CITY REALTY Inc., Brokerage
Tel: 416-248-8880  Fax: 416-645-5946
546 Annette St., Toronto   M6S 2C2

Nguyễn Andy
Salesperson

Cell: 416-894-8162
E mail: andy649@gmail.com

  Trang Nhà  |  Tìm Nhà  |  Thị trường  |  Kiểm Tra  |  Mortgage  |  Mua Nhà  |  Bảo hiểm  |  Chủ nhà nên biết  |  Bán Nhà  |  Tài Liệu Khác  |  Máy Tính  |  Liên Kết

Tài Liệu Khác

Nỗi kinh hoàng khi nhận bill điện thoại

Eric Trần, Viễn Đông July 2, 2011

Cái Cell Phone vốn là một dụng cụ của giới “làm ăn lớn” ngày trước, nay đã trở thành một tiện nghi phổ thông cho mọi người.

Khi cần thiết phải nói chuyện với một người nào đó, dù là ở phòng bên cạnh hay là ở đầu kia của địa cầu, gần như ai cũng có thể lấy ngay cái điện thoại ra áp vào tai rồi talk, talk… nhẹ nhàng và đơn giản không khác gì… lấy đồ trong túi. Là vì, ngoài sự tiện lợi do đặc tính di động, giá cả sử dụng lại rất “mềm”, có lúc xuống tới 5 Mỹ kim hoặc thậm chí 0 Mỹ kim một tháng, nếu bạn may mắn “móc” được đường dây của mình vào hồ sơ (Account) của một người khác.
Bên cạnh đó, giá điện thoại viễn liên mỗi lúc một rẻ. Cước phí gọi về Việt Nam chuyển từ 2 Mỹ kim/phút cách đây vài năm, nay còn chưa tới 3 xu. Bình thường, nói tới 3 xu, chúng ta muốn ám chỉ một thứ vô giá trị. Không đúng! Những cuộc điện thoại về Việt Nam của bạn thì không vô giá trị mà phải nói là… vô giá. Bởi vì, nó đang làm hồi sinh một trái tim tái tê già cỗi, bằng một tình yêu tươi mới vừa tìm được từ đầu bên kia trái đất. Quan trọng như vậy mà nó lại rẻ, nên bạn xài thả giàn, không bao giờ bận tâm về vấn đề phí tổn. Cho đến một ngày kia, người chủ “hồ sơ” chuyển cho bạn một cái bill cả ngàn đô. Thật là kinh hoàng khi nhận ra, cả ngàn đô đó chính yếu là chi phí gọi về Việt Nam từ đường dây của bạn!

* Tại sao lại có chuyện bất ngờ đó?
Phản ứng đầu tiên của bạn thường là “Hãng điện thoại ăn gian, tui gọi bằng thẻ viễn liên 3 xu mà. Phải ‘còm lên’ chớ. Ăn của tui đâu có dễ!”. Thì được ngay, xuyên qua một người thông dịch Việt Nam do hãng điện thoại cung cấp, bạn mạnh dạn tố cáo sự gian dối của họ bằng những lời rất hùng dũng, có lúc trở nên nóng nảy quá mức cần thiết. Rất may, nhân viên của hãng không hiểu được tiếng Việt và người thông dịch cũng không dám nói hết. Bằng một phong độ rất điềm đạm, bất chấp sự nóng nảy của bạn, đại diện công ty giải thích rằng, họ không ăn gian, sự lầm lẫn có thể xảy ra ở đâu đó trong quá trình sử dụng đường dây, v.v..
Những cuộc tranh cãi như thế rồi cũng kết thúc ở chỗ là người chủ hồ sơ vẫn phải trả cái bill to kềnh đó, bằng không hãng điện thoại sẽ cúp đường dây. Vì trách nhiệm với người chủ hồ sơ, bạn phải gồng mình gánh vác gần như trọn vẹn số chi phí ấy .
Cho đến bây giờ, bạn vẫn còn đau khi phải trả gần 2 đô một phút cho hãng Cell Phone trong những cuộc nói chuyện về Việt Nam hồi đó. Bạn không thể hiểu được tại sao phải chịu cùng lúc 2 chi phí – vừa cho thẻ viễn liên vừa cho hãng Cell Phone?

Theo giải thích của các chuyên gia trong kỹ nghệ điện thoại, tình trạng ấy xảy ra là vì một trong nguyên nhân sau:
- Bạn sử dụng nút “Talk” 2 lần trong lúc bấm các số điện thoại: Như mọi người đều biết, khi dùng thẻ trước tiên chúng ta phải bấm số điện thoại của công ty viễn liên để được kết nối, sau đó mới bấm số điện thoại của người thân ở Việt Nam…. Và lại còn nút Talk trên bàn phím điện thoại cũng đòi được bấm nữa thì cái Cell Phone mới chịu làm việc. Chuyện này không khó, nhưng một điều rất dễ quên là bạn có thể đã bấm Talk một lần khi mới nhắc điện thoại lên, và vô tình nhấn thêm một lần nữa sau khi đã bấm số Việt Nam.
- Với lần nhấn Talk thứ nhất, bạn được kết nối với hãng viễn liên, và lần nhấn Talk thứ hai, ban được kết nối với với Việt Nam qua đường dây của… hãng Cell Phone. Cuộc nói chuyện của bạn phải trả tới 2 lần tiền là vì thế.
- Cũng có thể “tai nạn” vẫn xảy ra mặc dầu bạn đã nhớ chỉ bấm Talk có một lần. Đó là theo bạn nhớ, nhưng thực tế lại không như vậy. Là vì, gọi về Việt Nam, ít khi chúng ta kết nối thành công ngay trong lần đầu tiên, nên phải làm đi làm lại nhiều lần. Nếu lần đầu bạn không sai phạm vì nút Talk, thì có thể trong những lần gọi kế tiếp ngay khi đó, bạn đã quên mà nhấn Talk tới 2 lần.

* Biện pháp đề phòng
Vì thế, để tránh những bất ngờ không vui khi nhận được bill điện thoại, các chuyên gia giám sát thương trường có lời khuyên sau đây:
- Khi thực hiện một cuộc gọi quốc tế (gọi Việt Nam hoặc bất cứ một quốc gia nào khác bên ngoài nước Mỹ), bạn chỉ nên bấm nút Talk một lần, và chỉ một lần mà thôi.
- Tốt nhất, ngay sau khi mở một Cell Phone Account, bạn nên phong tỏa (block), tức là ngăn chặn khả năng gọi quốc tế trên các đường dây điện thoại của mình. Điều đó có nghĩa là, bạn không thể gọi Việt Nam qua đường dây của hãng Cell Phone được; còn việc gọi vòng qua công ty thẻ để từ đó kết nối với quốc tế thì vẫn OK. Làm như vậy, chúng ta không còn e ngại sự lầm lẫn liên quan đến nút “Talk”, có lỡ tay bấm Talk đến chục lần trong một cuộc điện đàm cũng không ảnh hưởng gì tới… túi tiền!
Đó không phải chính là điều bạn mong muốn hay sao?

Về đầu trang