hoặc là hậu quả chứ hầu như không là nguyên nhân của sự sụp đổ kinh tế và tái chính trong quá trình tiến hành. Các ngân hàng bị phá sản lại là các ngân hàng nhỏ và vừa còn các ngân hàng lớn tại New York thì vẫn không hề bị phá sản vì họ đã biết trước khủng hoảng sẽ xảy ra thế nào và bao giờ xảy ra. Tháng 11 năm 1930 chứng kiến vự vỡ nợ của 250 ngân hàng với 180 triệu đôla tiền gửi, còn trong tháng 12 là 532 ngân hàng với 370 triệu đôla tiền gửi.

Có một cuộc phục hồi kinh tế vào đầu năm 1931 nhưng sau đó nền kinh tế lại suy sụp. Nhưng các cuộc hoảng loạn ngân hàng liên tiếp xảy ra khi tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi có thẻ phát hành séc và tỷ lệ dự trữ dư thừa của các ngân hàng tăng. Lượng tiền cung ứng M1 giảm 25%, vượt xa tất các đợt giảm trong lịch sử nước Mỹ.

Tháng 8 năm 1931, Ủy ban thị trường tự do liên bang bỏ phiếu 11/1 chống lại việc bỏ ra 300 triệu đôla để mua vào chứng khoán trên thị trường chứng khoán và chỉ thông qua việc chi 120 triệu đôla. Hầu hết các ngân hàng dự trữ, các ngân hàng thành viên đều không nắm được tác hại, mức độ của cuộc khủng hoảng. Kế hoạch thực hiện nghiệp vụ thị trường mở có giá trị 1 tỷ đôla cũng bị dời lại. Việc FED liên tiếp nâng cao lãi suất dẫn tới nền kinh tế chịu giảm phát, kỳ vọng về giảm phát liên tiếp tăng lên, lãi suất thực quá cao, lãi suất cao dẫn đến suy giảm các khoản đầu tư. Lãi suất cao khiến cho người vay nợ không thể trả được nợ, chi phí vay nợ lên quá cao, lượng cung tiền sụt giảm tới 1/3. Rõ ràng FED đã không thể hiện được vai trò là người duy trì lãi suất ổn định, thấp để phát triển nền kinh tế; không đảm bảo an toàn cho người gửi tiền tức không đảm bảo quyền lợi tín dụng của người dân. Chính sách Cục Dự trữ Liên bang không hề phù hợp với thời kỳ khủng hoàng, thay vì giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển trở lại thì FED lại tiếp tục nâng cao lãi suất cho vay các ngân hàng, khiến cho lượng tiền cung ứng suy giảm - dẫn đến sự co hẹp nền kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.

Thực ra thì các nhà tài phiệt phố Wall đã nghĩ ra cách nhằm tước đoạt tài sản của nhân dân sẽ mang lại nhiều lợi hơn so với việc cho vay nặng lãi. Chỉ cần tước đoạt đi quyền lợi của người dân, chỉ cần không cho phép người dân có quyền hoán đổi tiền giấy pháp định sang vàng thì thông qua nạn lạm phát tiền tệ họ sẽ bó lột tàn nhẫn, bóc lột cùng kiệt người dân. Nhớ lại năm trước 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện chính sách hạ lãi suất để lượng vàng chảy ra ngoài nước Mỹ lên đến 500 triệu đôla rồi sau đó nâng lãi suất vào năm 1929 khiến cho các ngân hàng thiếu vàng nghiêm trọng và không thể cho vay, hoạt động của cả hệ thống ngân hàng bị đình đón. Khi thị trường chứng khoán xuống tới mức đáy thì các nhà tài phiệt, các ngân hàng quốc tế đổ xô đi mua lượng cổ phiếu giá rẻ. Rõ ràng họ không thể nào mua được quyền sở hữu các công ty, tước đoạt mồ hôi, nước mắt của người dân lao động dễ dàng nếu không làm như vậy. Chỉ cần bán cố phiếu trước một chút trước khi thị trường sụp đổ rồi dùng khoản tiền đó mua vào lượng cổ phiếu rẻ chưa từng có như vậy, các nhà tài phiệt, các ngân hàng quốc tế đã giàu lên nhanh chóng và thâu tóm mọi hoạt động của nền kinh tế.

(Phân tích cơ bản Forex- ChuKhanhLan)

 

14 điều cần biết về Fed (P1)

14 điều cần biết về Fed (P1)

Bài báo trên tờ Business Insider đưa ra 14 câu hỏi và tự trả lời chúng với mong muốn giúp người đọc hiểu rõ hơn về Fed cũng như về cuộc họp quan trọng sắp tới của Fed.

Thị trường tài chính toàn cầu đang “nín thở’ chờ đợi cuộc họp chính sách của Ủy ban thị trường mở (FOMC Federal Open Market Committee) sẽ diễn ra trong hai ngày 17 – 18/9/2013 tới. Tuy nhiên, có không ít người chưa hiểu rõ hoặc hiểu lầm về Cục dự trữ liên bang (Fed). Bài báo trên tờ Business Insider đưa ra 14 câu hỏi và tự trả lời chúng với mong muốn giúp người đọc hiểu rõ hơn về Fed cũng như về cuộc họp quan trọng sắp tới của Fed. 

1. Fed là gì? 

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) là NHTW của nước Mỹ. Hãy bắt đầu với câu hỏi NHTW là gì, bởi cơ quan này tồn tại ở hầu hết các nước. Trên thực tế, do chủ nghĩa cá nhân được đề cao khiến nước Mỹ không ưa chuộng các cơ quan chính phủ tập trung, NHTW của Mỹ “sinh sau đẻ muộn” so với các NHTW khác. 

Các NHTW có nhiệm vụ kiểm soát lãi suất, cung tiền và giám sát hệ thống ngân hàng.

2. Fed được tổ chức như thế nào ?

Có thể nói cấu trúc của Fed rất khác biệt so với các NHTW khác. Ở Fed tồn tại 4 cấp: Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Thị trường mờ (FOMC ), 12 ngân hàng chi nhánh và các ngân hàng thành viên khác nhỏ hơn.  

Hội đồng Thống đốc là bộ phận chịu trách nhiệm về phần lớn các chính sách tiền tệ. 7 người nằm trong hội đồng này được đề cử bởi Tổng thống, phải được Thượng viện thông qua và đưa ra các quyết định tại Washington. Ben Bernanke hiện là Chủ tịch của hội đồng này. Nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 1 sắp tới và mọi người đang ráo riết dự đoán về việc ai sẽ là người thay thế ông Bernanke. 

Cấp tiếp theo là FOMC - ủy ban gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng với chủ tịch của 5 ngân hàng chi nhánh. FOMC thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
 
12 ngân hàng chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ nhỏ nhặt hơn. Chúng được đặt ở Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Mỗi ngân hàng có một chủ tịch và kiểm soát hàng nghìn ngân hàng thành viên trong khu vực đó. 

3. Các thành phố được chọn hoàn toàn ngẫu nhiên

Điều này nghe có vẻ kỳ lạ. Khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về Đạo luật Dự trữ liên bang năm 1913, đã có rất nhiều ý kiến trì hoãn. Ví dụ, thượng nghị sĩ đến từ bang Missouri chỉ đồng ý nếu bang của ông trở thành bang duy nhất có 2 ngân hàng chi nhánh. 

4. Điều này nghe có vẻ phức tạp và độc đoán. Tại sao nước Mỹ phải có Fed? 

Như đã đề cập ở trên, nước Mỹ đã không có Cục dự trữ liên bang trong một thời gian dài. Điều đó có nghĩa cuối thế kỷ 19 là thời kỳ của những cú sốc kinh tế không thể kiểm soát. Chỉ đến năm 1907, khi chứng khoán giảm 50% và người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng để rút tiền, người ta mới “hâm nóng” lại ý tưởng thành lập NHTW và cuối cùng cũng được Thượng viện cũng thông qua.

14 điều cần biết về Fed (P1) (1)
5. Vậy thì, Fed sẽ kiểm soát các cú sốc kinh tế? Bằng cách nào?  

Chúng ta đều biết rằng khi bạn gửi một khoản tiền, tiền không nằm im trong két sắt của ngân hàng cho đến khi bạn cần tiền và muốn rút tiền. Hầu hết số tiền được đem đi đầu tư và đây cũng chính là cách các ngân hàng làm ra tiền. Tất nhiên, có những luật lệ quy định số tiền dự trữ ngân hàng buộc phải có. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ: điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả người gửi tiền đều muốn rút tiền tại cùng một thời điểm? 

Đây chính là lúc Fed phải thực hiện vai trò của nó: người cho vay cuối cùng. 

6. Bằng cách nào? 

Câu trả lời có thể làm bạn hoảng sợ. Fed có quyền lực đặc biệt: in tiền. Theo lý thuyết, Fed có thể in tiền để giải cứu cá nhân hoặc tổ chức. Với vai trò là đồng tiền pháp định, đồng bạc xanh không bị neo vào bất cứ thứ gì (chế độ neo đồng USD vào vàng kết thúc từ năm 1971). 

Nếu bạn nhận định Mỹ đang trở thành Hy Lạp, điều đó hoàn toàn sai. Hy Lạp không có đồng tiền của riêng họ và phải được cứu bởi NHTW châu Âu. Mỹ thì khác, Fed có thể in thêm tiền! 

7. Điều này không bền vững?

In thêm tiền không giống như việc chỉ ngồi một chỗ và đổ một xe tải chất đầy những tờ bạc 100 USD vào nền kinh tế. Rất nhiều chính phủ đã cố gắng làm như vậy và điều tồi tệ đã xảy ra. Tin tốt ở đây là Fed theo dõi lạm phát rất chặt chẽ. 

Ban đầu, Fed tồn tại chỉ để kéo dài thời gian cho các ngân hàng hoặc định chế tài chính khi họ bị rút tiền ồ ạt. Tất nhiên, đã 100 năm trôi qua và những sự kiện như khủng hoảng tài chính đã thúc đẩy Fed thực hiện thêm những nhiệm vụ mới. 

Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/14-dieu-can-biet-ve-fed-p1-2013091617432057013ca32.chn

****************

14 điều cần biết về Fed (P2)

14 điều cần biết về Fed (P2)

Tại sao tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Fed?


8. Giờ đây Fed làm những gì? 

Fed đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm củng cố sức khỏe của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất và sau đó là nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ, Fed có thể can thiệp theo một số cách: 

1. Lãi suất chiết khấu: là lãi suất của các khoản vay mà các ngân hàng thương mại và các định chế nhận tiền gửi khác nhận được từ các chi nhánh của Fed. 

2. Dự trữ bắt buộc: số tiền mà ngân hàng phải dự trữ. Fed sử dụng công cụ này để kiểm soát số tiền mà các ngân hàng có thể cho vay. 
14 điều cần biết về Fed (P2) (1)

3. Hoạt động thị trường mở (OMO Open Market operation): có thể bạn đã từng nghe về việc Fed mua tài sản trong chương trình nới lỏng định lượng (QE Quantitative Easing). Các hoạt động trên thị trường mở cũng có cơ chế tương tự như vậy. Fed sử dụng chúng (mua trái phiếu trên thị trường mở) để điều chỉnh lãi suất liên bang theo mục tiêu cụ thể (lãi suất liên bang là thước đo để kiểm soát các khoản vay liên ngân hàng). 

Khi Fed giảm lãi suất liên bang (như đã làm kể từ khi khủng hoảng nổ ra), nó khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn và từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, nâng lãi suất liên bang có nghĩa là Fed cho rằng hệ thống đang quá lỏng lẻo và có thể tạo ra bong bóng. 

Với nền kinh tế ở trong giai đoạn hồi phục như hiện nay, Fed muốn giữ lãi suất ở mức thấp nhất có thể. Kể từ 2009, lãi suất đã luôn ở mức 0% (xem bảng bên). 

9. Fed có thể sử dụng biện pháp tiền tệ nào khi lãi suất đã ở mức 0? 

Đó chính là QE - chính sách tiền tệ chưa từng được sử dụng trong quá khứ.  

Trong bối cảnh không thể tiếp tục giảm lãi suất, Fed giới thiệu một loạt các chính sách tiền tệ mới, trong đó nổi bật nhất là QE - chương trình trong đó Fed mua tài sản để tăng cung tiền. Kể từ năm 2008, Fed đã mua hàng tỷ USD các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (chính tài sản này đã tạo ra khủng hoảng) và hàng tỷ USD trái phiếu kho bạc. Tổng cộng đã có 3 gói QE được đưa ra. 

QE tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp (một số người cho rằng thấp giả tạo). Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và trái phiếu đã hồi phục. Tuy nhiên, những người phê phán QE cảnh báo rằng chương trình này khiến lạm phát tăng cao. Kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Fed. 

Mấy năm gần đây, lạm phát vẫn chưa xảy đến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là QE là một chương trình hoàn hảo. Bảng cân đối kế toán của QE đã bị thổi phồng, lên 3.600 tỷ USD. 

10. QE sẽ chấm dứt?

Tháng 6 vừa qua, Fed đã khiến thị trường chao đảo khi thông báo sẽ "giảm dần cho đến hết" QE. Fed không cắt hẳn QE mà chỉ giảm tốc độ mua tài sản. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo sợ lãi suất sẽ tăng lên. 

Dẫu vậy, kể cả nếu Fed có làm như vậy, QE vẫn sẽ được duy trì trong một thời gian dài nữa. Và, kể cả khi QE kết thúc, người ta vẫn không thể chắc chắn về việc Fed làm cách nào để "xì hơi" "quả bóng" 3.600 tỷ USD. 

11. Tuyên bố của Fed thực sự ảnh hưởng đến thị trường? 

Thông điệp của Fed rõ ràng hơn sẽ giúp nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn trước các diễn biến của nền kinh tế. Các NHTW thường có xu hướng hành động một cách bí ẩn, nhưng rõ ràng là Chủ tịch Bernanke muốn làm ngược lại và đây là điều đáng hoan nghênh.

Fed tuyên bố sẽ không thay đổi lãi suất liên bang cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6 - 6,5%. Tỷ lệ hiện đang ở mức 7,3%. Nghe có vẻ rõ ràng, nhưng thị trường vẫn chao đảo mỗi khi Fed "mở miệng" hoặc thị trường dự đoán Fed sẽ làm như vậy. 

Các NHTW luôn khiến thị trường dậy sóng bởi những gì họ làm chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai nền kinh tế. Trong khi đó, dự báo về tương lai là thứ giúp nhà đầu tư kiếm tiền. Vì thế, bạn có thể hình dung nhà đầu tư sẽ giận dữ thế nào khi họ nghĩ rằng Fed không tuyên bố rõ ràng các dự định. 

14 điều cần biết về Fed (P2) (2)
12. Tại sao tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò quan trọng?

Là định chế đã có 100 năm lịch sử, trách nhiệm của Fed luôn luôn được luật pháp củng cố. Đạo luật Việc làm năm 1946 quy định chính phủ phải đặt ra mức trần cho tỷ lệ thất nghiệp. Năm 1977, Quốc hội thông qua Đạo luật cải cách Fed hướng dẫn Fed sử dụng chính sách tiền tệ để cải thiện thị trường lao động và kiểm soát lạm phát. Cuối những năm 1970 là thời kỳ tồi tệ của thị trường lao động và lạm phát. 
Cựu Chủ tịch Alan Greenspan (1987-2006) (ở giữa)

13. Tại sao Fed bị chán ghét? 

Có thể bạn đang nhớ đến sự việc nghị sĩ Ron Paul đã thực hiện chiến dịch vận động kêu gọi Fed ngừng hoạt động. Ngày nay, Fed vừa phải phải kiểm soát lạm phát, vừa phải giảm tỷ lệ thất nghiệp. Và, đây là một trong những điểm nhận nhiều sự chỉ trích. 

Các nhà phê bình nhấn mạnh rằng mục đích ban đầu của Fed là ngăn chặn sự hoảng loạn. Nếu như Fed quan tâm đến thị trường lao động, Fed phải giữ lãi suất ở mức thấp để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, lãi suất thấp là điều kiện để bong bóng phát triển. Năm 2001, bong bóng xuất hiện trên TTCK. 

14. Liệu sẽ có một cuộc khủng hoảng tiếp theo? 

Nếu có thể trả lời được câu hỏi này, bạn đã là thống đốc NHTW. Chắc chắn là Fed sẽ cố gắng để đảm bảo sức khỏe và sự ổn định của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy các lỗi lầm của NHTW. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, cựu Chủ tịch Alan Greenspan được ca ngợi hết lời vì đã tìm ra chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chỉ đến nhiều năm sau đó, người ta mới nhận ra rằng chính sách lãi suất siêu thấp và giảm bớt các luật lệ đã nuôi dưỡng mầm mống của khủng hoảng. 
 
Phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, để các chính sách tiền tệ phát huy hết tác dụng. Do đó, cách tốt nhất là hãy chú ý đến chúng. Và, đây là một công việc không dễ dàng.

Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/14-dieu-can-biet-ve-fed-p2-201309171134091409ca32.chn

Về Đầu trang