CITY REALTY Inc., Brokerage
Tel: 416-248-8880  Fax: 416-645-5946
546 Annette St., Toronto   M6S 2C2

Nguyễn Andy
Salesperson

Cell: 416-894-8162
E mail: andy649@gmail.com

  Trang Nhà  |  Tìm Nhà  |  Thị trường  |  Kiểm Tra  |  Mortgage  |  Mua Nhà  |  Bảo hiểm  |  Chủ nhà nên biết  |  Bán Nhà  |  Tài Liệu Khác  |  Máy Tính  |  Liên Kết

Các Tài Liệu Khác

Tự  khai thuế thu nhập năm 2010

Nguyễn Viết Tốn           

Bài này giới thiệu đại cương cách khai thuế, mà không đi sâu vào  các bảng chi tiết do máy sẽ tính. Bài cũng chỉ nêu các trường hợp đơn giản, còn các trường hợp phức tạp khác, (có khai chi phí y tế, có thu nhập ỏ nước khác, có nhà cho thuê, có chứng khoán, có kinh doanh nhỏ, có tiền trả bù thu nhập các năm trước, có chuyển nhượng tài sản, có chuyển nhượng thu nhập từ trẻ dưới 18 tuổi, có đầu tư bất động sản, cho thuê thiết bị, phát triển sản phẩm mới….) cần tham khảo thêm phần hướng dẫn (Help) của chương trình hay Tập Hướng dẫn của Sở Thuế (tải xuống từ mạng)

Mỗi máy vi tính, sau khi nạp một phần mềm (software), chỉ khai được 20 hồ sơ.  MyTax Express , $13.99 +Tax, cho 10 hồ sơ có thu nhập trên $25,000, và 10 hồ sơ thấp hơn.    

1.Để tự khai thuế cho gia đình, cần lưu ý một số điểm sau:
- Người thân gồm có: cha mẹ, ông bà, con cái, anh chị em, cô/dì, chú/ bác, cháu nội/ngoại, cháu trai/gái, và trường hợp khác.
- Người tàn tật là người đưọc Sở Thuế chấp thuận đơn T2201.
- Khai tất cả những người thân ở cùng địa chỉ cùng một lúc, như vợ chồng, con trên 18 tuổi nhưng tàn tật, cha mẹ trên 65 tuổi ở chung với con… để đưa thu nhập, chi phí y tế  của họ vào bảng khai Dependant Information của người bảo trợ.  
- Trong bảng Dependant Information, bạn cần lưu ý cột “claimed by” , nên dành cho người chồng/vợ có thu nhập cao hơn.

2. Vài trường hơp đặc biệt khi khai thuế:

2.1. Tương đương vợ chồng :  
Áp dụng khi cha/mẹ độc thân, các người độc thân, góa, là chủ nhà hay trả tiền thuê   , phải giúp đỡ người thân dưới 18 tuổi hay trên 18 tuổi mà bị tàn tật, ở chung nhà ấy. Số tiền tối đa là $10,382 (dòng 305) và $7,594 dòng 5816. Mỗi unit chỉ có một người được khai phần này thôi. Nếu  hai người cùng khai, thì  địa chỉ phải khác nhau( basement, main floor)
Chi tiết khai trong Dependant Information.

 2.2. Người thân còn ở Việt Nam, nhưng được khai như sống chung ở Canada:
Trường hợp này, có thể là khó đối với người mới tập khai thuế lần đầu. Thường thì khai thu nhập của người thân này là 0 trong Dependant Information/Your Spouse’s Net Income, và  khai tiền gửi trùng lên( không phải do máy tự động tính) các dòng 303 trong Schedule 1 và 5812 trong  ON428.  Do khai trùng lên như vậy, không phải do máy tính, nên không gửi hồ sơ qua NETFILE được, mà phải gửi bằng thư, cần ghi chú rõ người thân còn ở Việt nam và đính kèm biên nhận số tiền đã gửi.
* Người chồng/vợ ở Canada được khai tiền đã gửi về VN nuôi vợ/chồng. Khai  theo biên nhận, không qúa $10,382, nơi dòng 303, và $7,594 nơi dòng 5812.
* người thân ở Canada được khai tiền đã gửi về VN nuôi con/cháu còn ở  Việt Nam  trên 18 tuổi và bị tàn tật. Khai theo biên nhận, không qúa $4,233, nơi dòng 306, và $4,215. nơi dòng 5820. 

2.3 Người thân trên 65 tuổi, ở chung nhà
Khai caregiver trong Dependant Information. Kết qủa tính ghi ở dòng 315 Schedule 1.
Thí dụ cha mẹ già ở chung nhà, thì con trai khai là caregiver của cha, còn con dâu khai là caregiver của mẹ. Trường hợp người dâu thu nhập thấp, không cần khai caregiver, thì con trai khai caregiver của cả cha mẹ.

2.4. Chi phí gửi trẻ và mua RRSP
Cha/mẹ được khai chi phí gửi trẻ, tôi đa $4,000 cho trẻdưới 16 tuổi và  $7,000 cho bé dưới 7 tuổi. Người được khai là người sau khi trừ chi phí giữ trẻ này, và tiền mua RRSP, net income còn laị thấp hơn , và chỉ được trừ tối đa 2/3 thu nhập tiền lương (earn income ) của người đó.
Trong trường hợp thu nhập tiền lương của người vợ  nhỏ hơn 1.5 lần chi phí gửi trẻ, mà bạn lại muốn mua RRSP nữa, thì phải tính toán kỹ số RRSP để sau khi đã trừ RRSP, người chồng còn net income thấp hơn người vợ, thì người chồng sẽ được  được khai chi phí gửi trẻ . Để tìm được số tiền mua RRSP hợp lý, sau khi đã nạp tất cả dữ liệu của các  T forms, các biên nhận, Bạn chỉ cần nạp thử một số tiền RRSP mua cho người chồng, chờ máy tính, xong kiểm lại form T1 của người này, nơi dòng 214, Child care expenses, xem chi phí gửi trẻ  được trừ bao nhiêu. Khi nào thấy chi phí này được trừ tối đa (bằng với số tiền trong biên nhận), thì mua RRSP tương ứng.

2.5. Chi phí y tế:  
- Dòng 330, được khai chi phí y tế của bản thân, vợ/chồng và con dưới 18 tuổi.  Chi phí này chỉ kể phần nhiều hơn 3% net income hay $2,024 ( nếu net income lớn hơn $67,467.)  - Dòng 331, được khai chi phí y tế của người thân khác.
Chi phí này  tính cho một thời kỳ 12 tháng liên tiếp, mà ngày cuối cùng còn trong năm khai thuế.
Chi tiết hơn, xin tham khảo tài liệu đã nêu trên.

2.6. Chia xẻ tiền chuyển nhượng từ người thân sang
- Với những phần giảm thuế chuyển từ người thân sang, nếu Ông A khai, nhưng khi xem lại Schedule 1 Federal Tax, nếu dòng 350 lớn hơn dòng 11, nên dòng 13  Federal Tax là 0, nghĩa là không cần  toàn bộ phần giảm thuế đã chuyển nhượng trên , thì nên chia xẻ bớt sang cho Bà B khai tiếp. Chia xẻ bao nhiêu thì cứ làm thử, khi nào  dòng 13 bằng $1. là vừa đủ.

3. Các bước khai thuế

3.1. Sắp xếp hồ sơ:  từng  người theo thứ tự:
* Bảng thẩm định (assessment) thuế năm trước, để chuyển các số liệu ( hạn mức tiền RRSP, tiền học chưa khai hết), sang năm nay khai tiếp.
* các T forms như T4, T4A,T5, T5007……..
* các biên nhận về cấp dưỡng, giữ trẻ, hiến tặng, lãi khi vay đầu tư, y tế, chính trị, thuế nhà đất hay tiền thuê nhà, RRSP, trả laĩ tiền vay ăn học, học phí ( nếu không có T2202A), nghiệp đoàn phí ( nếu không có trong ô 44 của T4).

3.2. Nạp các dữ liệu : Công việc chính là nạp đủ và chính xác các dữ liệu, trả lời  “Yes/No” các câu hỏi, còn tính là việc của máy vi tính.
3.21. nhắp “New” bắt đầu nạp dữ liệu cá nhân
3.2.2. Nhắp “Dependant”  nạp các dữ liệu người thân, lưu ý:
* tương đương vợ chồng, như mục 2.1 đã nêu, thi trả lời “yes”
* chuyển nhượng tiền tàn tật, nhắp chuột trái hai lần ở dòng này, sẽ vào bảng Disability Amount của người thân này, để trả lời Yes cho dòng Disability.
* chuyển nhượng chi phí y tế : phải tham khảo tài liệu như đã nêu.
* chuyển nhượng chi phí  học:  tối đa $5,000 từ mỗi người thân. Nếu không chuyển, người thân này sẽ dành lại năm nào có thu nhập sẽ được trừ thuế sau.

3.2.3. Nhắp T-slips nạp các thu nhập, theo từng T- slip, và từng ô của mỗi slip. Nhắp “ other box” nếu trong T slip có một ô mà trên màn hình chưa có ô này.
3.24.- Nhắp Receipts nạp các khoản đã chi trả. 
Khi nạp RRSP, nhớ nạp hạn mức RRSP ghi trong tờ thẩm định thuế năm trước, nếu không có hạn mức, thì không được trừ RRSP.

Khi bạn nạp dữ liệu đến đâu, máy sẽ tự động tính toán và ghi kết qủa ngay trong bảng T1.

3.3. Bổ sung:
- bảng T1 General là bảng tổng hợp, bảng Schedule 1 là bảng thuế liên bang, và bảng ON428 là thuế tỉnh bang. Các dòng có 3 số( như 303) trong bảng thuế liên bang, còn 4 số ( như 5812 ) trong bảng thuế tỉnh bang. ( Khi nhắp chuột trái hai lần tại một số dòng màu xanh lá cây bảng T1, Schedule 1  hay bảng ON428, sẽ dẫn đến bảng tính chi tiết. Nếu nhắp chuột trái hai lần ở các dòng trong bảng chi tiết này, sẽ dẫn đến các dữ liệu đã nhập, hay cần phải điền bổ sung ).
- Bạn phải điền thêm các chi tiết còn trống của bảng T1 này.
-Mỗi người độc thân , hay người có thu nhập cao ( vợ/ chồng) cần trả lời Yes trong mục thuế GST của bảng T1.  Nếu không, sẽ không được nhận tiền này.
- Trong bảng T1, Bạn cần bổ sung dòng 104 Các thu nhập tiền lương khác , nhắp chuột trái 2 lần dòng này, vào bảng EMPL, để khai thêm, ngoài các dữ liệu trong các T forms:
* Tiền tip, thu nhập bất thường, thời vụ, tiền bản quyền các sáng tác, tiền bù khi thất nghiệp….
* Nhưng trong tiền bảo hiểm trả bù khi không có thu nhập (tai nạn..), ô 28 của T4A, bạn được trừ bớt phần tiền đã đóng góp sau năm 1967.

3.4. Máy kiểm tra: sau đó, nhắp Review để máy  rà soát, thông báo cho Bạn chỉnh các sai sót .

3.5. Tự kiểm tra:    vào các forms, kiểm tra từng dòng xem có khai trúng như ý định của Bạn, nhắp chuột trái hai lần vào bảng tính chi tiết. Nếu cần, xem lại việc nạp dữ liệu, trả lời yes/no.
3.5.1. Form T1,  lưu ý:
- dòng 208, RRSP deduction, tiền mua RRSP trong năm.
- dòng 214, Child care expenses, tiền gửi trẻ trong năm
3.5.2. Schedule 1, lưu ý:
- dòng 305, tương đương vợ/chồng.
- dòng 306, người thân tàn tật trên 18 tuổi
- dòng 315 , chăm sóc người thân
- dòng 316, người tàn tật
- dòng 318, người thân tàn tật ( dưới 18 tuổi)
- dòng 323, tiền học
- dòng 324, tiền học chuyển từ người thân sang ( tối đa $5,000 từ mỗi người)
- dòng 326, tiền chuyển từ vợ/chồng sang.
- dòng 330 và 331, chi phí y tế

  3.5.3. ON479, lưu ý:
- dòng 6110, tiền thuê nhà
- dòng 6112, thuế nhà đất
- dòng sales tax credit

3.6. In:  sau khi chắc chắn không còn gì cần thêm, bớt hay sửa nữa, bạn lưu dưới dạng PDF. Bạn có thể in tứng bảng hay toàn bộ hồ sơ. Trong PDF, Bạn có thể in hai mặt bằng cách in trang lẻ (odd) trước, sau đó, giữ nguyên xấp giấy vừa in ra ( tùy theo máy in, ngửa mặt đã in lên, quay đầu trang ra phía ngoài), rồi in tiếp các trang chẵn. Nhiều khi trang cuối cùng không in, giấy còn nằm lại trong maý in. Dạng PDF có thể đọc và in ở một máy vi tính khác mà không cần TAXWITZ nữa. 

 3.7. Gửi qua internet : Nhắp Netfile để gửi. Cần có  Access Code 4 số mà Sở Thuế đã gửi đến Bạn. Nếu có net income , dòng 150 của T1 năm 2004, bạn có thể  tìm được Access Code này tại trang mạng của Sở Thuế http://www.netfile.gc.ca/accesscode-e.html.
Nếu bạn gửi hồ sơ thuế qua NETFILE, thường các thông tin về người thân không được chuyển đi, nên đến tháng 9 , Sở Thuế sẽ yêu cầu bổ sung, nhưng các thư này thường không đến tay Bạn. Đến tháng 12, nếu chưa nhận được bổ sung, Sở Thuế sẽ từ chối phần khai về nguời thân, Bạn sẽ bị yêu cầu nộp thêm tiền thuế. Tốt nhất là in bảng Schedule 5 “ Details of Dependant”, gửi bằng thư đến Sở Thuế ngay sau khi khai xong.

3.8. Gửi thư:
Nhiều trường hợp bắt buộc phải gửi thư không gửi internet được, như đổi địa chỉ, khai lần đầu… Bạn in toàn bộ hồ sơ, kèm theo:
- Các T forms, trừ T2202A giữ lại.
- Các biên nhận hiến tặng, gửi tiền cho người thân ở VN, mua RRSP, y tế.
- Nhưng các biên nhận sau thì lưu giữ lại: thuế hay tiền thuê nhà, học phí, giữ trẻ, RPP, lãi
trả nợ ăn học.

Nếu Bạn cần trao đổi gì thêm, xin liên lạc tonguyen@trebnet.com

Nguyễn Viết Tốn

 

Về Đầu trang