Nguyễn Viết Tốn
Broker

Cell: 416-300-7653
E mail: tonguyen@trebnet.com
CITY REALTY Inc., Brokerage
Tel: 416-248-8880  Fax: 416-762-9910
546 Annette St., Toronto   M6S 2C2

Nguyễn Andy
Salesperson

Cell: 416-894-8162
E mail: andynguyen@trebnet.com

  Trang Nhà  |  Tìm Nhà  |  Thị trường  |  Kiểm Tra  |  Mortgage  |  Mua Nhà  |  Bảo hiểm  |  Chủ nhà nên biết  |  Bán Nhà  |  Tài Liệu Khác  |  Máy Tính  |  Liên Kết

Kiểm tra nhà Xem nhà cần biết Kiểm tra lần đầu Hình Chi Tiết Nhà Vết nứt tường nhà Lò sưởi gas, gió nóng
Cải tiến Lò sưởi gas Tình trạng căn nhà Từ Điển Tổng Hợp về Kiểm Tra Nhà

Kiểm tra mối


Mối thường ăn rỗng ruột các cây, các kết cấu gỗ,  nên khi phát hiện ra, thì nhiều khi qúa trễ,  chỉ còn cách phá đi làm lại nhà mới. 
Đặc điểm :

  • Tổ mối , gò mối thường đùn lên trên mặt đất hay ở trong lòng đất.  Mối bắt đầu ăn theo rễ cây hay các thanh gỗ chạm đất hay hay chôn trong lòng đất,  hoặc đùn các hang, đường phủ kín bằng đất dẫn lên các kết cấu gỗ khác, tới tận mái nhà, ngọn cây. 
  • Mối chỉ sống ở nơi ẩm, còn nếu khô rang thì ít có mối.  Trong đàn mối, có Mối Chúa/Hậu, mối thợ ( đầu mầu nhạt), mối lính (đầu mầu đỏ).   Chỉ sau khi  giết   Mối Hậu thì mới diệt xong được đàn mối.  

Vùng có mối:
Khoảng thập niên 1930, mối theo tầu hàng từ  Mỹ  đến cảng Toronto, rồi phát triển dần đi khắp nơi, như vùng East York, Scaborough, North York, Etobicoke, Mississauga, Markham and Pickering.
Kiểm tra:

  • Loài chó có thể đánh hơi, phát hiện ra mối
  • Thiết bị tăng âm ,nghe tiếng mối ăn và di chuyển  trong  gỗ.
  • Gõ và chọc vào gỗ tìm các nơi bị mối ăn rỗng ruột
  • Tìm các nơi gỗ chạm đất, các hang mối dẫn  từ đất lên cao.

Thông tin:  các thông tin về nhà có mối , khu vực nhiều mối hiện không đươc phổ biến rộng rãi  vì  bảo vệ đời tư cá nhân.  Xin liên hệ  các chuyên viên , công ty trừ mối, nơi  có thông tin này, để giúp chúng ta kiểm tra mối trước khi quyết định mua nhà.
Xin mời  xem thêm chi tiết từ các trang mạng sau:

Đề phòng mối phá hoại nhà

October 12, 2018, https://www.nguoi-viet.com/doi-song/de-phong-moi-pha-hoai-nha/
Chỉ riêng loài mối cũng gây ra hơn $5 tỷ thiệt hại về bất động sản hằng năm. (Hình minh họa: servirs.org)

(realtor.com) – Mối có thể là cơn ác mộng kinh hoàng nhất của mọi chủ nhà. Chúng rất nhỏ nhưng có thể phá hoại lớn căn nhà của bạn.

Theo Hiệp Hội Quản Trị Chuột Bọ, chỉ riêng loài mối cũng gây ra hơn $5 tỷ thiệt hại về bất động sản hằng năm. Điều còn tệ hơn là bảo hiểm của chủ nhà không che chở những phá hoại mà con vật háu ăn này gây ra.

Đây có thể là một trong những tình huống kinh hoàng: Người mới làm chủ nhà có thể bị mắc kẹt với việc sửa chữa hư hại rất đắt tiền, đôi khi lên tới hơn $200,000, theo ông Daniel Whitney, một luật sư đại diện cho các chủ nhà ở Maryland; người dọn vào một căn nhà bị nhiễm mối mà trước đó không tìm thấy gỗ bị hư hại do sâu bọ gây ra.

Loài mối, và việc kiểm soát hoặc diệt trừ chúng, là một vấn nạn đang gia tăng ở Hoa Kỳ, vì khí hậu và vật liệu xây dựng chính tại Mỹ phần lớn là gỗ. Tại những vùng khác trên thế giới, nơi người ta sử dụng gạch và đá làm vật liệu xây dựng, các trường hợp lây nhiễm ít hơn.

Vậy cách tốt nhất để tránh mối cho căn nhà của bạn là gì?

Loại trừ hoặc giảm ẩm ướt bên trong và chung quanh nhà

Loài mối sống dưới mặt đất, là giống mối thông thường nhất và gây thiệt hại nhiều nhất, đòi hỏi độ ẩm cao để phát triển. Để giảm độ ẩm bên trong và chung quanh nhà, hãy sửa chữa những vòi nước bị rò rỉ, các ống nước, và máy lạnh ở bên ngoài. Ngoài ra, hãy chuyển đường nước chảy ra khỏi nhà qua các máng xối, cống rãnh, và các tấm chắn nước.

Trữ củi đốt cách xa nhà ít nhất 20 foot

Nếu sử dụng gỗ để sưởi ấm căn nhà, hay bạn chỉ muốn đốt lửa trong những tháng lạnh lẽo, cần bảo đảm dự trữ củi đốt cách xa nhà ít nhất 20 foot (khoảng hơn 6 mét). Ngoài ra, khi đem củi vào trong nhà, hãy chất cao, cách xa vách tường và sàn nhà.

Loại bỏ các gốc cây và cây khô khỏi nhà

Các gốc cây hoặc cây đã chết khô rất hấp dẫn đối với loài mối. Gỗ khô cung cấp mọi thứ cần thiết để duy trì đàn mối. Hãy loại bỏ những cây đã chết khô!

Tỉa cành cây

Những cành cây treo lơ lửng đóng vai trò như những “xa lộ” để vào nhà của bạn. Hãy cắt tỉa cành cây.

Nên cẩn thận với các nền móng bằng gỗ

Không như nền móng bằng bê tông, nền móng bằng gỗ dễ bị hư hại vì mối. Mặc dù loại nền móng này được tẩm hóa chất để chống mối, chúng có thể yếu đi theo thời gian và trở nên dễ bị mối phá hoại. Nếu bạn có nền móng bằng gỗ, nên kiểm tra thường xuyên để tìm các dấu hiệu nhiễm mối: có những đường ống bằng đất ở bên ngoài gỗ ván, hoặc gỗ có vẻ bị rỗng khi bạn gõ lên.

Những dấu hiệu lây nhiễm mối

Cánh mối, những cái cánh mỏng như giấy thường được thấy gần cửa sổ hoặc sàn nhà.

Ống đất: Mối xây dựng những đường hầm nhỏ này để nối từ đất tới nguồn thực phẩm của chúng.

Sơn hoặc giấy dán vách tường bị gợn sóng: Tình hình này có thể tương tự như bị nước làm hư hại nhưng cũng có thể là một dấu hiệu bị mối ăn.

Gỗ có vẻ rỗng: Khi gõ lên gỗ nghe như gỗ bị rỗng là một dấu hiệu cho thấy gỗ bị mối ăn.

Có phân mối: Đây là một dấu hiệu mối ăn gỗ khô. Phân mối là những hạt nhỏ, thường cứng và có cảm tưởng như cát sạn.

Phải làm gì nếu nhà bị nhiễm mối

Nếu nhà bạn có mối, đừng hoảng hốt và nghĩ rằng căn nhà của bạn sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Một căn nhà bị nhiễm mối hầu như luôn luôn có thể cứu chữa được.

Tuy nhiên, những con mối thường tránh được sự dò xét, do đó, vào lúc bạn nhận thấy sự lây nhiễm, tình trạng thiệt hại có thể đã lớn. Tốt nhất là gọi một công ty diệt trừ có giấy phép hành nghề để giúp bạn. (N.N.)

 

 

Mối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mối là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.
Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ Cánh đều (danh pháp khoa họcIsoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián [1][2]. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối[3]. .

Hoạt động

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhàmối đất cánh đen.

Sinh sản

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Tổ chức xã hội

Mối chúa (Mối hậu)

Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.
Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đàithành lũy vậy.

Mối lính

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Sinh trưởng

Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thànhđường cung cấp cho mối.

Mối - côn trùng có hại

Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con ngườic. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa.
Loài mối “gỗ khô” có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối “đống cát”. Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và muối Chúa.


Phương pháp diệt mối tận gốc


http://www.chongmoi.vn/dich-vu-diet-moi/47-phuong-phap-diet-moi-tan-goc-.html
Hóa chất sử dụng: là loại thuốc lan truyền dạng bột, pha sẵn có khả năng diệt cả tộc đoàn mối, không phải đào bới và thuốc không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp xử lý: áp dụng các biện pháp kỹ thuật bơm thuốc trực tiếp lên mối sống để chúng lây lan mang thuốc về tổ và tiêu diệt toàn bộ tổ mối dưới đất (phương pháp này được áp dụng cho những nơi đã có sự xuất hiện của mối với số lượng tương đối lớn đặc biệt là loài mối Comtotemes Jormosanns (Mối Nhà).
Description: http://www.chongmoi.vn/plugins/content/imagesresizecache/7863d56289f8dfc6236208d2e938d210.jpeg
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1: Đặt mồi nhử

Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp.
Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 -3 hộp.
Bước 2: Phun thuốc dạng bột
Sau khi đặt mồi nhử từ 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp nhử có xuất hiện đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp.
Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC 90 bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu. 1-2 ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.
Bước 3: Phun thuốc dạng dung dịch
Sử dụng hóa chất chuyên dùng dạng dung dịch phun trực tiếp vào đường mối đi, nơi bị mối tấn công nhằm tiêu diệt hết mối thợ còn lại và phun trực tiếp lê bề mặt các kết cấu bằng gỗ, chân tường, những nơi mối có thể di chuyển và tấn công nhằm ngăn chặn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình.

THÔNG TIN, KIẾN THỨC LOÀI MỐI
Description: Các kiến thức chung về loài mối Các kiến thức chung về loài mốiMối và kiến đều là côn trùng xã hội, chúng có nhiều...
Description: Mối - sinh vật mau lẹ nhất thế giớiMối - sinh vật mau lẹ nhất thế giớiChớp mắt và bạn sẽ trượt mất cảnh tượng này: mộ...
Description: Mối dùng âm thanh để chọn thực đơnMối dùng âm thanh để chọn thực đơn"Giờ đây tôi vui mừng nhận thấy chúng ta có thể thực...
Description: Mối đẻ hàng nghìn trứng mỗi ngày?Mối đẻ hàng nghìn trứng mỗi ngày?Theo Bách khoa thư cho giới trẻ
Description: Ấu trùng mối mọt Ấu trùng mối mọtTrong khi mối trưởng thành sinh sản thường không chịu t...
Description: Loài mối đã trồng nấm cách đây 7 triệu nămLoài mối đã trồng nấm cách đây 7 triệu nămV.STheo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh

Diệt mối sinh học

http://www.dietmoisinhhoc.vn/Diet-moi-sinh-hoc.html

Có rất nhiều cách Diệt mối khác nhau và Diệt mối Sinh hoc là gì?
Chúng ta rất quen với thuật ngữ nhưng lại chưa hiểu hết.
Để lý giải cho thuật ngữ này ta tìm hiểu một số đặc tính Sinh học của mối.

Description: Diệt mối sinh học
CÁC THÀNH PHẦN CỦA TỔ MỐI

  • Mối chúa (mối vua): là thành phần chịu trách nhiệm sinh sản trong tổ mối. Mối chúa có thể đẻ lên đến 10,000 trứng trong một ngày.
  • Mối lính: Mối lính không có răng, hàm phát triển thành càng. Mối lính dùng càng để bảo vệ tổ mối.
  • Mối thợ: Mối thợ có nhiệm vụ kiếm thức ăn, nuôi sống các thành phần khác trong tổ mối.
  • Mối cánh: Mối cánh trưởng thành có chiều dài cánh dài hơn chiều dài thân mối. Vào mùa mưa mối cánh bay giao hoan phân đàn. Mối cánh bay lượn sau đó ghép đôi giao phối, sau 15 ngày bắt đầu đẻ trứng và hình thành tổ mối mới. Mối cánh bay ra 2.000 đến 3.000 cá thể, nhiều lên đến 10.000 cá thể trong một lần bay giao hoan phân đàn.
  • Mối thay thế: là một thành phần của tổ mối có khả năng sinh sản rất ít. Thành phần này thay thế mối chúa nếu mối chúa chết.

ĐẶC TÍNH SINH HỌC

  • Mối sống thành quần thể tập trung có số lượng cá thể lớn (lên đến hàng triệu cá thể trong một tổ). Tổ mối ở trong đất, hoặc trong các khoảng trống của công trình xây dựng như: ruột panen, hộp kỹ thuật….
  • Tổ mối có đường liên hệ với nguồn nước;
  • Tổ mối có đường liên hệ với đất
  • Mối ăn tất cả các loại có nguồn gốc cenlulo, đặc biệt là gỗ thông, gỗ trám trắng, gỗ vạng trứng, gỗ bồ đề…
  • Mối tiết ra một số loại a xít nên có thể đục được vữa xây mác thấp, gặm thủng dây điện…

KẾT LUẬN

  • Diệt mối Tận gốc là việc chúng ta làm cách nào đó diệt hết các cá thể của tổ mối hoặc chí ít cũng phải diệt được mối chúa và các con mối có khả năng thay thế.
  • Diệt mối Sinh học là việc áp dụng công nghệ Sinh học tác động đến cơ chế hoạt động, sinh trưởng… của tổ mối. Ưu điểm của công nghệ này là:
  • Không gây ô nhiễm môi trường;
  • An toàn cho người và vật nuôi;
  • Không khoan đào tìm tổ mối...

Hệ thống ngăn chặn và bẫy mối EXTERRA

http://www.vfc.com.vn/vfc/vi/dich-vu-con-trung/h-thng-exterra/331-h-thng-ngn-chn-va-by-mi-exterra-la-gi.html

- Hệ thống ngăn chặn và bẫy mối EXTERRA là phương pháp kiểm soát mối bắt đầu từ việc đặt các “trạm bẫy trong lòng đất” tạo thành vành đai bảo vệ bao quanh nhà.  
- Bên trong các trạm bẫy này chỉ chứa những thanh gỗ bạch đàn hoàn toàn không gây độc hại cho con người và môi trường xung quanh
   
Description: 2 Description: 2 Description: 2 Description: 2

- Trước khi đặt các trạm bẫy VFC sẽ đặt chất dẫn dụ mối bên dưới, chất dẫn dụ mối này có nguồn gốc tự nhiên, không độc hại, sẽ phân hủy tạo ra khí CO2 từ từ nhờ các vi sinh vật trong đất. Các nhà khoa học đã chứng minh, mối bị hấp dẫn bởi khí CO2, mối sẽ theo chất dẫn dụ này tiến vào các trạm bẫy.  
- Khi có mối xuất hiện trong trạm bẫy, VFC sẽ đưa vào trạm “bả Requiem”, mối thích ăn bả Requiem hơn cả gỗ trong nhà bạn. Bả Requiem hoàn toàn không độc với con người, vật nuôi và môi trường xung quanh
  
Description: 2 Description: 2 Description: 2 Description: 2
- Mối lớn lên là nhờ việc thay lớp vỏ bên ngoài, bả Requiem có tác dụng ngăn không cho mối hình thành lớp vỏ mới, lớp vỏ sẽ mỏng và giòn mối sẽ dần chết đi. Bên cạnh những con mối ăn bả Requiem sẽ lan truyền cho các con mối khác giúp chúng ta kiểm soát mối trong khu vực một cách nhanh chóng.

 

http://dietmoiquocphong.vn/dich-vu/dich-vu-diet-moi-37/diet-moi-tan-goc-14.html

Diệt Mối Tận Gốc

diet moi tan goc

  Diệt mối tận gốc theo phương pháp hoá sinh

Trình tự diệt mối tận gốc gồm 03 bước:
+ Nhử mối;
+ Phun thuốc;
+ Thu dọn và kiểm tra kết quả.

1. Nhử mối:

 
Đặt hộp nhử mốiở các vị trí yên tĩnh, vào mùa hè, cứ có đường mối ở đâu, cậy ra thấy mối xuất hiện là có thể đặt hộp ở đó. Khi có nhiều nơi mối xuất hiện thì chọn điểm đặt ở góc nhà sát mặt đất là tốt nhất. Đặt ở vị trí nào cũng cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến mỹ quan và sự sinh hoạt bình thường, lưu ý cả đến việc thuận tiện cho việc phun thuốc. Mùa đông tránh đặt ở những nơi gió lạnh, mối chỉ tập chung ở nơi ẩm kín gió.
 
2.Phun thuốc:

Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặ hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũng không sống quá 15 ngày.
Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu. Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu.
Đối với các toà nhà hiện hữu bị nhiễm mối, bằng phương pháp khoan dọc hai bên chân tường, cột và các điểm xung yếu của nền nhà, nơi mối có thể xâm nhập, bơm hoá chất xuống các lỗ khoan bằng bơm áp lực để tạo ra hàng rào hoá chất liên tục dưới chân móng để ngăn chặn sự xâm nhập của mối.
Phương pháp diệt mối mọt tận gốc này có thể đảm bảo phòng chống mối mọt cho toà nhà của bạn được 3 -5 năm.

Diệt mối tận gốc theo phương pháp lây truyền mới:

 Công ty Quốc Phong xin giới thiệu dịch vụ diệt mối tận gốc theo phương pháp mới, diệt ngay và bảo hành dài hạn. Tại sao lại là diệt được ngay mà không phải đợi như diệt mối tận gốc bằng phương pháp hoá sinh?

Vì: Đây là phương pháp diệt mối tận gốc mới tác động trực tiếp vào các vật dụng đang bị mối xâm hại và phòng ngừa lâu dài cho vật dụng đó luôn, đồng thời ngăn ngừa khả năng xâm nhập của mối dưới đất lên hay từ các bức tường của căn nhà kế bên lan sang.

Hiện nay Quốc Phong đã áp dụng một số chế phẩm tiên tiến nhất để diệt mối tận gốc.  Chế phẩm mới này có tác dụng lây nhiễm " Dính một con chết cả đàn"

Chế phẩm mới có tác động khác với sản phẩm trừ mối khác.

Khi sử dụng chế phẩm diệt mối tận gốc mới này không để lại mùi vị, những con mối đi kiếm thức ăn ít cảm nhận được khi chúng xâm nhập vào khu vực đã được xử lý, vô tình chúng đã hấp thu, dính một liều cực thấp hoat chất thuốc.

Chúng không biết la ở liều cực thấp này không những đủ để đe dọa mạng sống riêng của chúng mà còn cả của rất nhiều những con mối trong toàn bộ tổ mối nữa. Khi sử dụng chế phẩm với liều lượng cho phép, những con mối đi kiếm ăn sẽ bị gây nhiễm, hoạt chất tác động qua đường tiếp xúc và đường tiêu hoá. Mối sẽ hấp thu hoạt chất trên cơ thể khi chúng tiếp xúc Chế phẩm. Ở liều lương đó mối chết chậm, trước khi chết chúng có thể truyền hoạt chất qua những con mối khác trong tổ mối. Việc truyền hoạt chất này rất hiệu quả và đưa đến kết quả  tiêu diệt toàn bộ tổ mối.

Thứ đến chế phẩm bảo vệ cấu trúc xây dựng bằng cách diệt những con mối đi lang thang vào vùng đất đã xử lý. Mối sẽ chết trước khi có thể xâm nhập vào cấu trúc.
Qua quá trình nghiên cứu và thí nghiệm trên hàng trăm căn nhà sau nhiều năm liền các vật dụng bằng gỗ vẫn an toàn mặc dù có những trường hợp căn nhà kế bên đang bị mối phá dữ dội. Đây là một phương pháp mới đáp ứng tốt với các vấn đề: Thời gian ngắn, không phải chờ đợi nhử mối do đó ngăn ngừa và bảo vệ không cho mối phá hoại các đồ dùng trong gia đình bạn.

Mặt khác khi sử dụng phương pháp diệt mối tận gốc này khách hàng cũng không phải lo đến vấn đề độc hại, hoạt chất được dùng ở liều rất thấp vì thế sẽ gây tác động tối thiểu đến môi trường. Bơm thuốc trực tiếp ngấm sâu vào cấu trúc xây dựng và cấu kiện gỗ, không phun thuốc gây vương vãi và dính vào các vật dụng sinh hoạt.

- See more at: http://dietmoiquocphong.vn/dich-vu/dich-vu-diet-moi-37/diet-moi-tan-goc-14.html#sthash.GPkagIGA.dpuf

 

Diệt Mối Chúa Tận Gốc

http://dietmoiquocphong.vn/dich-vu/dich-vu-diet-moi-37/diet-moi-chua-tan-goc-20.html

Diệt mối bằng phương pháp mới

Khi đặt vấn đề diệt và phòng mối cho nhà cửa, kho tàng đã xây dựng, có nghĩa là nhà cửa, kho tàng khi xây dựng chưa đựợc phòng mối trước và hiện trạng đang bị mối phá hoại. Trong những trường hợp trên đây, phải diệt được các tổ mối đẫ xâm nhập, sau đó mới áp dụng các biện pháp phòng. 

Diệt mối phải được hiểu là phải diệt cả hệ thống tổ trong đó có mối vua và mối chúa, mới “hết gốc” được. Diệt mối tận gốc là có ý nghĩa như vậy.

 Vấn đề tìm tổ mối trong nhà cửa, kho tàng rất phức tạp. chỉ có loài mối “gỗ khô” ta mới có thể phát hiện tổ của nó một cách đơn giản. Tổ của loại này ở ngay trong gỗ, chúng được đục thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Biểu hiện bên ngoài là chúng đùn những hạt phân ra ngoài như hạt cát người ta còn gọi là mối “đống cát”. Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ. Chú ý là bơm thuốc cho thấm sâu vào các khe để thuốc tiếp xúc với mối.

    Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus) tổ phần lớn năm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v…

    Vấn đề tìm tổ mối đối với các loài trên ở trong nền công trình phải dùng các phương tiện vật lý như: các chất đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v.. với các phương tiện này, chỉ có nhân viên chuyên môn mới thực hiện được. Chi phí tốn kém, cho dù có sẵn kinh phí, việc đào bới cũng rất khó khăn. Kho tàng càng lớn, công trình càng phức tạp, càng khó thực hiện.

    Sau đây chúng tỗi giới thiệu phương pháp “diệt mối tận gốc” do viện khoa học việt nam nghiên cứu còn được gọi là phương pháp hoá sinh đã được áp dụng có kết quả vào hàng ngàn công trình, kho tàng của nhà nước trên phạm vi cả nước.

Ưu điểm của phương pháp này là không phải đào bới, hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm, tốn kém và dễ thực hiện.

Diệt mối theo phương pháp hoá sinh
    Trình tự gồm 03 bước:
    Nhử mối;
    Phun thuốc;
    Thu dọn và kiểm tra kết quả.

1.Nhử mối

    Mỗi cá thể mối rất mềm yếu và rất dễ bị các thiên địch “ bắt sống” như cóc, chim , kiến…nhưng chúng lại có sức phá hoại mạnh ghê gớm, làm sập trần, đổ mái nhà vì số lượng cá thể lớn, lại hoạt động âm thầm kín đáo trong vật bị hại, không gây tiếng động. Nhử mối xuất hiện tập chung. Chúng ta đã biến thế mạnh của mối thành thế yếu để ta chủ động tiêu diệt chúng. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
   

Diệt mối chúa

Diệt mối bằng phương pháp hóa sinh

       Mối có khả năng phát hiện nguồn thức ăn từ xa. Mắt của mối lao động và mối bảo vệ bị thoái hoá, không nhìn được nhưng nó có những tín hiệu hoá học, các feromon, người ta đã xác định đựơc 9 tín hiệu hoá học khác nhau như tín hiệu đòi ăn, báo động, phát hiện mồi v.v…do đó chúng có thể nhanh chóng hướng dẫn tập đoàn mối đến nguồn thức ăn. Mối còn khả năng lựa chọn thức ăn, quan sát những khu vực bị mối thấy mối đã bỏ qua nhiều thanh gỗ không “ngon”, trên cùng một thanh gỗ loài mối nhà thường tập chung ăn lớp gỗ sinh trưởng mùa xuân, trừ lại lớp gỗ mùa thu…

       Các loài gỗ khác nhau thường đục các loại gỗ ở trạng thái khác nhau. Loài mối nhà thích ăn gỗ còn tốt, các loài mối đất thích ăn các loại gỗ đã bị nấm mốc xâm nhập, hơi mục…
    Các kết quả thí nghiệm cho thấy loài mối nhà thích ăn các loài gỗ mềm còn mới như thông màu trắng, trám trắng, bồ đề hoặc các sản phẩm có chứa xenlulô như giấy , vải, bã mía. Các loại gỗ trên nếu nhúng qua chất dẫn dụ côn trùng thì mối ăn càng mạnh. Ngoài ra mối còn thích ăn gỗ có tẩm chất hấp dẫn khác chiết xuất từ một số loài nấm.
    Đặt hộp nhử mối ở các vị trí yên tĩnh, vào mùa hè, cứ có đường mối ở đâu, cậy ra thấy mối xuất hiện là có thể đặt hộp ở đó. Khi có nhiều nơi mối xuất hiện thì chọn điểm đặt ở góc nhà sát mặt đất là tốt nhất. Đặt ở vị trí nào cũng cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến mỹ quan và sự sinh hoạt bình thường, lưu ý cả đến việc thuận tiện cho việc phun thuốc. Mùa đông tránh đặt ở những nơi gió lạnh, mối chỉ tập chung ở nơi ẩm kín gió.
    Khi đã có mối xông ở đống gỗ, đống giấy…với khối lượng tương đương với khối lượng hộp nhử thì không không phải như mối nữa mà tiến hành phun thuốc luôn.
    Khi đặt mồi cần chú ý phát hiện hết các vị trí mối đã xâm nhập tập chung như tủ hồ sơ lưu lâu không mở hoặc các đống phế thải phía ngoài ngôi nhà; vì mối ngoài yêu cầu thức ăn còn yêu cầu về mặt sinh thái ổn định an toàn đối với các thiên địch. Để sót những điểm trên việc nhử sẽ gặp khó khăn.

2.Phun thuốc

    Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặ hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
    Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, khi mở buồng hoặc kho đang tối thì phải tiến hành phun thuốc ngay vì khi cường độ ánh sáng thay đổi môi lính báo động , mối thợ liền rút chạy, cố nhiên do đường rút hẹp nên mối không thể rút được nhiều nhưng đưới đáy hộp nhử có rất nhiều mối do đó phải phun chặn trước.
    Mối sau khi bị dính thuốc là rút chạy về tổ, mối lính có khả năng phát hiện có mùi lạ không cho vào tổ song với số lượng hàng vạn cá thể đồng thời kéo về thì không lực lượng nào ngăn cản được. Chính vì đặc điểm này, trong một công trình phải phun các hộp nhử cũng như các điểm mối ra trong cùng một buổi.
    Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũngkhông sống quá 15 ngày. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu. Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu.

  • Diệt mối cho công trình xây dựng

  • Dịch vụ diệt côn trùng hiệu quả

  • Dịch vụ diệt chuột

3. Thu dọn và kiểm tra kết quả

Tổ mối có sự cân bằng sinh thái riêng, về mùa hè trong tổ mối mát hơn ở ngoài 6-7oC; về mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài xuống trên dưới 100C, nhiệt độ bên trong tổ mối vẫn đạt 18-20oC. Khi có một lượng lớn xác mối thối rữa trong tổ, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nấm hoại sinh phát triển. Chỗ nào mối chết nhiều, sợi nấm như sợi bông phát triển càng dày đặc. Tổ mối nhà bình thườngkhông có cá thể hoặc sợi nấm phát triển. Khai quật những tổ mối sau 7-10 ngày kể từ khi phun thuốc sẽ thấy hiện tượng sợi nấm bao trùm tổ. Điều này cho phép rút ra những nhận xét về mặt kỹ thuật. Diệt mối bằng thuốc lây nhiễm vừa có tác động hoá học vừa có tác động sinh học. Qúa trình xác mối thối rữa, mọc nấm đã góp phần làm cho hệ thống tổ mối bị tiêu diệt hoàn toàn. Phương pháp này có thể áp dụng được trong cả năm.
    Khi phun thuốc cần mang theo khẩu trang và găng tay, sau 2-3 ngày dọn bỏ hộp nhử. Mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, khi tiến hnàh đơn giản, không cần dùng đến các dụng cụ phức tạp, không cần đào bới nền công trình nên ít tốn kếm công sức, kinh phí và mọi người có thể tự làm.

- See more at: http://dietmoiquocphong.vn/dich-vu/dich-vu-diet-moi-37/diet-moi-chua-tan-goc-20.html#sthash.7KCAjvJp.dpuf

 

 

 

 Google tìm thêm tài liệu hoặc vào xem các trang  youtube sau:
http://life.nationalpost.com/2012/10/01/termites-a-biting-issue/
http://www.aetnapest.ca/

http://www.kevinclarke.ca/blog/2011/07/the-horror-story-why-isnt-your-home-infested-with-termites/

http://www.youtube.com/watch?v=zYjugq6Mlrs

http://www.youtube.com/watch?v=QY4hk8eGpUY

http://www.youtube.com/watch?v=BJnJw0GpZtI
http://www.youtube.com/watch?v=IjU3Jr9bzI4
http://www.youtube.com/watch?v=Gvvk8N9q5i8
Detect and treatment       http://www.youtube.com/watch?v=PZAlbufe608
http://www.youtube.com/watch?v=hYs4KvJZ9wY